Thế giới điện ảnh

“Hè rồi, nghỉ việc thôi” – Áp lực người trẻ bỏ phố về quê

Phương Anh 15:41 04/03/2023

Bỏ phố về quê hay lựa chọn nghỉ việc, là cuộc chiến của tâm lý và tài chính cá nhân, cũng là vấn đề mà người trẻ hay gặp phải. Đó là nội dung được đạo diễn “Hè rồi, nghỉ việc thôi” truyền tải qua bộ phim.

Phim xoay quanh Lee Yeo Reum (Seol Hyun), cô gái trẻ làm việc bạt mạng tại một công ty ở Seoul nhưng không được ghi nhận. Nhân vật đối diện nhiều xung đột chốn công sở, bị xem thường năng lực, chỉ là chân sai vặt, là đối tượng quấy rối của cấp trên.

Thời điểm sự nghiệp gặp nhiều trắc trở, khó khăn lại chồng chất khi mẹ Yeo Reum qua đời vì tai nạn giao thông. Biến cố liên tiếp xảy ra khiến Yeo Reum rơi xuống đáy vực, cô chán ngán cuộc sống ngột ngạt ở đô thị, quyết định nghỉ việc, đi du lịch bụi.

he-roi-nghi-viecj-thoi-1-16778-2478-1710-1677836805.jpg
Ahn Dae Bum (trái, Im Si Wan đóng) và Lee Yeo Reum (Seol Hyun đóng) trong phim.

Với số tiền tiết kiệm ít ỏi, Yeo Reum đến thị trấn ven biển ở thành phố Daegu, lên kế hoạch không làm việc trong một năm. Nữ chính thuê nhà trọ rẻ tiền, sinh hoạt tối giản, tự sửa nhà, đường ống nước, trải nghiệm những điều cô chưa từng làm ở thành phố. Cô gặp gỡ Ahn Dae Bum (Im Si Wan đóng), thiên tài toán học, đang tạm làm công việc thủ thư ở thư viện địa phương. Dae Bum cũng trốn chạy cuộc sống thành thị khi bị nghi ngờ đạo luận văn ở trường đại học, đau đáu buồn về cái chết của chị gái. Hai con người đều mệt mỏi và kiệt sức với cuộc sống xô bồ tìm thấy bình yên khi ở bên nhau.

Hè rồi, nghỉ việc thôi phản ánh xu hướng người trẻ Hàn Quốc rời bỏ thủ đô, tìm cơ hội ở các thành phố nhỏ hơn. Tuy nhiên, phim không đơn thuần mang tinh thần chữa lành với cốt truyện mộng mơ mà phản ánh thực tế khắc nghiệt khi lựa chọn môi trường sống mới. Yeo Reum gặp khó khăn khi tìm cách chung sống với người dân địa phương, nhiều lần bị lừa gạt, tiền mất tật mang.

Bên cạnh đó, tác phẩm cũng được đưa vào yếu tố "noir" (đen tối) - đặc trưng của nền phim ảnh Hàn Quốc. Biên kịch đưa nhiều chi tiết về bạo lực gia đình, bạo lực học đường, đồng thời lồng ghép bí ẩn về tên hung thủ giết người tại thị trấn từ nhiều năm trước, được hé lộ ở cuối phim.

summer-strike-8943-1677836806.jpg
Lee Yeo Reum dần trưởng thành và tìm thấy ý nghĩa cuộc sống ở cuối phim.

Xuyên suốt phim, biên kịch truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa về cuộc sống qua các tình tiết nhỏ. Nữ chính nhiều lần nhắc đến tiểu thuyết Ông già và biển cả của Ernest Hemingway, cuốn sách đề cao khát vọng, ý chí sống của con người. Yeo Reum tâm đắc câu: "Con người có thể gục ngã nhưng không bao giờ bị đánh bại". Sau nhiều va vấp, các nhân vật đều tìm được những niềm vui bình dị, ngã rẽ mới trong cuộc sống.

Cuối phim, Yeo Reum nói về định nghĩa hạnh phúc mà mình tra được trong từ điển: "Hạnh phúc là trạng thái mãn nguyện khi đạt được sự hài lòng, niềm vui hoặc những cảm xúc tương tự trong cuộc sống", "Tôi vẫn chưa hình dung được mình nên sống như thế nào, nhưng như vậy cũng đủ tốt rồi. Tôi sẽ sống".

Phim dựa trên webtoon I Don’t Feel like Doing Anything. Phát sóng trên Netflix từ cuối tháng 2, bộ phim ngay lập tức vào top 10 phim ăn khách tại Việt Nam.

Bài liên quan
  • 5 tác phẩm hấp dẫn trong Tuần phim Ba Lan tại Việt Nam
    Trong tháng 3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Hiệp hội các nhà sản xuất phim Ba Lan tổ chức Tuần phim Ba Lan 2023 tại Hà Nội, Thừa Thiên - Huế và thành phố Hồ Chí Minh.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
“Hè rồi, nghỉ việc thôi” – Áp lực người trẻ bỏ phố về quê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO