Hãy quan tâm bồi dưỡng kỹ năng cho người dạy, người phục vụ việc dạy học

Nguyên Hương - Lệ Quyên| 17/08/2019 18:13

Chuyện một em bé bị bỏ quên trên xe đưa đón dẫn đến tử vong trước thềm năm học mới vừa qua tại trường quốc tế Gateway đã làm dấy lên một mối lo ngại không hề nhỏ đối với các bậc phụ huynh và khiến dư luận vô cùng hoang mang trước sự bất cẩn, tắc trách và vô trách nhiệm của nhà trường. Từ đó xã hội đặt ra hoài nghi: Trường học đã phải là nơi an toàn nhất cho con cái họ chưa? Bàn về thế nào là chuẩn quốc tế, trách nhiệm và sự quản lý của nhà trường để làm sao tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh

Hãy quan tâm bồi dưỡng kỹ năng cho người dạy, người phục vụ việc dạy học
Thầy Đỗ Tuấn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội 
PV:  Là người làm công tác giáo dục thầy đánh giá thế nào về cách quản lý sau sự việc trẻ bị bỏ quên trên xe tại trường Gateway vừa xảy ra?

Thầy Đỗ Tuấn Minh: Bất cứ ai trong xã hội đều cảm thấy rất bàng hoàng, đau xót trước sự việc vừa xảy ra tại trường Gateway. Qua sự việc này người ta phải nhìn lại các yếu tố chung để đảm bảo chất lượng đào tạo ở các cấp học. Vấn đề phải quan tâm nhiều là các yếu tố đảm bảo chất lượng ở các cấp học. Nó không còn là những yếu tố cao xa, đao to búa lớn mà là những yếu tố nhỏ nhất như chăm sóc, hỗ trợ, phục vụ người học. Nên bớt đi những thứ mang hình thức trong giáo dục, bớt đi những thứ mà đôi khi các nhà quản lý, giáo viên mất thời gian vào đó mà nên dành thời gian quan tâm, rà soát lại từng khâu, từng bước trong giáo dục, đào tạo rèn luyện, chăm sóc, hỗ trợ người học. Những ngày đầu tiên của năm học chúng ta nên dành thời gian đó để định hướng cho trẻ về kỹ năng. Dành thời gian tập hợp phụ huynh lại để bàn với nhau về cách phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường,  tránh tình trạng gia đình “khoán trắng” cho nhà trường và ngược lại. Lâu nay, chúng ta thường nói nhiều về việc rèn kỹ năng cho người học mà lại quên mất kỹ năng cho người dạy, cho người phục vụ việc dạy học. Chúng ta chỉ chăm chăm làm sao chuyên môn cho giỏi, làm sao đủ chứng chỉ, yêu cầu mà quên mất rằng việc bồi dưỡng kỹ năng, quy tắc ứng xử cho chính người đứng trên bục giảng và những đối tượng phục vụ cho việc học như bảo vệ nhà trường, người tạp vụ cũng không kém phần quan trọng. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu tâm sinh lý trẻ cũng cần được quan tâm để nắm bắt được những thay đổi của trẻ từ đó đưa ra được những cách dạy, cách chăm sóc phù hợp. Và cũng cần chú ý đến sự kết nối giữa các khâu trong quản lý từ việc dạy đến việc chăm sóc, đưa đón người học. Nếu mỗi người trong các khâu ấy đều làm tốt nhiệm vụ của mình bằng chính cái tâm thì chắc chắn tránh được những chuyện đáng tiếc. Tôi tin rằng, sau sự việc đau lòng vừa qua các trường mầm non, tiểu học… sẽ quan tâm chặt chẽ quy trình đón, trả học sinh. Và các nhà quản lý sẽ phải nhìn nhận lại cách quản lý của trường mình.

PV: Hiện nay có rất nhiều trường dân lập được mở và mang danh trường quốc tế, vậy thầy có thể cho biết như thế nào được gọi là trường chuẩn quốc tế?

Thầy Đỗ Tuấn Minh: Theo tôi, chuẩn trước tiên là phải chuẩn từ con người, sau đó mới nói nói đến các yếu tố khác. Phụ huynh nhiều khi không quan tâm cô giáo có phải giáo viên có chuyên môn giỏi hay không mà quan tâm đến việc giáo viên có chăm sóc tốt cho con mình hay không? Chúng ta cần những người dắt được các cháu lên xe thì phải đưa được các cháu xuống an toàn. Chứ không phải “lương tôi chỉ có vậy nên tôi chỉ làm được thế”. Tuy nhiên, tất cả đều có những quy định cụ thể về việc đăng ký các trường, ngay cả việc tên gọi như thế nào đều theo quy định của nhà nước. Với những cơ sở trường quốc tế có những bộ tiêu chuẩn rất đầy đủ và rành mạch như về cơ sở vật chất, đội ngũ, quy trình hỗ trợ đào tạo người học... Nhưng không phải cứ có yếu tố nước ngoài như nhân viên là người nước ngoài hay có chương trình đào tạo nước ngoài mà tự phong là trường quốc tế. Còn câu chuyện tự phong là trường quốc tế không phải không có, các chuyên gia giáo dục cho biết, việc các trường tự phong là “quốc tế” có yếu tố làm hấp dẫn phụ huynh và người học, đồng thời các trường cũng đưa ra mức thu rất cao; phụ huynh thì ngộ nhận rằng chính con họ đang học trường quốc tế nên không ngại đầu tư. Từ  bài học thương tâm này thì các bên nên ngồi lại với nhau và câu chuyện về trường quốc tế cần phải rạch ròi tránh tình trạng “dở trăng dở đèn”.

PV: Là một người làm giáo dục, vậy theo thầy điều gì quan trọng nhất để làm nên chất lượng giáo dục hiện nay?

Thầy Đỗ Tuấn Minh: Theo tôi, mỗi người đều phải làm tốt công việc của mình, trên cương vị của mình. Ví như tôi trên cương vị là hiệu trưởng ngoài việc quan tâm đến việc quản  lý, tuyển sinh, nâng cao chất lượng đào tạo, tôi còn quan tâm làm sao để đào tạo được đội ngũ giáo viên sau này giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, giỏi kỹ năng và có tâm sáng để làm nghề. Nhiều khi chúng ta cứ mải miết chạy theo chuẩn đầu ra, nhưng có một chuẩn đầu ra vĩnh cửu không bao giờ thay đổi đó chính là cái tâm sáng. Nếu đã chọn nghề làm giáo viên phải yêu nghề, yêu trẻ, tâm huyết chứ đừng chạy theo đồng tiền. Người giáo viên đứng lớp phải là người truyền được cảm hứng, tạo động lực cho người học. Làm sao để mỗi người giáo viên đứng trên bục giảng đều là những nhà giáo dục chứ không phải chỉ là giáo viên hay huấn luyện viên. Để làm được điều này đòi hỏi các trường sư phạm phải có phương pháp đào tạo tốt để làm sao tạo ra được những thế hệ giáo viên giỏi về chuyên môn, vững về nghiệp vụ và có cái tâm sáng để bước vào nghề.

Trân trọng cảm ơn thầy!
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
  • Giới thiệu 55 tác phẩm vẽ về Bác của họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý
    Từ ngày 17/5 đến 22/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” của họa sĩ Đào Trọng Lý.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ
    Tối 14/5, Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội 2024” (cụm 1) tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (quận Hà Đông), với những phần trình diễn ca múa nhạc đặc sắc, để lại ấn tượng và góp phần bồi đắp tình yêu quê hương đất nước tới công chúng.
  • Đề xuất không sắp xếp đơn vị hành chính đối với quận Hoàn Kiếm do yếu tố đặc thù
    Kỳ họp Chuyên đề (kỳ họp thứ 16) HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, sẽ diễn ra trong buổi sáng ngày 15/5. Tại Kỳ họp này, HĐND Thành phố dự kiến xem xét, thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 – 2025. Đáng chú ý, quận Hoàn Kiếm thuộc diện sắp xếp nhưng vì yếu tố đặc thù nên không thực hiện sắp xếp.
  • Liên hoan nghệ thuật Sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng
    Liên hoan diễn ra từ ngày 13/5 – 20/5, quy tụ 14 đơn vị nghệ thuật sân khấu trên cả nước với 17 tác phẩm nghệ thuật tham gia. Các tác phẩm sân khấu đem đến liên hoan đa dạng về thể loại, gồm: Kịch nói, nhạc kịch, xiếc, chèo, múa rối, ảo thuật, ca múa kịch.
  • Công nhận Mộc bản ở chùa Dâu (Bắc Ninh) là Bảo vật Quốc gia
    Bộ mộc bản chùa Dâu gồm 107 ván khắc là hiện vật gốc duy nhất, độc bản, toàn vẹn và có tính xác thực với nhiều loại hình văn bản như: truyền thuyết về Phật Tứ pháp, kể hạnh về Phật Tứ pháp, kinh Phật, các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, cúng tế các vị Tổ chùa...
Hãy quan tâm bồi dưỡng kỹ năng cho người dạy, người phục vụ việc dạy học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO