Hoài Linh chia sẻ về người phụ nữ đặc biệt trong cuộc đời

zing| 14/06/2019 10:02

Trên trang cá nhân, Hoài Linh trải lòng về nỗi nhớ bà nội sau 27 năm. Danh hài còn gửi lời xin lỗi đến người bà quá cố.

Sáng 13/6, nghệ sĩ Hoài Linh chia sẻ về bà nội, người phụ nữ đặc biệt trong cuộc đời danh hài. Bà nội nghệ sĩ đã qua đời 27 năm. Khi viết về bà, nghệ sĩ Hoài Linh gọi đó là “người phụ nữ trên cả tuyệt vời của con”. 27 năm qua, nghệ sĩ luôn giữ những kỷ vật do bà để lại, coi đó như vật bất ly thân.

“Thế là 27 năm rồi kể từ ngày nội lìa xa cõi tạm này mà về với Chúa. Hôm nay giỗ, tự nhiên con thấy lòng mình cảm giác khó tả, nó lạ lắm. Từ khi con chào đời đến khi nội mất, suốt 24 năm nội chăm sóc, lo lắng cho con và các anh chị em, lo lắng cho từng gia đình con cháu, lo lắng luôn cho cả những người quen hoặc không quen”, nghệ sĩ viết.

Nghệ sĩ Hoài Linh giữ kỷ vật của bà nội, coi đó như vật bất ly thân. Ảnh: FBNV.
Nghệ sĩ Hoài Linh giữ kỷ vật của bà nội, coi đó như vật bất ly thân. Ảnh: FBNV.

Trong ký ức của danh hài, khi còn sống, bà nội thường gọi anh là “Linh anh”. “Nội vẫn theo dõi thằng ‘Linh anh’, cháu của nội chứ? Nó bây giờ trên 50 tuổi rồi đó. Cái tuổi mà muốn được cận kề và nằm trong vòng tay của ông bà, cha mẹ bắt đầu được đếm từng ngày. Con trai út của nội đã ở tuổi 83, con dâu út mà nội thương nhất cũng 81 tuổi rồi”, nghệ sĩ chia sẻ.

Nghệ sĩ Hoài Linh luôn nhớ về bà nội.
Nghệ sĩ Hoài Linh luôn nhớ về bà nội.

Những năm qua, gia đình chưa bao giờ quên hình bóng của bà: “Bạn bè của con gặp là nhắc đến nội, những người hàng xóm vẫn nhớ đến nội. Con luôn hãnh diện về nội. Cuộc sống con và gia đình được như thế này cũng nhờ nội cho. Hơn cả của cải quý giá, đó là phúc báu của nội lặng lẽ làm khi còn trên thế gian này”.

Ở những dòng viết sau cùng, nghệ sĩ Hoài Linh nhớ về kỷ niệm thời 8, 9 tuổi thường bôi dầu dừa lên tóc bà nội. Giờ đây, mái tóc của anh cũng đã điểm bạc.

“Không biết nội còn nhận ra tóc của thằng ‘Linh anh’ khi sờ lên đầu và biết tên từng đứa cháu của nội không nữa. Con có lỗi với nội nhiều lắm, nhiều hơn những gì tốt đẹp nhất nội dành cho con trong cuộc đời này. Con hư quá phải không nội? Con xin lỗi nội”, Hoài Linh gửi những dòng tâm sự đến người bà quá cố.

Ở phần bình luận, ca sĩ Dương Triệu Vũ xúc động: "Cảm ơn anh đã kể những câu chuyện về bà nội. Những chuyện em còn quá nhỏ để biết để nhớ". Nhiều khán giả gửi lời chúc sức khỏe đến nghệ sĩ Hoài Linh sau khi đọc chia sẻ từ anh.

(0) Bình luận
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Trao 15 giải thưởng cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Ban Tổ chức Cuộc vận động sáng tác “Bài ca thống nhất” vừa tổ chức trao 15 giải thưởng cho các tác giả – tác phẩm xuất sắc nhất tham gia cuộc vận động.
  • Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ra chỉ thị giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để Hà Nội tăng trưởng GRDP 8% trở lên
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về việc giao các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, đột phá để quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 của Thành phố đạt 8% trở lên.
  • Lễ khởi công cầu đường bộ Bát Xát - Bá Sái qua sông Hồng
    Sáng 31/3, hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) tổ chức Lễ khởi công xây dựng cầu đường bộ vượt sông Hồng tại khu vực biên giới Bát Xát (Việt Nam) - Bá Sái (Trung Quốc).
Đừng bỏ lỡ
Hoài Linh chia sẻ về người phụ nữ đặc biệt trong cuộc đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO