Văn hóa - Xã hội

Hà Nội tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề năm 2024

Đình Thế 18:43 18/03/2024

Nhằm góp phần vào việc giữ gìn, bảo tồn, phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024.

lang-nghe.jpg
Hội thi dự kiến diễn ra vào quý III năm 2024.

Theo đó, thời gian tiếp nhận và lựa chọn sản phẩm dự kiến quý III-2024. Thời gian chấm thi, dự kiến chấm thi vòng sơ khảo, vòng chung khảo trong quý III-2024. Lễ trao giải hội thi, dự kiến trong quý IV-2024.

Cơ cấu giải thưởng sẽ gồm: 1 giải Đặc biệt, 5 giải Nhất, 10 giải Nhì, 15 giải Ba, 30 giải Khuyến khích. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân tham gia dự thi còn được cấp giấy chứng nhận của Ban tổ chức và một số giải thưởng phụ của các nhà tài trợ.

Hội thi nhằm tôn vinh, khuyến khích các làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo những sản phẩm gắn với giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương, sản phẩm có tính mới, kỹ thuật, mỹ thuật, ứng dụng cao và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và quốc tế.

Đây cũng là sân chơi để các tác giả giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm.

Đối tượng dự thi gồm tất cả các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; có khả năng chế tác, sản xuất sản phẩm phù hợp quy chế.

Sản phẩm dự thi thuộc 5 nhóm đáp ứng được tiêu chí theo quy chế Hội thi ban hành, gồm: Nhóm mây, tre, lá, cói; nhóm sơn mài, khảm trai, ốc, gỗ mỹ nghệ; nhóm gốm sứ và thủy tinh; nhóm dệt và thêu; nhóm khác (điêu khắc đá, kim khí, hoa, tranh…).

Sản phẩm dự thi phải bảo đảm các tiêu chí: Sản phẩm mới do chính tác giả hoặc nhóm tác giả chế tác và tạo mẫu, không phải là sản phẩm sao chép; sản phẩm chưa đạt giải tại các hội thi khác (do cấp Thành phố hoặc tương đương trở lên tổ chức) ở trong và ngoài nước.

Mỗi tác giả, nhóm tác giả có sản phẩm làng nghề có thể gửi 1 hoặc một số sản phẩm, bộ sản phẩm dự thi. Các tác giả, nhóm tác giả tự chịu trách nhiệm về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm dự thi.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội: Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024 nhằm tạo sân chơi để các tác giả giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao giá trị sản phẩm.

Trước đó, năm 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tổ chức thành công Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội và trao 56 giải thưởng. Các sản phẩm đạt giải đều là những sản phẩm có ý tưởng mới; có tính thẩm mỹ cao; mang giá trị truyền thống, lịch sử văn hóa của địa phương, phù hợp với xu hướng cuộc sống và thị trường hiện nay; thân thiện với môi trường; có tính thương mại…

Thông tin chi tiết về Hội thi liên hệ: Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, số 73 đường Lê Hồng Phong, quận Hà Đông (Hà Nội).

Bài liên quan
  • Hội thi sản phẩm làng nghề Hà Nội có 56 tác phẩm đạt giải
    Năm 2023 là lần đầu tiên Hội thi sản phẩm làng nghề TP. Hà Nội được tổ chức. Hội thi cũng là sự kiện quan trọng trong chuỗi sự kiện hướng đến Festival Bảo tồn phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 do Bộ NN&PTNT và UBND TP. Hà Nội đồng tổ chức.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hương hoa mùa xuân tụ trong chén trà
    Năm nay mọi thứ dường như trôi qua chậm hơn, Lập Xuân rồi mà vẫn cứ rét ngọt và nắng hanh hao mãi. Phải đến qua Nguyên tiêu mới thấy lác đác mưa phùn cùng gió nồm ẩm thổi vào Giêng hai Bắc bộ. Chiều nay trà thất của tôi đón khách quý từ phương xa ghé thăm.
  • Huyện Chương Mỹ: Chuyển đổi số, cải cách hành chính, Đề án 06 là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá để phát triển
    Với quyết tâm cao, bám sát chủ đề công tác năm 2025 “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”, tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 24-CT/TU của Thành ủy Hà Nội, Chỉ thị số 39-CT/HU của Huyện ủy, quý I năm 2025, huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật, trong đó có công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06.
  • "Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá"
    Vừa qua, tại Hà Nội, Công ty TNHH TMDV Viên An Group (VAG), đơn vị độc quyền thương hiệu Yi He Tang tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố chính sách nhượng quyền Yi He Tang Việt Nam năm 2025 với chủ đề Nhượng quyền thông minh – Thành công bứt phá.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO