Hội làng năm Tý

Văn Hậu| 26/01/2020 08:16

Hội làng năm Tý
Lễ rước kiệu ở hội làng Hạ Lôi, xã Mê Linh.
Xuân Canh Tý năm 40 đầu Công nguyên, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược Đông Hán. Trưng Trắc làm vua 3 năm (40 - 43).

Trưng nghĩa tiếng Việt cổ là Tô Rương, chỉ người thủ lĩnh.

Hội làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh mở vào mồng 6 tháng Giêng âm lịch.

Có về thăm hội Hạ Lôi
Tháng Giêng mồng sáu cho tôi đi cùng 
(Ca dao)

Sáng mồng 6 tháng Giêng, sau khi tế 3 tuần rượu, trống chiêng nổi 3 hồi 9 tiếng, sửa soạn cuộc “Rước kiệu hội đồng”. Dẫn đầu đám rước là hàng dài cờ hội. Ba kiệu xuất phát từ sân đình theo thứ tự: kiệu ông Thi Sách, kiệu bà Trưng Trắc, kiệu bà Trưng Nhị tiến từ đền về đình.

Kiệu ông Thi Sách do 32 chàng trai khiêng, kèm theo với 32 người dự bị. Họ đều mặc đồng phục nghi lễ: áo dài đen, quần trắng, thắt lưng màu ra ngoài, buộc múi bên sườn trái, đầu chít khăn lượt. Kiệu Hai Bà do các cô gái khiêng, cũng với một số lượng như vậy, với đồng phục là áo dài tứ thân nâu, xống (váy) đen, hai vạt thắt lưng màu buộc ra sau, đầu chít khăn màu.

Đám rước từ từ chuyển động rực rỡ màu sắc, trong tiếng trống chiêng, dàn nhạc vang động, cùng đồ bát bửu, lỗ bộ uy nghi. Qua cửa Tam quan tới đường cái làng gọi là đường Trống Quân thì kiệu ông Thi Sách dừng lại để kiệu Hai Bà lên trước. Tục này gọi là “giao kiệu”, một hành động lễ nghĩa theo phong tục “nội gia huynh đệ, ngoại quốc quân thần” (trong nhà là anh em, ngoài xã hội việc nước là vua tôi).

Từ sân ra cửa Tam quan được coi là “trong nhà”, kiệu Thi Sách đi trước còn ra đường là việc quốc gia, Hai Bà Trưng là vua, ông Thi Sách là dân nên kiệu chồng đi sau kiệu vợ - vua Bà Trưng Trắc. Hội Hai Bà Trưng còn diễn ra ở nhiều nơi như: hội đền Hát Môn (huyện Phúc Thọ), hội đền Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng), hội đền Phú Mỹ, Kiều Mai (quận Nam Từ Liêm)…

Xuân Giáp Tý ngày 12 tháng Giêng năm 544, Lý Bí khởi nghĩa đánh bại quân nhà Lương, xây điện Vạn Thọ (phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai) đặt tên nước ta là Vạn Xuân, lên ngôi hiệu Lý Nam Đế. Có 3 cách gọi (Bôn, Bí, Phần) Bôn là dũng sĩ, Bí là rực rỡ còn Phần là to lớn. Lý Bí cho xây “Tô Lịch Giang Thành”  bên sông Tô sau này là Kinh đô Thăng Long - Hà Nội rồi chùa Trấn Quốc bên Hồ Tây…

Truyền thuyết kể rằng, Lý Bí (Lý Nam Đế) sinh năm 542 mồ côi cha mẹ từ nhỏ, vốn ở Châu Giã, nay thuộc xã Tiền Phong, huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) nhưng về Hoài Đức sống với ông chú ruột. Một hôm có vị pháp sư đi qua, ngắm đứa trẻ và biết sau này sẽ làm nên nghiệp lớn. Ông liền nói với người chú, xin cho cậu bé đến ở chùa. Cậu được đưa vào sống ở chùa Linh Bảo (Thị trấn Trạm Trôi) trên quê hương Hoài Đức. Từ đây, người con yêu nước và có chí đã lớn lên, dựng cờ khởi nghĩa, lấy căn cứ suốt từ Phủ Hoài lan ra vùng Sơn Tây, Tống Bình (Hà Nội). Lực lượng phát triển nhanh chóng đủ sức giành lại giang sơn. Ông lên ngôi Hoàng đế, lấy tên nước là Vạn Xuân, khẳng định chủ quyền dân. Dù Lí Bí có là người anh hùng của dân tộc Việt Nam thì với mảnh đất Hoài Đức vẫn để lại một dấu ấn riêng, dân chúng ở nhiều làng mở hội như Đại Tự, Đức Giang, Di Trạch. 

Đặc sắc có hội đình Giang Xá ở thị trấn Trạm Trôi. Sau khi tế khai hội hướng về Lý Nam Đế các hoạt động diễn ra ở quanh khu vực sân đình và ở cạnh giếng làng vào dịp trước sau ngày 12 tháng Giêng.

Hội vật: Các đô vật ở trong thôn và các đô vật ở thôn khác đều có thể đến thi tài. Hội vật thường diễn ra 3 ngày chọn ra những đô vật giải Nhất, giải Nhì, giải Ba.

Tổ tôm điếm: Chơi ở sân bên đình gồm có 5 người chơi bài tổ tôm và 1 trung quân ở giữa, có hát cô đầu để vận hát vào quân bài làm vui cho ngày hội. Chơi hết ván bài có thưởng của làng: giải Nhất (chi nẩy), giải Nhì (thập hồng), giải Ba (kính cụ). Người dân bảo rằng: Nếu năm nào “Ù chi nẩy” thì làng làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa.
Ngoài hội vật còn có các trò chơi dân gian khác như chọi gà, cờ người, cò bỏi, bắt vịt. Phần hội đặc biệt hấp dẫn hơn với phần thi làm bánh bác (bánh chưng dài), bánh dày. Bánh  gia đình nào ngon nhất, dẻo nhất sẽ được chọn để tế giã tại đình.

Phần hội diễn ra từ 3 đến 5 ngày, thu hút đông đảo người dân các vùng tới như Canh, Diễn, Trôi, Nhổn. Từ già trẻ gái trai lớn bé đều tham gia vào hội làng. Ngày cuối cùng tế giã rước kiệu thánh và rước vàng mã từ đình về đền, làm lễ hóa vàng mã tại đền lễ tạ và kết thúc hội. Dân gian còn truyền lại những điều kiêng kỵ ở đây: Không nuôi trâu trắng vì thánh đã nuôi trâu trắng, kiêng không gọi tiếng bí các loại bí đỏ, bí đao mà gọi là bầu đỏ, bầu xanh. Và ngày giỗ cúng một mâm cơm chay có bát canh “bầu” xanh nấu gừng.

Về hội đình Giang Xá còn được thưởng thức loại bánh chưng “Tày” đặc sắc (bánh không vuông mà dài cuộn tròn), hạt nếp được nhuộm gấc hồng, đi vào câu ca:

Cho dù chồng rẫy vợ chê
Bánh chưng Giang Xá lại về với nhau…
Ăn trước thì bảo người sau
Già ăn trẻ lại, gái mau có chồng.
(0) Bình luận
  • CEO Lôi Quân trải lòng về hành trình dựng Xiaomi trong “Quyết tiến không lùi”
    Từ một công ty khởi nghiệp non trẻ, Xiaomi đã vươn lên trở thành doanh nghiệp trong Top 500 toàn cầu chỉ sau một thập kỷ. Đây là kỳ tích ghi dấu ấn đậm nét trong lịch sử kinh doanh hiện đại của Trung Quốc. Trong cuốn sách "Quyết tiến không lùi", nhà sáng lập kiêm CEO Lôi Quân chia sẻ một cách chân thành về hành trình phát triển của Xiaomi như một lời tri ân gửi đến những người đã tin tưởng, đồng hành hoặc từng hoài nghi thương hiệu này suốt 10 năm qua.
  • "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới"
    Sau thành công ấn tượng từ cuốn sách "Chip War - Cuộc chiến vi mạch" của tác giả Chris Miller, Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả cuốn sách: "Bá chủ AI: Trí tuệ nhân tạo, ChatGPT và cuộc chạy đua thay đổi thế giới" của Parmy Olson - một trong những nhà báo công nghệ hàng đầu thế giới, người đã có những đóng góp nổi bật trong việc phân tích và khám phá các xu hướng công nghệ toàn cầu.
  • “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - Hành trình viễn tưởng và thông điệp nhân sinh
    “Người trở về từ thiên hà Ánh Sáng” - tiểu thuyết khoa học viễn tưởng độc đáo của PGS.TS, nhà văn Nguyễn Đình Gấm ra mắt độc giả từ tháng 9 năm 2024. Tác phẩm không chỉ mở ra một thế giới vũ trụ bao la mà còn chứa đựng những triết lý nhân sinh sâu sắc, phản ánh khát vọng khám phá và tương lai của nhân loại.
  • Hiểu rõ giá trị của thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam
    NXB Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt cuốn sách “Thời đại Hùng Vương (Lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”. Không chỉ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc, hai cuốn sách còn góp phần bồi đắp tinh thần tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cha ông ta.
  • Ra mắt sách cuốn sách song ngữ về lan hài Việt Nam
    Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hội làng năm Tý
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO