Hoạt động hội

Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thụy Phương 07/03/2025 07:03

Hôi Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức Đại hội các Hội chuyên ngành, hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025-2030.

Đại hội Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2025 - 2030) được tổ chức nhằm đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, hướng dẫn, chuẩn bị và triển khai Đại hội các Hội chuyên ngành cũng như Đại hội đại biểu toàn Hội. Sự kiện này diễn ra theo đúng tinh thần của Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 14/6/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Hướng dẫn số 07-HD/TU ngày 19/12/2024 của Thành ủy Hà Nội, thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ, trở thành một đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa và nghề nghiệp quan trọng đối với đội ngũ cán bộ, hội viên và văn nghệ sĩ Thủ đô. Đại hội cũng là dịp để khẳng định vai trò quan trọng của văn học nghệ thuật trong việc xây dựng nền tảng đạo đức, văn hóa và tinh thần của xã hội, đồng thời tạo động lực thúc đẩy đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô đóng góp tài năng, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô cũng như đất nước Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong trao bức trướng của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội tặng Hội LHVHNT Hà Nội
Lãnh đạo Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội vinh dự nhận bức trướng của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội tặng tại Đại hội nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Theo kế hoạch, công tác tổ chức Đại hội được triển khai theo đúng các quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Hội, đảm bảo tính trang trọng, thiết thực, hiệu quả và đúng tiến độ. Đại hội không chỉ là dịp để kiện toàn tổ chức, bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới mà còn là cơ hội để khích lệ tinh thần sáng tác, quảng bá các tác phẩm nghệ thuật về Thủ đô, đất nước, con người Việt Nam, phản ánh chân thực những thành tựu đổi mới và sự phát triển của xã hội. Quá trình chuẩn bị và tổ chức Đại hội cũng gắn kết chặt chẽ với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước trong kỷ nguyên mới.

Về phương thức tổ chức, Đại hội các Hội chuyên ngành và Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội sẽ được thực hiện theo hai hình thức: Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu. Việc lựa chọn phương thức phù hợp tùy thuộc vào số lượng hội viên, tổ chức trực thuộc (chi hội, câu lạc bộ) và điều kiện thực tế của từng Hội chuyên ngành, đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với quy định.

Nội dung Đại hội bao gồm nhiều phần quan trọng. Trước tiên, Đại hội sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết như báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu, thông qua chương trình, quy chế đại hội và quy chế bầu cử. Tiếp đó, Đại hội sẽ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ trước, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đồng thời, các văn kiện quan trọng như báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành, báo cáo tài chính của Hội, đề án nhân sự, phương án sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có) cũng sẽ được thảo luận và thông qua. Đại hội sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới, đại biểu đi dự Đại hội Hội Liên hiệp và cuối cùng, thông qua nghị quyết Đại hội.

Sau Đại hội, Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới sẽ họp phiên thứ nhất để bầu Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ban Kiểm tra và Trưởng ban Kiểm tra. Đây là bước quan trọng để hoàn thiện bộ máy lãnh đạo Hội, đảm bảo tổ chức hoạt động hiệu quả trong nhiệm kỳ mới.

Công tác chuẩn bị văn kiện và tổ chức thảo luận cũng được chú trọng. Các Hội chuyên ngành và Hội Liên hiệp sẽ xây dựng báo cáo tổng kết, báo cáo kiểm điểm, dự thảo Điều lệ sửa đổi (nếu có) và đề án nhân sự. Trong quá trình này, các tổ chức sẽ lấy ý kiến đóng góp từ hội viên, đặc biệt là các hội viên lão thành, có uy tín và từ các cơ quan, tổ chức liên quan. Việc thảo luận và đóng góp ý kiến cần đảm bảo tính dân chủ, khoa học, phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo.

Về công tác nhân sự và bầu cử, Đại hội sẽ thực hiện theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Hội. Việc giới thiệu nhân sự Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra phải đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, uy tín, có khả năng đoàn kết, tập hợp văn nghệ sĩ. Độ tuổi Ban Chấp hành sẽ được cơ cấu theo hướng trẻ hóa, gồm 3 nhóm tuổi (dưới 45 tuổi, 45 - 65 tuổi, trên 65 tuổi). Đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội, nếu là người đã nghỉ hưu thì tuổi giới thiệu lần đầu hoặc tái cử không quá 65 tuổi, trường hợp đặc biệt có thể đến 70 tuổi. Một cá nhân không giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, trừ trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cơ cấu đại biểu dự Đại hội Hội Liên hiệp được xác định với số lượng không quá 500 người, đảm bảo tỷ lệ phù hợp với số hội viên của từng Hội chuyên ngành. Đại biểu được lựa chọn phải là những văn nghệ sĩ tiêu biểu, có đóng góp quan trọng, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực trong hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Về thời gian và địa điểm tổ chức, Đại hội của mỗi Hội chuyên ngành sẽ diễn ra trong khoảng 2 ngày, bắt đầu từ tháng 4 và hoàn thành trước tháng 6 năm 2025. Hội Liên hiệp sẽ tổng hợp kế hoạch từ các Hội chuyên ngành, quyết định thời gian tổ chức chính thức, đồng thời lựa chọn một số hội tổ chức đại hội điểm để rút kinh nghiệm. Địa điểm tổ chức sẽ được các Hội chuyên ngành đề xuất, đảm bảo tính trang trọng, đúng quy định.

Về hồ sơ báo cáo tổ chức Đại hội, các hội chuyên ngành và Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội có trách nhiệm hoàn thiện và gửi trước ngày 1/4/2025, trong đó các Hội được chọn tổ chức đại hội điểm phải nộp trước ngày 20/3/2025. Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội hoàn thành hồ sơ và gửi trước ngày 1/6/2025 để đảm bảo tiến độ chung của công tác tổ chức Đại hội.

Để đảm bảo Đại hội các Hội chuyên ngành và Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2025 - 2030 diễn ra hiệu quả, đúng tiến độ theo kế hoạch đã được UBND Thành phố phê duyệt, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và các Hội chuyên ngành cần thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm.

Cùng với việc Hội Liên hiệp ban hành kế hoạch tổ chức Đại hội, phân công nhiệm vụ cụ thể, hướng dẫn các nội dung quan trọng như đề án nhân sự, quy trình bầu cử, báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm kỳ mới. Đồng thời, thành lập Ban Tổ chức, các Tiểu ban chuyên trách để triển khai công tác chuẩn bị, xây dựng kế hoạch tuyên truyền nhằm phổ biến thông tin đến toàn thể hội viên. Bên cạnh đó, Hội Liên hiệp có trách nhiệm lập dự toán kinh phí, phát động phong trào thi đua, theo dõi diễn biến tư tưởng trong giới văn nghệ sĩ để kịp thời định hướng và báo cáo các vấn đề phát sinh.

Về phía các Hội chuyên ngành và cơ quan cấp 2 trực thuộc, cần chủ động tuyên truyền kế hoạch Đại hội, xây dựng đề án nhân sự, hoàn thiện hồ sơ báo cáo và tổ chức các Tiểu ban hỗ trợ công tác chuẩn bị. Việc lập dự toán kinh phí phải tuân theo văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, đồng thời các đơn vị phải theo dõi sát sao tình hình tư tưởng hội viên, báo cáo kịp thời những vấn đề nhạy cảm để có phương án xử lý phù hợp. Hội Liên hiệp yêu cầu tất cả các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo kế hoạch đã đề ra.

Việc tổ chức Đại hội lần này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đánh giá lại quá trình hoạt động của nhiệm kỳ qua mà còn định hướng chiến lược cho giai đoạn mới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn học nghệ thuật Thủ đô, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập và phát triển đất nước./.

Bài liên quan
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội: Một năm hoạt động sôi nổi, hiệu quả
    Sáng ngày 26/12, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội, các đồng chí Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp và chủ tịch 9 hội chuyên ngành trực thuộc hội.
(0) Bình luận
  • Hội Âm nhạc Hà Nội giới thiệu những sáng tác mới chủ đề "Bài ca thống nhất"
    Sáng ngày 15/4/2025, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi giới thiệu các sáng tác mới với chủ đề “Bài ca thống nhất” tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, số 19 Hàng Buồm. Hòa cùng sự kiện lớn của đất nước, những ca khúc được giới thiệu mang đến không khí hào hùng, vang vọng.
  • Văn nghệ sĩ Hà Nội - Đồng Nai giao lưu trao đổi kinh nghiệm sáng tác
    Sáng ngày 26/3, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội và Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai đã tổ chức chương trình giao lưu trao đổi kinh nghiệm sáng tác văn học nghệ thuật “Văn nghệ sĩ đồng hành cùng đất nước”.
  • Tọa đàm về các nhà văn nữ
    Sáng ngày 7/3, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội (19 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra buổi “Tọa đàm về các nhà văn nữ”.
  • Công an TP. Hà Nội gặp gỡ các văn nghệ sĩ Thủ đô nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Chiều 17/1, tại trụ sở Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Ban Giám đốc Công an TP Hà Nội đã tổ chức buổi gặp mặt, chúc Tết các văn nghệ sĩ Thủ đô nhân dịp đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đại tá Nguyễn Thành Long - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng NSND Trần Quốc Chiêm - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội chủ trì buổi gặp mặt.
  • Hội Âm nhạc Hà Nội giới thiệu sáng tác mới: Tươi mới và tràn ngập sắc xuân
    Sáng ngày 15/1/2025, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi giới thiệu các sáng tác mới với chủ đề “Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước” tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, số 19 Hàng Buồm. Chương trình có sự tham gia của các hội viên, các nghệ sĩ và người yêu âm nhạc, mang đến không khí rộn ràng, tươi trẻ đặc trưng của mùa xuân và tình yêu đất nước.
  • Hội Mỹ thuật Hà Nội tổng kết hoạt động Hội năm 2024
    Sáng ngày 30/12, Hội Mỹ thuật Hà Nội đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024 và đưa ra phương hướng hoạt động năm 2025. Hội nghị diễn ra trong không khí ấm cúng, có sự tham gia của các đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành và đông đảo hội viên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Gia đình, bạn bè và đất nước" - Hồi ký sinh động về cuộc đời bà Nguyễn Thị Bình
    Nhằm tái hiện chân thực cuộc đời của bà Nguyễn Thị Bình - một nhân chứng lịch sử đã trực tiếp tham gia và chứng kiến những biến cố, thăng trầm của dân tộc trong thế kỷ XX - từ thời thơ ấu, quá trình tham gia hoạt động cách mạng đến những dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, và cả những năm tháng sau khi nghỉ hưu, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã xuất bản lần thứ hai cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước”.
  • Nhiều chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
    Chuỗi chương trình nghệ thuật mừng 50 năm ngày đất nước thống nhất không chỉ là hoạt động kỷ niệm, mà còn là dịp để văn hóa nghệ thuật khơi dậy niềm tự hào dân tộc, hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Đây là sự tri ân sâu sắc đối với quá khứ, là niềm tin vào hiện tại, và là khát vọng vươn tới tương lai của một dân tộc bất khuất, kiêu hùng.
  • Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025: "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào"
    Với chủ đề "Mỗi trang sách – Một niềm tự hào", Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025 tại Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2025 với nhiều hoạt động hấp dẫn.
  • Quận Hà Đông: Tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
    Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
  • [Podcast] Bún đậu mắm tôm – Món ăn dân dã của người Hà Nội
    Hà Nội có rất nhiều món ăn ngon được thực khách ưa thích gắn với “bún” như: bún chả, bún cá, bún ốc nguội… Trong số đó các món ăn đó không thể thiếu bún đậu mắm tôm Hà Nội - món ngon làm "xiêu lòng" các tín đồ ẩm thực. Không chỉ là một món ăn, bún đậu còn mang đậm nét văn hóa, gắn liền với lối sống và phong cách ẩm thực rất đỗi bình dị của người Việt nói chung, Hà Nội nói riêng.
Đừng bỏ lỡ
  • Huyện Đông Anh: Phát huy truyền thống quê hương trong kháng chiến chống Mỹ
    Ngày 15/4, huyện Đông Anh đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2025) và gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, cựu công an nhân dân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ.
  • Triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”: Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
    Thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao TP. Hồ Chí Minh cho biết, chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 15/4 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm “Từ Chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975”.
  • Bảo tồn, phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia dệt Dèng A Lưới
    Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề dệt Dèng của đồng bào các dân tộc huyện A Lưới (TP Huế) đang được bảo tồn và phát huy giá trị với các sản phẩm văn hóa kết hợp hiện đại phục vụ du lịch, trải nghiệm, trình diễn thời trang.
  • Tạo sức bật phát triển du lịch làng nghề Thủ đô
    Hà Nội đã xây dựng và tiến tới ban hành Nghị quyết phát triển khu thương mại và văn hóa. Dự thảo Nghị quyết này đang được Thành phố Hà Nội lấy ý kiến nhân dân, tạo hành lang pháp lý quan trọng, huy động nguồn lực xã hội cho phát triển thương mại - văn hóa - du lịch, nhất là du lịch làng nghề Thủ đô có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh.
  • Đình, chùa Tây Vị được công nhận là di tích lịch sử, nghệ thuật cấp thành phố
    Chùa Tây Vị không chỉ là nơi thờ Phật, mà còn là trung tâm sinh hoạt tôn giáo, một biểu tượng cố kết cộng đồng từ xưa đến nay. Sự tồn tại của ngôi chùa là minh chứng cho thấy sự hưng thịnh và tầm ảnh hưởng của Phật giáo đối với người dân nơi đây.
  • Nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm: Kể chuyện di sản bằng đường thêu nét nhuộm
    Giữa nhịp sống hiện đại, khi nhiều nghề thủ công truyền thống dần bị lãng quên, nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm lại chọn gắn bó với nghệ thuật thêu - một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên trì và cả chiều sâu văn hóa. Không chỉ nghiên cứu, thực hành nghệ thuật, chị còn là người kết nối textile art (nghệ thuật tạo hình từ sợi vải) với di sản văn hóa Việt Nam, khám phá và tái hiện những giá trị thêu cổ bằng góc nhìn đương đại. Từ xưởng thêu ven sông Hội An đến các triển lãm, workshop, hành trình của Ngọc Trâm là sự kết hợp giữa nghiên cứu, sáng tạo và gìn giữ ký ức dân tộc, nơi mỗi mũi chỉ, đường kim đều kể một câu chuyện về truyền thống và bản sắc.
  • Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 thu hút trên 3 vạn lượt khách
    Với nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc tôn vinh những giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025 chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” đã thu hút trên 3 vạn lượt khách tham quan.
  • Triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh"
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), từ ngày 12/4/2025 đến hết ngày 4/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh”.
  • Ra mắt hai tập thơ và truyện ký về kháng chiến của nhà thơ Nguyễn Văn Á
    Ngày 12/4, tại Hà Nội, nhà thơ Nguyễn Văn Á ra mắt tập thơ “Giọt sương bên cửa sổ” (Nhà Xuất bản Hội Nhà văn) và tập truyện ký “Phía Nam sông Bến Hải” (Nhà Xuất bản Văn học) nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam khai mạc trại sáng tác tại Hà Nam
    Trại sáng tác diễn ra từ ngày 11 - 17/4, với sự tham gia của 26 tác giả trong lĩnh vực văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, âm nhạc của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và tác giả thuộc hội chuyên ngành Trung ương.
Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội triển khai kế hoạch tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO