Hai ngôi đình có Thành hoàng làng là hai anh em sinh đôi

Cao Xuân Quế| 24/08/2018 12:50

Vào đời Thục An Dương Vương, tại Nam Sơn xứ, phủ Thường Tín, huyện Phù Vân (thời hậu Lê đổi thành huyện Phú Xuyên), ở trại Thái Hội, trang Lương Xá (nay là thôn Văn Hội, xã Đại Thắng) có ông Nguyễn Khoan, vợ là bà Phạm Thị Hòa người trại Tạ Xá cùng xã. Vợ chồng Nguyễn gia là người chất phác, chỉ làm nghề buôn bán mà khấm khá.

Nguyễn Công tuổi cao, Thái bà cũng đã trên 40 mà vẫn chưa có con. Một ngày ông nói với Thái bà rằng: “Ta chịu ơn cha mẹ sinh ra, làm con chưa tròn chữ hiếu, tuổi đã cao mà con cái chưa có, làng xóm sẽ chê cười. Nhược bằng tìm nơi đất khác, nương tựa cảnh chùa lo thờ đạo Phật, chẳng màng con đường tài lợi, há chẳng nhàn thay”. 

Hai ngôi đình có Thành hoàng làng là hai anh em sinh đôi
Đình làng Văn Hội thờ Đàm Công  
Thái bà nghe ông nói bèn thưa rằng: “Thiếp cũng một lòng theo vậy”. Thế là ông bà thu xếp nhà cửa ra đi, tìm đến trang Hậu Phụng, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng, bộ Hải Dương có ngôi chùa là Minh Quang. Ông tìm đến xin dân bản địa cho giữ chùa. Nhân dân thấy ông bà thể diện phúc hậu, cho vợ chồng ông ở giữ chùa. Vợ chồng ông sớm chiều hương khói cầu kinh niệm Phật dốc ý tu nhân. Nhân dân địa phương thấy ông là người có tâm đức, nên rất quý mến. Một ngày, ông lên quét dọn Phật đường, nằm chơi trên lầu. Gió lay nhẹ cành tùng, khí mát tỏa khắp lầu, hương thơm ngào ngạt, ông thiếp vào mộng, bỗng thấy trước án tiền có một thần tướng cao lớn, tả hữu có hai viên đứng hầu áo mũ chỉnh tề. Ông chợt thấy trên án có tiếng truyền báo triệu mời ông vào trước án hạ. Ngoài tiền đường lại thấy báo triệu hai vị Phổ Quang Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát cùng ra quỳ dưới án đường báo rằng: "Vợ chồng Nguyễn gia đều có tâm đức, chuyên cần thờ phật, đã đem hết gia tài làm phúc, chỉ mong có con để báo hiếu từ thân. Hiếu tâm đã động đến Hoàng Thiên. Nay Hoàng Thiên đã định hứa cho hai vị Bồ Tát giáng trần phù giúp dương thế, đầu vào làm con nhà họ Nguyễn. Sắc đã truyền như lệnh, không được từ chối". 

Nằm mộng được bốn - năm tháng thì Thái bà có thai, sinh hạ một bọc được hai con trai mặt vuông, tai to, mắt phượng, mặt rồng, mày ngài, hàm én, tay dài quá gối, rốn có bảy điểm sao đẩu, tay có hai chữ Liên Hoa, thể diện kỳ dị, không ai sánh bằng... Được một trăm ngày, bỗng thấy một nhà sư từ ngoài đi thẳng vào Phật đường vào cầu dùng bữa cơm. Nguyễn Công bèn mang tiền gạo ra cho nhà sư. Nhà sư cười mà bảo rằng: “Ta nghe ông mới sinh hai người con. Ta cũng là nhà sư, nay ta đặt tên cho để sau này thành danh có thể nhớ ta vậy”. Nguyễn Công nghe vậy thì rất mừng, chịu vâng lĩnh. Nhà sư đặt tên cho người anh là Phổ Đàm Công, người em là Phổ Quảng Công, nói xong biến mất. 

Hai ngôi đình có Thành hoàng làng là hai anh em sinh đôi
Đình làng Tạ Xá thờ Quảng Công
Từ đấy, ngày qua tháng lại, hai ông vừa bảy tuổi, rất thông minh, trí tuệ hơn người, nhân dân địa phương đều nể sợ. Đến ngày 6 tháng 1 thì Thái bà mất. Nguyễn Công bèn làm lễ an táng ở nơi đất chùa. Từ đấy cha con cô đơn, không người nội trợ, sớm chiều cần lao thờ Phật, tuổi ngày càng cao, sức ngày càng yếu. Hơn 10 năm xa lìa quê nương tựa cảnh chùa, về lâu dài mà sống dựa nơi tha hương ắt khó khăn, chẳng bằng tìm về quê cũ nương tựa người thân. Nghĩ thế nên ông làm lễ trai giới bái tạ Phật tiền xin đưa hai con về hương quán (tức Lương Xá trang).

Từ khi về quê cũ, trải đã vài năm, hai con vừa 10 tuổi được truyền dạy kinh sách nhà Phật, các con đều thông tỏ. Vả lại, thiên bẩm lạ thường, những lúc Đàm Công, Quảng Công ra đường chơi, đều có áng mây vàng, hình như tán quạt trên trời che trên đầu làm một vùng huy hoàng trong mát, nhân dân Lương Xá trang cùng trông thấy, nhất thảy đều kinh sợ, nói rằng: “Nguyễn gia có phúc dày sinh được hai con trai chẳng Thánh thì cũng là Thần mới có điềm khí tượng dị kỳ ấy”. 

Đến năm 12 tuổi, gia tư cũng đủ dùng, Nguyễn Công bèn cho hai con vào học với Doãn tiên sinh, trường ở trang Tường Lan. Được mấy năm, kinh sách của Bách gia chư tử hai ông đều tinh thông, tam lược lục thao không chỗ nào không biết, nhiều sĩ tử kính nhường gọi hai người con của Nguyễn Công: phi thần đồng xuất thế, ắt Phật Thánh giáng trần.

Đến năm 15 tuổi, Nguyễn Công mất (ngày 18 tháng 10), Đàm Công, Quảng Công bèn làm lễ an táng cha ở đất trong ấp. Từ đấy, hai ông mở trường dạy dỗ con trẻ các gia đình trong ấp. Trải mấy năm, hai ông 19 tuổi. Bấy giờ thiên hạ có bệnh dịch. Nhân dân nơi nào trong phủ huyện bị bệnh tật, làm lễ kỳ đảo đều mộng thấy hai nhà sư áo mũ chỉnh tề đều xưng: Chúng ta là lưỡng phổ Bồ Tát phụng mệnh Từ Quân giáng thế, vốn sinh ra làm người dân Lương Xá, phụng mệnh Hoàng thiên coi giữ nơi này, năm nay vì bảo trợ dân chúng khỏi khí lệ mà tới. Từ đây, tin đồn truyền đi tất cả nhân dân trong vùng đều biết. Nhân dân các phủ huyện hễ bị bệnh dịch đều tìm đến Lương Xá làm lễ, xin hai ông một bài thơ về dán ở cửa lớn trong ấp, bệnh tật đều mất. Nhờ ân đức của hai ông, nhân dân các hương ấp nhất thảy đều quy phục xin làm thần tử.

Lúc ấy, Thục Vương mở khoa thi tuyển nhân tài, hai ông ở Lương Xá trang nghe tin bèn tới kinh thành dự thi. Vua thí vấn kỳ tài, hai ông ứng đối lưu loát, văn võ tinh thông, không gì không biết. Vua bèn xuống chỉ phong huynh công làm "Hội nghị triều chính", đệ công làm "Hộ bộ tả thị lang". Hai ông nhậm chức. Được một vài năm, thiên hạ thanh bình, hai ông xin vua hồi hương bái yết gia đường tiên tổ, truyền gia thần thiết lập Học cung sở, Nghị công thiết lập cung tại hai trại An Mỹ và Thái Hội, Thị lang công lập cung tại hai trại Ngọc Lâu, Tạ Xá. Tu lập cung sở xong, hai ông cho nhân dân ba mươi nén vàng làm của công để lại sau này tu tạo miếu từ phụng thờ. Nhân dân hoan hỷ vâng lĩnh. 

Trải ba năm, ở hai xứ Kinh Bắc và Sơn Nam có hùng kiệt nổi binh làm loạn, vua bèn cử hai ông làm Thống lĩnh tiết chế thiên hạ tướng quân, kinh lược hai xứ Kinh Bắc, Sơn Nam dẹp loạn. Hai ông phụng mệnh chia hai đạo thủy bộ cùng tiến thẳng đến Sơn Nam, Kinh Bắc, thiết lập đồn binh rồi truyền hịch phủ dụ bọn Thường Triệu công, Phấn Trương công, Đinh Vạn công. Không quá nửa năm, Kinh Bắc, Sơn Nam đều hết loạn. Vua lại phong cho Đàm Công làm Thái Bảo Đại tướng quân, Quảng Công làm Bố Chinh tướng quân. Vua còn cho Đàm Công giữ chức Quảng Tây Bộ trưởng, Quảng Công giữ chức Bố Chính Bộ trưởng. Hai ông phụng mệnh điều binh nhậm chức. Từ đây, gia môn quý hiển, làng ấp vinh phong, không một người thiếu thốn trong cuộc sống, đó chính là ân đức vô cùng của hai ông.

Trải qua được 5 - 6 năm, trong châu yên bình, mọi nhà cùng an hưởng thanh bình. Thế rồi ở Quảng Đông có giặc làm loạn tiến vào xâm lược nước ta. Vua bèn sai Bố chính Châu trưởng Quảng Công cất quân tiến đánh. Ông phụng mệnh cầm quân tiến thẳng đến nơi có giặc đánh lớn một trận, quân giặc đại bại, bắt được tướng giặc là Hồ Công đưa về kinh thành. Dẹp giặc xong làm biểu tấu, vua nghe lại hạ chiếu triệu hồi. Ông phụng mệnh trở về theo đường thủy (tức ngày 19 tháng 11). Thuyền tới sông Thiên Hán thì sóng to gió lớn, trời đất tối tăm, cùng lúc ông tự nhiên hóa ở sông Thiên Hán. Vua sai gia thần đến nơi ông hóa, truyền nhân dân địa phương lập đền thờ phụng, bao phong mỹ tự trường tồn cùng đất nước. 

***

Lại nói về Đàm Công. Khi Triệu Đà khởi binh đánh Thục, Thục Vương lệnh cho Đàm Công thống lĩnh tiền quân đi đánh giặc. Triệu Đà nhiều lần bị thua phải lui quân. Triệu Đà bảo các tướng rằng: "Thục Vương có dị thuật, lại có tướng tài, quân ta khó dẹp. Nhược bằng dùng mưu mà công chứ nếu đem đại binh đi đánh ắt bị thua". Bấy giờ Thục Vương có con gái là Mỵ Châu. Triệu Đà bèn đến cầu hôn cho con trai là Trọng Thủy. Đàm Công bèn can gián rằng: "Đà vốn người nước khác, âm mưu xâm chiếm nước ta có dã tâm tiếm vị, chứ chẳng phải kẻ chân thực, sao bệ hạ nhẹ tin? Đã chịu cầu hòa lại gả công chúa, thần sợ "dưỡng hổ di họa". Dám mong bệ hạ không nên như vậy". Nhà vua nói rằng: “Tâm ta tuy không nỡ như vậy, nhưng mà đã lỡ lời rồi”. Đàm Công thấy không thể đổi ý nhà vua bèn từ quan xin vua về quê. Vua cho và ban vàng bạc, binh sĩ đưa về. Ông bái tạ vua, hai mắt ngấn lệ cử giá hồi hương (ngày 10 tháng 12) về đến Thái Hội, nhân dân nghinh lễ bái tạ, ông thổ huyết mà hóa. Vua nghe trong lòng rất tiếc thương người lương thần, bèn lệnh cho đình thần về nơi hóa hành lễ, truyền nhân dân kiến lập hai cung từ ở hai nơi, bốn trại vâng mệnh phụng thờ. Hai trại Thái Hội, Yên Mỹ phụng thờ huynh công, đền lập nơi ngài hóa; hai trại Ngọc Lâu, Tạ Xá phụng thờ đệ công. 

Về sau, làng An Mỹ trở thành làng công giáo toàn tòng và làng Ngọc Lâu cũng trở thành làng công giáo, đình của hai làng An Mỹ và Ngọc Lâu không còn nữa. Vì vậy, chỉ còn làng Văn Hội thờ Đàm Công là quê nội của ngài, làng Tạ Xá thờ Quảng Công là quê ngoại của ngài.

Hai đình thờ hai ngài đều đã được UBND Thành phố Hà Nội cấp Bằng công nhận Di tích cấp tỉnh - thành phố (Quyết định ký cùng một ngày 24/1/2011) và hai làng cũng cùng tổ chức chung Lễ đón nhận Bằng Di tích cùng một ngày. 
(0) Bình luận
  • Niềm tự hào của xứ Mường huyện Ba Vì trong xây dựng nông thôn mới
    Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đợt 1 năm 2024, trong đó có xã Minh Quang (huyện Ba Vì) – địa phương miền núi có tới hơn 40% là đồng bào dân tộc Mường.
  • Tăng cường xây dựng người Ba Đình văn minh, thanh lịch, nghiêm túc, nghĩa tình
    Quận ủy Ba Đình đã tổ chức Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh chuyên đề năm 2024 về “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống”; triển khai Kế hoạch của Ban Thường vụ Quận uỷ về triển khai thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”; phát động cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4.
  • Phát huy vai trò của Phụ nữ Thủ đô trong xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch
    Tiếp tục triển khai hiệu quả 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố là một trong những nội dung trọng tâm được đề cập đến trong Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Thành uỷ Hà Nội “Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    UBND thành phố Hà Nội vừa có Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đến năm 2025”.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Chú trọng xuất bản các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
    Theo Chỉ thị 30 – CT/TU, ngày 19/2/2024 của Thành ủy Hà Nội, việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì, bền bỉ tiến hành thường xuyên. Trong đó yêu cầu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tăng cường vai trò định hướng các hội chuyên ngành, các chi hội; động viên văn nghệ sĩ, nhà báo tích cực tham gia, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, các tác phẩm báo chí có giá trị về tư tưởng nghệ thuật, góp phần nâng cao trình độ thẩm mỹ, cảm thụ văn hóa của Nhân dân, hình thành nhân cách chuẩn mực, nhất là giới trẻ, lan tỏa giá trị thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong thời kỳ mới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
  • Chợ Bến Thành được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố
    Chợ Bến Thành là một trong những địa danh tiêu biểu của TP HCM, lịch sử hình thành chợ gắn liền với đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đừng bỏ lỡ
Hai ngôi đình có Thành hoàng làng là hai anh em sinh đôi
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO