Hoàng thành Thăng Long bừng sáng, lung linh trong Đêm hội Áo dài
Đình Thế - Hoa Quỳnh•06/10/2024 06:36
Hàng trăm bộ áo dài đậm bản sắc Việt từ truyền thống đến hiện đại đã toả sáng, lan toả tại Trung tâm Di sản văn hoá thế giới Hoàng thành Thăng Long, tối 5/10 trong chương trình Đêm hội Áo dài.
Chương trình nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 – hoạt động trong thời gian cao điểm của UBND Thành phố Hà Nội chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
VIDEO Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024: Lung linh áo dài Việt trong dòng Di sản Hoàng thành Thăng Long.Tại chương trình Đêm hội Áo dài, người dân và du khách quốc tế đã được xem phần trình diễn hàng trăm tà áo dài Việt với sự tham gia của 65 nhà thiết kế đến từ 3 miền Bắc - Trung – Nam.Phát biểu tại chương trình, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh cho biết, mỗi bộ áo dài mang trong chương trình mang một phong cách riêng, lấy cảm hứng từ những giá trị trường tồn của Việt Nam và thế giới, thông qua tà áo dài để tình yêu di sản và sự kết nối văn hóa qua thời gian được lan toả.Các phần trình diễn áo dài của các người mẫu qua thiết kế của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam, Phương Nhung, Ngọc Hân, Kim Yến, Nguyễn Thị Thu Hiền, Thu Hoài, Ngọc Huyền, Tâm Nguyễn, Thu Cúc, Võ Thiên Mệnh, Lý Diệu Thuý, Thu Thảo, Mai Bạch Yến, Lê Thanh Thuỷ…...đã khơi gợi và lan tỏa tình yêu với áo dài, đồng thời phát huy giá trị truyền thống của áo dài trong đời sống xã hội.Từ đó, tà áo dài trở thành sứ giả kết nối quảng bá di sản văn hóa, quảng bá các sản phẩm du lịch, tạo thành sản phẩm hấp dẫn của Thủ đô Hà Nội nói riêng và du lịch cả nước nói chung......góp phần tạo thành ngày hội cầu nối văn hóa, điểm đến hấp dẫn của mùa thu Hà Nội, nhất là thời điểm Thành phố đang hân hoan, náo nức chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.Vẻ đẹp duyên dáng của người mẫu trong trang phục áo dài truyền thống.Các bộ sưu tập của những NTK đều toát lên vẻ đẹp trẻ trung, hiện đại.Bộ sưu tập mẫu áo dài được in thêu họa tiết quốc kỳ các nước của NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam......truyền tải tình yêu, đam mê với thời trang, với văn hóa truyền thống, mong muốn thắt chặt tình hữu nghị giữa Việt Nam với bạn bè năm châu.Quốc kỳ Việt Nam trên áo dài trong bộ sưu tập của NKT Đỗ Trịnh Hoài Nam......là sự kết hợp giữa thời trang và văn hóa độc đáo.Áo dài truyền thống luôn mang đến nét dịu dàng, xinh đẹp cho phụ nữ Việt Nam. Với vẻ đẹp và giá trị được khẳng định trong đời sống văn hóa của người Việt Nam lan tỏa rộng rãi tới bạn bè quốc tế.Sự pha trộn màu sắc cùng họa tiết ấn tượng của các thiết kế áo dài giúp người mặc có thể tỏa sáng trong bất cứ sự kiện nào.Các phu nhân Đại sứ trình diễn áo dài trên sân khấu.Các em thiếu nhi tham gia trình diễn áo dài.Đêm hội Áo dài tại Hoàng thành Thăng Long cũng mở ra hướng mới cho phát triển văn hóa, du lịch Thủ đô, đưa Hà Nội trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn – thành phố đến để yêu......mang lại cho du khách quốc tế và nhân dân những trải nghiệm ấn tượng, cảm xúc sâu sắc về nét đẹp tà áo dài nói riêng, văn hóa dân tộc nói chung trong dòng chảy di sản và phát triển.
Sáng 5/10, Chương trình đồng diễn dân vũ và Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội năm 2024 thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân Thủ đô cùng du khách trong và ngoài nước.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Thủ đô mỗi mùa mang một sắc, mỗi con phố nhuốm một màu. Đó cũng chính là nét đẹp riêng của Hà Nội khiến bao người say đắm. Đi đạo phố phường những ngày này, mọi người sẽ cảm nhận được sự dịu dàng, thơ mộng của thiên nhiên lúc giao mùa.
Mỗi độ tháng 3 về, Thủ đô Hà Nội lại được điểm tô bởi sắc tím thanh khiết của hoa ban – loài hoa đặc trưng của vùng núi rừng Tây Bắc. Dọc các tuyến phố như Hoàng Diệu, Bắc Sơn, Nguyễn Du, Thanh Niên…, từng chùm hoa ban bung nở, tạo nên khung cảnh lãng mạn như tranh vẽ.
Sau nhiều năm đưa vào hoạt động, Công viên Cầu Giấy đã xuống cấp và đang được triển khai cải tạo, sửa chữa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí, tập thể dục thể thao… của người dân.
Đại diện cho hơn 100 tân binh thị xã Sơn Tây lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an Nhân dân năm 2025, công dân Nguyễn Duy Long đã hứa: Tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Sơn Tây – Thủ đô anh hùng, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an và nhân dân giao phó.
Tại Lễ hội xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng, cạnh ngôi chùa cổ kính vừa đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt là không gian văn hóa đọc đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân, các em nhỏ.
Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cụm di tích Đền thờ vua Phùng Hưng; Đền thờ và lăng Vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm - xã Đường Lâm), Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai bút đầu năm và phát động Tết trồng cây xuân Ất Tỵ 2025.
Trưng bày "Dọc miền di sản" sẽ được khai mạc vào ngày 5/4 tới đây và kéo dài đến hết ngày 30/5 tại khuôn viên hồ Văn, thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tp Hà Nội.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt “Đề án bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2026 – 2030” (sau đây gọi là Đề án).
Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 32 (VIETNAM MEDI-PHARM 2025), Triển lãm quốc tế Dược phẩm, thiết bị y tế và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam (VIETMEDICARE EXPO 2025) sẽ diễn ra từ ngày 08 - 11/05/2025 tại Cung Văn hoá Hữu Nghị - 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.
Lễ hội Chùa Thầy là lễ hội dân gian tiêu biểu của xứ Đoài, gắn liền với chùa Thầy – Di tích Quốc gia đặc biệt, diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch.
Sáng nay ngày 2/4 (tức ngày 5/3 Âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia; kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật Quốc gia và Khai hội Chùa Tây Phương năm 2025 được huyện Thạch Thất tổ chức trong 3 ngày (từ ngày mùng 05 đến hết ngày 7 tháng 3 Âm lịch).
Tối ngày 1/4/2025, đêm nhạc "Nghe trẻ nghe tre" đã chính thức khép lại chiến dịch truyền thông cùng tên tại Trường Đại học FPT TP.HCM. Sự kiện này là cột mốc quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống thông qua ngôn ngữ Rap độc đáo, đồng thời mang đến một không gian giao thoa đầy màu sắc giữa âm nhạc truyền thống và hiện đại.
Tour đêm “Tiếng chuông Trấn Vũ” tại Di tích Quốc gia đặc biệt đền Quán Thánh (quận Ba Đình) dự kiến chính thức vận hành, đón du khách vào tháng 8/2025.
Nghệ sĩ Xuân Hinh cho biết, ông vui vì MV Bắc Bling đạt hơn 100 triệu view trên YouTube. Ông tham gia vào MV để động viên lớp trẻ làm nghệ thuật với một tinh thần mới.
Đây là lần thứ 11 giải thưởng diễn ra, với Ban giám khảo gồm các các đại diện chuyên môn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Giải ảnh cũng góp phần quảng bá thêm về hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người, đặc biệt các di sản vật thể và phi vật thể của Việt Nam.
Từ ngày 1/4 đến ngày 4/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 4 với chủ đề "Sắc màu văn hoá các dân tộc Việt Nam", sự kiện góp phần hưởng ứng tôn vinh Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).
Thực hiện Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (tại Công văn số 7907-CV/VPTW, ngày 18/9/2023 của Văn phòng Trung ương Đảng), Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025).
Công ty Sách Liên Việt vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách song ngữ "Lan hài Việt Nam – Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên" của tác giả Chu Xuân Cảnh. Đây là công trình đầu tiên dành toàn bộ nội dung để giới thiệu về lan hài tại Việt Nam.
Ngày 31/3, tại Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Hùng Vương trong dòng chảy văn minh sông Hồng”.