Chuyển động Hà Nội

Hoàn thành nhiều nhiệm vụ trên các lĩnh vực để phát triển Thủ đô trong năm 2023

Kim Thoa 02/01/2024 09:24

Trong năm 2023, bằng sự quyết tâm vượt lên những khó khăn, thách thức, Thành ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Thành phố, các cấp, các ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt, cùng với sự nỗ lực lớn của cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân Thủ đô, Thành phố đã hoàn thành nhiệm vụ trên các lĩnh vực.

tich-giang-2.jpg
Làng hoa, cây cảnh xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ. (Ảnh minh hoạ)

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh

Trong đó, nổi bật là vấn đề phát triển kinh tế, kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá, ước đạt 6,27% tuy thấp hơn kịch bản đề ra nhưng vẫn cao hơn mức bình quân chung cả nước (khoảng trên 5%); GRDP bình quân đầu người ước đạt 150 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Các ngành, lĩnh vực đều phát triển khá như các loại hình thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại tiếp tục được khuyến khích phát triển; du lịch phục hồi mạnh và tăng trưởng cao sau đại dịch Covid-19, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục phát triển. Các cân đối lớn về kinh tế được đảm bảo, tạo nguồn lực cho phát triển. Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn dự kiến đạt 400,421 nghìn tỷ đồng, đạt 113,5% dự toán, tăng 20% so với thực hiện năm 2022…

Bên cạnh đó, công tác quản lý và phát triển đô thị chuyển biến tích cực. Đến nay toàn Thành phố có 2.167 sản phẩm OCOP. Thành phố có 18/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới; 382/382 (100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Nhiều huyện đang phấn đấu hoàn thành huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục được chú trọng phát triển. Các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch được tích cực đẩy mạnh. Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hưởng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Giáo dục, y tế và tôn tạo di tích được đặc biệt quan tâm đầu tư. Đoàn thể thao Hà Nội đạt thành tích ấn tượng tại SEA Games 32 với 99 huy chương - chiếm gần 1/3 số huy chương toàn đoàn. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được cải thiện về cả về chất lượng phục vụ và quy mô; an toàn thực phẩm được tăng cường, dịch bệnh được kiểm soát tốt. An sinh xã hội được đảm bảo, tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp; các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ; khoa học và công nghệ được quan tâm, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh.

Cải cách hành chính có nhiều chuyển biến, đồng bộ giữa cải cách thủ tục và cải cách bộ máy, thể chế. Thành phố triển khai sâu rộng năm “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; việc triển khai công tác chuyển đổi số của Thành phố kể từ khi Nghị quyết 18-NQ/TU của Thành ủy được ban hành đã đạt được những kết quả bước đầu, các cấp ủy, cơ quan, đơn vị đã có sự vào cuộc đồng bộ, các thủ tục hành chính được tối ưu hóa, các hệ thống thông tin…

Hoạt động đối ngoại được quan tâm toàn diện và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác đối ngoại tiếp tục được tăng cường và mở rộng trên cả ba kênh đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, đạt được những thành tựu ở cả ba phương diện ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa.

Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của Thành phố được bảo đảm. Đặc biệt các ngày lễ, kỷ niệm của Thủ đô, đất nước và các sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước diễn ra trên địa bàn. Công tác quốc phòng tiếp tục được chỉ đạo thực hiện tốt, duy trì nghiêm công tác sẵn sàng chiến đấu, trực cứu hộ, cứu nạn, ứng phó hiệu quả với các tình huống thiên tại, cháy nổ và các nhiệm vụ thường xuyên khác.

Tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả nước” được phát huy mạnh mẽ Ban Thường vụ Thành ủy đã phát huy tốt vai trò “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”, quan tâm, chia sẻ, ủng hộ kịp thời các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh. Hoạt động phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đầu tư và hợp tác phát triển được chú trọng: Thành ủy đã đi thăm và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng...; thực hiện hỗ trợ đầu tư phát triển và an sinh xã hội đối với nhiều tỉnh, thành phố.

Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của Thủ đô năm 2024

Thành phố dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 có 24 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu, trong đó: GRDP tăng khoảng 6,5 - 7,0%; GRDP/người khoảng 160 - 162 triệu đồng; vốn đầu tư thực hiện tăng 10,5 - 11,5%; kim ngạch xuất khẩu tăng 4 - 5%; kiểm soát chỉ số giá dưới 4%; giảm 300 - 400 số hộ nghèo...; với một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đó là:

Bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và các cân đối lớn của kinh tế Thủ đô; thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ và tài khóa của Trung ương. Đảm bảo cân đối thu, chi ngân sách; kiểm soát lạm phát, đảm bảo cân đối cung - cầu, kiểm soát tốt giá cả, thị trường, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại; tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện; thực hiện các giải pháp kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng dưới 4%. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu,... Thực hiện hiệu quả, thực chất các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong mỗi nội ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội tại của kinh tế Thủ đô; đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực: thương mại, dịch vụ, công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, phát triển mô hình kinh tế mới,...

Tập trung cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số; hoàn thiện, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tỉnh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức. Xây dựng chính quyền địa phương tinh gọn và hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Thực hiện hiệu quả năm chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo và phát triển”. Hoàn thiện, trình Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ (tháng 5/2024); triển khai thực hiện sau khi Luật được thông qua. Triển khai đồng bộ các giải pháp về cải thiện, nâng cao các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền giai đoạn 2021 - 2025; cải thiện, nâng cao các chỉ số CCHC, chỉ số hải lòng của người dân (SIPAS), chỉ số quản trị và hành chính công (PAPI). Đưa vào sử dụng, khai thác hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý cán bộ, công chức, viên chức Thành phố. Hoàn thành dự án “Lập mới, bổ sung, chỉnh lý hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính các cấp thuộc thành phố Hà Nội”. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy của các đơn vị; phê duyệt vị trí việc làm các sở ngành, đơn vị theo hướng dẫn của Trung ương; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế; hạ tầng số và công nghệ số, ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng “Thành phố thông minh”; trong đó tiếp tục thực hiện Kế hoạch về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025”; Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành uỷ về phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô với định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và các ngày lễ, kỷ niệm của Thủ đô, đất nước trong năm 2024.

Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao để Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo vận động viên cấp cao của cả nước và khu vực. Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục và đào tạo, thực hiện chương trình giáo dục toàn diện. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo. Nâng cao chất lượng tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; phấn đấu tỷ lệ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có triển khai tư vấn khám, chữa bệnh từ xa đạt trên 70%, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa đạt 45%; tỷ lệ dân số được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%; 15,8 bác sỹ/vạn dân,...

Thực hiện tốt các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân; tực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, các chính sách trợ giúp xã hội,...; giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 74,2%. Mở rộng diện bao phủ và nâng cao hiệu quả của hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Thực hiện hiệu quả, kịp thời các chính sách trợ giúp thường xuyên và đột xuất đối với đối tượng yếu thế. Thực hiện tốt công tác bình đẳng giới và phòng, chống tệ nạn xã hội. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Quản lý chặt chẽ và phát triển hạ tầng đô thị; triển khai thực hiện các quy hoạch được duyệt.

Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm, thu hồi triệt để tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát. Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục, ý thức chấp hành và thực thi pháp luật. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị, xã hội, các cơ quan báo chí, truyền thông trong công tác phòng chống tham nhũng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • ‏Những ấn tượng khó quên từ chương trình nghệ thuật kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì Tầm Vóc Việt
    Ngày 15/11, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt (VSF) tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm thành lập. Bên cạnh dấu ấn những thành tựu vì cộng đồng qua suốt một thập kỷ của Quỹ từ thiện xã hội này, người tham dự còn ấn tượng với chương trình nghệ thuật chào mừng đặc sắc. Điểm đặc biệt của chương trình là 12 tiết mục nghệ thuật đều có sự tham dự không kém phần chuyên nghiệp của các nghệ sĩ “nhí” đến từ trường TH School.‏
Đừng bỏ lỡ
Hoàn thành nhiều nhiệm vụ trên các lĩnh vực để phát triển Thủ đô trong năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO