Hoàng Cầm - "Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc"

Thanh Kim| 24/04/2020 14:57

Hoàng Cầm - “Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc”
Nhà thơ Hoàng Cầm bên dòng sông Đuống. Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Cái ấn tượng ban đầu về Hoàng Cầm vẫn là những câu thơ đầu trong bài thơ Bên kia sông Đuống bám riết tâm trí tôi thuở nào. Mỗi lần đi công tác xuống Phủ Thuận, đứng ở bên này phà Hồ lại nghe man mác nỗi lòng thi nhân đi kháng chiến nhớ quê. Cái mạch toàn bài, nhớ đã đành, nhưng: “Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong - Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp” cứ ngân nga, ngân nga khi tôi trở lại làng Mái - một làng tranh nổi tiếng xứ Bắc nằm bên bờ sông quê thi sĩ Hoàng Cầm.

Gần 70 năm qua, bài thơ Bên kia sông Đuống của nhà thơ Hoàng Cầm được nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến và chép tay truyền đọc. Ngay cả thời vượt Trường Sơn chống Mỹ, bài thơ vẫn nằm trong hành trang người chiến sĩ trên những chặng đường hành quân. Nhưng có lẽ ít người hiểu được bài thơ dài này đã được nhà văn Nguyên Hồng trân trọng như thế nào? Vào khoảng năm 1947-1948, nhà văn Nguyên Hồng là chủ bút báo Quân Việt Bắc đóng ở xóm Thượng - Phú Bình (Thái Nguyên), cùng với nhà thơ Hoàng Cầm lúc đó phụ trách Đội Văn nghệ Tuyên truyền khu 12. Nhà văn Nguyên Hồng sau một ngày làm “công việc bếp núc” của tòa soạn đã ngủ thiếp đi chợt có ai lay mình dậy: “Kìa, Hoàng Cầm đấy à, có việc gì thế!”. Nhà thơ Hoàng Cầm tay cầm mảnh giấy, khuôn mặt hốc hác sau một đêm mất ngủ nhưng cặp mắt ánh lên vẻ nhẹ nhõm, thư thái: “Anh Nguyên Hồng, đêm qua cán bộ và nhân dân làng tôi ở Thuận Thành lên báo cáo. Giặc Pháp chiếm hết khu Nam phần Bắc Ninh rồi, kể cả cái làng Nguyệt Cầu mà hồi nào anh chạy giặc ở nhờ nhà ông Ngọc Giao ấy! Mình xúc động viết bài thơ này đọc cho Nguyên Hồng nghe nhé”.

Nghe giọng đọc trầm ấm của Hoàng Cầm: Em ơi buồn làm chi? - Anh đưa em về bên kia sông Đuống... tự nhiên nhà văn Nguyên Hồng ôm mặt khóc nức nở. Ông giật mình thổn thức, nước mắt giàn giụa... Nhà thơ Hoàng Cầm biết tính ông, cứ đọc... cho đến hết bài thơ. Còn nhà văn Nguyên Hồng cứ khóc... khi những âm hưởng của bài thơ kết thúc từ lâu. Rồi ông lặng lẽ rút ra 4-5 tờ giấy trắng tinh (hồi này giấy rất hiếm, đến ngay nhà văn cũng chỉ dám dùng giấy giang Hoàng Văn Thụ chép bản thảo của mình mà thôi!): “Hoàng Cầm này, ông chép cho tôi ba bản thật sạch sẽ, bài thơ này rất cần cho nhiều người đọc... nhất là các chiến sĩ ta”.

Khoảng 2 tháng sau, trong lúc nhà thơ Hoàng Cầm đang hướng dẫn cho diễn viên tập vở kịch Đứa con nuôi thì nhà văn Nguyên Hồng xuất hiện ở bậc cửa, tay cầm tờ báo Cứu Quốc khổ nhỡ (do nhà nghiên cứu văn học Như Phong và nhà văn Tô Hoài phụ trách): “Này Hoàng Cầm, bài của ông tôi gửi, giờ báo in đây!”. Nhà thơ Hoàng Cầm run run nhận tờ báo từ tay Nguyên Hồng. Bao nhiêu tâm sự trào dâng về quê hương ông, về cái làng Lạc Thổ (Thuận Thành) phía bên kia sông Đuống, về các cô gái môi trầu cắn chỉ, về tranh làng Hồ: Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp... đang bị giặc Pháp giày xéo dưới xuôi kia vẫn không thể làm hoen ố cái hồn dân tộc phập phồng trên nền giấy bản lem nhem, dưới những con chữ mòn vẹt kia. Và nhà thơ Hoàng Cầm đến tận bây giờ cũng không quên được nhiệt tâm của nhà văn Nguyên Hồng đối với ông là tác giả bài thơ Bên kia sông Đuống ngay từ những ngày đầu tiên ấy.

Có lẽ khởi nguồn về lại Kinh Bắc thượng của nhà thơ Hoàng Cầm là chuyến đi về đất Lục Nam do Phòng Giáo dục huyện mời. Tôi được con trai nhà thơ Hoàng Cầm - anh Hoàng Kỳ - nhờ đi đón nhà thơ từ Hà Nội. Lâu không gặp ông nhưng khi nhìn thấy nhà thơ còn hoạt bát, nhanh nhẹn tinh nhanh chúng tôi mừng thầm. Dọc đường nhìn phong cảnh đồi núi trung du với những rặng vải thiều lúp xúp ở hai bên đường, nom ông xúc động lắm. Buổi tổ chức nhà thơ Hoàng Cầm nói chuyện thân mật, ấm cúng. Cũng có hoa tươi, micrô loa phóng thanh, cũng tay bắt mặt mừng những tưởng thân nhau đã từ lâu... nhưng điều đáng bàn ở đây không còn sự cách biệt giữa chủ - khách. Người đến nghe nhà thơ nói chuyện đông nghịt, phần vì cảm tình với thơ ông, nay mới được thưởng thức hoặc do “chuộng lạ”... đến xem mặt nhà thơ. Tôi nghe tiếng giọng đọc thơ Hoàng Cầm từ lâu, nay mới được biết tường tận. Nhà thơ có giọng đọc thơ thật truyền cảm, trầm ấm, mê hoặc, quyến rũ, khó có thể trộn lẫn được. Vốn là trưởng đoàn văn nghệ khu 12 đã lâu, là người viết nhiều kịch thơ nổi tiếng trong đó có vở Kiều Loan, Lên đường, Hận Nam Quan... nức tiếng một thời với giọng đọc thơ “giời cho” làm cho cuộc giao lưu với nhà thơ Hoàng Cầm và bạn đọc ngày ấy còn để lại dư âm rất đậm trong tôi nhiều năm sau đó.

Âm hưởng chủ đạo trong toàn bộ thi phẩm Hoàng Cầm bắt nguồn từ yếu tố nữ tính. Chẳng hiểu có phải ông thừa hưởng từ người mẹ (vốn là liền chị quan họ) hoặc sự kết nối giữa cha và mẹ muộn mằn trong sự ra đời của ông, hay mối tình thời thơ dại với chị... tạo nên sự khắc khoải nuối tiếc trong thơ ông dai dẳng như một tiền kiếp định mệnh. Hoặc để dịu lòng những ngày tháng cam go của ngộ nhận lầm lẫn, mà ông đắm vào hoài niệm một không gian đằm thắm quê hương, một thời gian đằng đẵng yêu thương? Phải chăng là thế, khi xứ Kinh Bắc hiện ra an ủi ông, nâng đỡ ông với tất cả chiều kích của hội hè đình đám, chùa chiền, lăng tẩm với “Sương Cầu Lim”, “Khói Yên Thế“, với “Trai đời Trần“, “Gái Hậu Lê“, “Nước sông Thương”.... và biến dạng từ vô thức tiềm thức của ảo mê trong “Lá diêu bông”, “Cầu bà Sấm“, “Bến cô Mưa”, “Cỏ Bồng Thi”. 

Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc - Hoàng Cầm mãi vào tuổi bảy mươi mới có dịp trở lại vùng đất xưa khi đoàn chúng tôi thực hiện một bộ phim về ông. Trường đoạn đầu tiên vẫn là những cảnh quay về sông Đuống “xanh xanh bãi mía bờ dâu”, về làng Lạc Thổ, quê cha của nhà thơ nằm yên tĩnh cạnh phố Hồ phủ Thuận. Lại nhớ cái đêm nằm cạnh ông - trên quê ông mà không sao ngủ được. Hoàng Cầm lay tôi trở dậy tâm sự, mắt ông đắm vào xa xăm. “Tôi ngờ rằng có lẽ Bên kia sông Đuống chỉ sống được chừng 50 năm nữa vì giá trị lịch sử của nó”. Cũng thật bất ngờ khi ông tự thú như vậy. Tôi hỏi ông: “Sao lại thế nhỉ?. Khái niệm quê hương bao giờ cũng bền chặt lắm cơ mà!”. Ông bảo: “Quê hương trong bài thơ này gắn bó với những người đi chiến đấu bảo vệ nó, thời thế đã thay đổi, nếu giáo dục không sâu sắc toàn diện thì...” Hoàng Cầm ngừng lời, và tôi cũng không hỏi thêm ông nhưng vẫn thầm lặng tin rằng: Khi mỗi con người Việt Nam còn có một quê hương để nhớ thì bài thơ Bên kia sông Đuống vẫn còn là ngọn lửa cháy sáng trong tâm trí mỗi người. Im lặng hồi lâu, ông tiếp lời: “Tôi tâm đắc Lá diêu bông hơn. Hạnh phúc là điều khó thực hiện cho đời sống mỗi con người, nhưng có khi trong mất mát lại có cái được đấy, nó buộc ta phải trân trọng gìn giữ, không để tuột mất. Có khi phải đánh đổi cả một đời”. Ngoài kia sông Đuống vẫn chảy, sóng dào dạt vỗ vào chân đê. Mùa này là mùa nước lặng cơ mà. Chắc là gió thổi nhiều, nhất là bên hữu ngạn sông. Và cái Lá diêu bông chập chờn trong giấc ngủ, ảo giác này còn day dứt tôi mãi khi nghĩ về sự nổi trôi của phận người, kiếp người.

Yếu tố nữ tính trong thơ Hoàng Cầm (mà ông tự nhận là theo dòng mẫu hệ) chi phối ông cả trong tâm thức lẫn trong hệ lụy đời sống. Những hình ảnh Mẹ - Chị - Em với: Ta ru Em - lớn lên Em đừng tìm Mẹ phía cơn mưa... Em mười hai tuổi tìm theo Chị - qua cầu bà Sấm, bến cô Mưa... ngày Chị bảo Em quên - Em tơ tưởng sao bắt Em đừng nhớ... Em đừng lớn nữa Chị đừng đi... đậm chất dân gian trong vùng nhớ của Hoàng Cầm da diết đắm say hòa quyện với: áo Hai Bà giăng mắc... tượng Quan Âm má ửng bồ quân... hội Gióng  giong chiêng - bé em về nằm khoanh lòng mẹ - nghe nhìn muôn năm sau xoa nắn đôi bầu vú lửa - sông dài/ cát bỏng/ nắng hồng hoang... đậm màu huyền sử, huyền thoại vừa gần gũi trong khung cảnh, trong không khí diệu huyền và chân thực Kinh Bắc thấm đậm tình người đất Việt, vừa mở rộng trường liên tưởng khiến tâm trí khó nắm bắt được trọn vẹn những biểu hiện vô thường của đời sống tâm linh con người, buộc ta phải ngẫm ngợi và suy tưởng miên man về một vùng quê, một vùng văn hóa đằm thắm và sâu xa đến thế! Hoàng Cầm vùng vẫy trong mê giác, ông có khả năng đồng nhất cõi thực - cõi ảo mà ông nguyện đi đến cùng và đó là nghệ thuật. Cho nên, trong đời sống thường ngày ông ngơ ngác là phải. Kiếp thi sĩ là vậy! Hoàng Cầm tự biết và chấp nhận “nghiệp chướng” và để lại dòng thơ đậm cảm thức Kinh Bắc. 
(0) Bình luận
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội: Người Hà Nội - một tên gọi không chỉ gợi nhắc địa danh mà còn chuyên chở chiều sâu văn hóa
    Trong hành trình 40 năm đầy tự hào ấy, Người Hà Nội luôn biết làm mới mình, luôn sẵn sàng thích nghi để phục vụ tốt hơn sứ mệnh của tờ báo văn học nghệ thuật Thủ đô.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
  • Khánh thành cầu Thiên Trường biểu tượng mới TP Nam Định
    Ngày 19/5, UBND thành phố Nam Định đã khánh thành cầu Thiên Trường - công trình giao thông trọng điểm bắc qua sông Đào, nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hoàng Cầm - "Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO