Văn hóa – Di sản

Hai dòng gốm Việt Nam cùng hội ngộ tại phố cổ Hà Nội

Thụy Phương 18/11/2023 21:01

Chiều ngày 18/11, tại Trung tâm Thông tin Di sản phố cổ Hà Nội (28 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm Gốm thủ công truyền thống Bát Tràng (Hà Nội) và Đông Hòa (Phú Yên).

Triển lãm do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với nghệ nhân gốm Nguyễn Trường Sơn làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) và nghệ nhân làng gốm Trường Thịnh, phường Hòa Vinh (thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) tổ chức.

gom-1.jpg
Bà Trần Thị Thúy Lan, Phó trưởng Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm.

Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, bà Trần Thị Thúy Lan, Phó trưởng Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cho hay: chào mừng kỷ niệm 18 Ngày di sản văn hóa Việt Nam (23/11) và hưởng ứng Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức gần 20 sự kiện, hoạt động văn hóa trong khu phố cổ. Triển lãm này là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động với mong muốn sẽ lan tỏa giá trị văn hóa để người dân và công chúng hiểu hơn về di sản văn hóa mà cha ông để lại…

gom-3.jpg
Nghệ nhân gốm Nguyễn Trường Sơn làng nghề Bát Tràng trình diễn kỹ thuật làm gốm.

Tại triển lãm, nghệ nhân Nguyễn Trường Sơn - người tiên phong của dòng gốm “Be chạch” ở Bát Tràng giới thiệu đến công chúng những sản phẩm hết sức độc đáo được làm từ kỹ thuật thủ công truyền thống. Đó là phương pháp làm gốm lưu lại dấu tay của người thợ làm gốm trên sản phẩm, tạo nên bề mặt lồi lõm tự nhiên. Đáng chú ý, tại triển lãm, nghệ nhân Nguyễn Trường Sơn còn trưng bày 7 bức tranh gốm hết sức độc đáo do anh sáng tác.

gom-6.jpg
Một số tranh gốm của nghệ nhân Nguyễn Trường Sơn giới thiệu tại triển lãm.

Nghệ nhân Nguyễn Trường Sơn chia sẻ: “Gốm Bát Tràng có lịch sử từ lâu đời. Trải qua thời gian, dòng gốm này vẫn phát triển và ngày một nâng cao. Trên giá trị tinh thần đó, những người trẻ như chúng tôi luôn cố gắng kế thừa và phát huy những tinh hoa của nghề gốm truyền thống, lan tỏa giá trị văn hóa của làng gốm Bát Tràng tới bạn bè trong nước và quốc tế”.

gom-4.jpg
Nghệ nhân Trần Thị Chiên giới thiệu về kỹ thuật cũng như nét đặc sắc của làng gốm Trường Thịnh.

Là một nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm nay, nghề làm gốm Trường Thịnh ở xã Hòa Vinh (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) cũng từng trải qua nhiều thăng trầm nhưng với nhiệt huyết của các nghệ nhân, làng nghề hiện vẫn được duy trì và hướng đến sản xuất các sản phẩm gốm mỹ nghệ độc đáo phục vụ người tiêu dùng. Tại triển lãm này một số sản phẩm truyền thống gốm gia dụng và gốm mỹ nghệ của dòng gốm Đông Hòa cũng đã được giới thiệu.

Đặc biệt, trong lễ khai mạc triển lãm, công chúng còn được trải nghiệm kỹ thuật làm gốm thủ công qua phần trình diễn của 2 nghệ nhân Nguyễn Trường Sơn (làng gốm Bát Tràng) và nghệ nhân Trần Thị Chiên (làng gốm Trường Thịnh).

gom-2.jpg
Trao tặng hoa cho hai nghệ nhân tại lễ khai mạc triển lãm.

Không chỉ là hoạt động giao lưu giới thiệu các tác phẩm gốm nghệ thuật tiêu biểu đại diện 2 dòng gốm của Việt Nam, triển lãm còn góp phần vào việc lan tỏa và phát huy các giá trị nghề thủ công truyền thống và quảng bá văn hóa địa phương.

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 18/12/2023./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Đền Voi Phục – Dấu ấn lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội
    Đặt chân đến Thủ đô Hà Nội - nơi từng viên gạch, từng mái đình, từng cổng làng đều mang theo hơi thở của lịch sử hơn một nghìn năm. Cho đến ngày nay, giữa lòng Thành phố Sáng tạo của UNESCO đầy nhộn nhịp, vẫn có những nơi như đền Voi Phục thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình như nằm ngoài dòng chảy của thời gian, nơi mà quá khứ và hiện tại giao thoa trong từng nếp rêu phong.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai): Tự hào 70 năm trưởng thành, phát triển
    Ngày 29/3, Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Hoàng Liệt long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập xã, phường Hoàng Liệt (2/4/1955-2/4/2025).
  • Ngành Y tế Hà Nội tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hết lòng phục vụ người dân
    Ban Giám đốc Sở Y tế Hà Nội vừa có thông báo về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan Sở Y tế Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Hai dòng gốm Việt Nam cùng hội ngộ tại phố cổ Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO