Học viện Múa Việt Nam khai giảng năm học 2022-2023

Hải Truyền| 26/10/2022 11:16

Học viện Múa Việt Nam vừa long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học 2022-2023 và Kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống Học viện Múa Việt Nam (25/10/1959-25/10/2022).

Ngày 25/10/1959 là mốc son đáng nhớ đánh dấu sự ra đời của Trường Múa Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và nhiều giai đoạn phát triển, năm 2001 Trường được nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng Múa Việt Nam. Ngày 03/01/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 01/QĐ-TTg thành lập Học viện Múa Việt Nam trên cơ sở Trường Cao đẳng Múa Việt Nam.

z3828259020057_ee926398a1d5cffc93e5e089c7a396c0.jpg

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông phát biểu tại buổi lễ

Theo thống kê, đến nay, hơn 3.000 học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp từ ngôi trường này. Nhiều tài năng nghệ thuật, thế hệ nghệ sĩ múa đã trưởng thành, hiện đang công tác trong lĩnh vực biểu diễn, sáng tác, nghiên cứu, lý luận, phê bình múa. Nhiều người đã và đang đảm nhận những chức vụ quan trọng trong bộ máy quản lý Nhà nước của ngành văn hoá nghệ thuật, trở thành Đại biểu Quốc hội, Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn; nhiều người đã được phong học hàm GS, PGS, đạt học vị tiến sĩ và danh hiệu cao quý khác như Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sĩ ưu tú…

Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, Học viện Múa Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; nhiều cán bộ, giảng viên đã đạt các giải thưởng về văn học nghệ thuật, giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước.

z3829629352815_39dde6b739dd56b2508741a50eff7327.jpg

Học viện Múa Việt Nam và mốc son 63 năm trưởng thành

Năm học 2022-2023 đánh dấu sự kiện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Học viện. Cùng với truyền thống đào tạo trình độ trung cấp ngành Diễn viên múa với các hệ đào tạo từ 2 năm đến 6 năm (các chương trình đào tạo chuyên sâu: Diễn viên kịch múa, Diễn viên múa dân gian dân tộc Việt Nam, Diễn viên múa truyền thống Việt Nam và Diễn viên múa đương đại), năm 2022, Học viện Múa Việt Nam lần đầu tiên tuyển sinh và đào tạo trình độ đại học chính quy ngành Huấn luyện múa (các chuyên ngành Huấn luyện múa cổ điển châu Âu, Huấn luyện múa dân gian dân tộc Việt Nam, Huấn luyện múa truyền thống Việt Nam và Huấn luyện múa đương đại) và ngành Biên đạo múa (các chuyên ngành Biên đạo kịch múa và Biên đạo múa sự kiện).

Đây cũng là hai ngành mà Khoa Múa-Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội đã có bề dày lịch sử đào tạo hơn 40 năm. Vấn đề chất lượng đào tạo của hai đơn vị: Học viện Múa Việt Nam và Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội là vấn đề được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đặc biệt quan tâm. Đào tạo Biên đạo, Huấn luyện múa ở trình độ đại học là cơ hội và thách thức lớn đối với ban lãnh đạo và cán bộ, giảng viên toàn Học viện.

Khóa đào tạo trình độ đại học đầu tiên được Ban Giám đốc, Khoa Biên đạo và Huấn luyện múa và các cán bộ, giảng viên của Học viện đặc biệt quan tâm, chú trọng đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Lễ Khai giảng năm học 2022-2023, Học viện Múa Việt Nam vui mừng chào đón 34 tân sinh viên đại học khoá 1. Phần lớn trong số những sinh viên này đều là cựu học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp trung cấp và cao đẳng tại Học viện.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Học viện Múa Việt Nam khai giảng năm học 2022-2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO