Chuyển động Hà Nội

Hà Nội: Tình hình thiệt hại và công tác ứng phó với bão số 3 tính đến ngày 11/9/2024

Kim Thoa 11/09/2024 18:43

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN vừa có báo cáo nhanh về công tác triển khai ứng phó với bão số 3 (Từ 19h00 ngày 10/9/2024 đến 7h00 ngày 11/9/2024).

4803_bao_6.jpg
Nhiều diện tích lúa ở ngoài thành Hà Nội bị ngập úng

Tại thời điểm 7h ngày 11/9/2024, một số hồ thủy điện trên hệ thống sông Hồng đang vận hành xả lũ: hồ Hoà Bình mở 01 cửa xả đáy, hồ Thác Bà mở 03 cửa xả mặt, hồ Tuyên Quang mở 06 cửa xả đáy, mực nước sông Hồng đang trên mức báo động II và có xu hướng tăng.

Mực nước trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,76m (trên BĐ2 0,26m); mực nước trên sông Đuống tại Thượng Cát là 10,11m (trên BĐ2 0,11m). Mực nước trong sông đang ở mức cao, mực nước lũ gây ngập lụt sâu, ngập lụt vùng ven sông, vùng trũng thấp ở một số khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nhiều vùng dân cư của địa phương có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân tại một số khu vực thuộc các quận, huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Đan Phượng, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh...

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Bắc Bộ kết hợp áp cao lục địa tăng cường, từ sáng sớm nay đến sáng 12/9 thành phố Hà Nội có mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Trước tình hình đó, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục chủ động triển khai các văn bản, các hoạt động phòng ngừa, ứng phó với bão theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

6-1-.jpg
Dân quân xã Cổ Đô, Ba Vì phối hợp với các đơn vị quân đội gặt lúa giúp nhân dân

Tình hình thiệt hại

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, để đảm bảo công tác phòng, chống úng ngập, hạ mực nước đệm trên hệ thống Công ty đã vận hành mở đập Thanh Liệt thời điểm 4h45', các trạm bơm đồng bông 1,2 Cổ Nhuế, cầu Bươu hoạt động không vượt quá 50% công suất, TB Yên Sở vận hành 18/20 bom.

Theo báo cáo của các Công ty Thủy lợi, đến 07h ngày 11/9/2024, vận hành 254 trạm bơm tiêu với 1.044 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng 3.177,88m³/h.

Theo báo cáo của Công ty Thoát nước Hà Nội, tại thời điểm 06h30' ngày 11/9/2024, qua công tác kiểm tra của Công ty trên địa bàn quản lý tại các lưu vực tình trạng úng ngập như sau:

Lưu vực sông Nhuệ: Hầm chui km9+656, Hầm chui số 3, số 5, số 6 Đại lộ Thăng Long; Ngã 3 Đại lộ Thăng Long - Lê Trọng Tấn, điểm Sunhouse...; từ thời điểm 05h00 ngày 11/9/2024, Công ty đã triển khai lực lượng ứng trực, giải quyết thoát nước, tua vớt rác tại các điểm còn úng ngập thuộc lưu vực sông Nhuệ; Từ 04h45 ngày 11/9/2024, Công ty đã triển khai mở đập Thanh Liệt, vận hành 18/20 máy bơm tiêu hỗ trợ cho sông Nhuệ; dự báo trong thời gian tới, mực nước sông Nhuệ khu vực nội thành sẽ rút nhanh; Các thông tin lượng mưa, chế độ vận hành trạm bơm, cửa phai và tinh hình úng ngập được cập nhật theo thời gian thực về Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước.

Khu vực ngoại thành: theo báo cáo của các quận, huyện, thị xã, tính đến thời điểm 19h ngày 10/9/2024 tình hình úng ngập như sau: lúa bị đổ 24.842 ha; lúa bị ngập 2.476 ha; rau màu bị ngập, ảnh hưởng 4.046 ha; cây ăn quả bị ảnh hưởng 3.924 ha, thủy sản bị ảnh hưởng 453 ha; nhà màng, nhà lưới bị ảnh hưởng 69.550 m; gia súc bị chết 29 con; gia cầm chết, thất lạc 37.508 con; cây xanh gẫy đổ 110.133 cây (theo báo cáo của các quận, huyện, thị xã bao gồm cây đô thị và các loại cây khác)...

Huyện Chương Mỹ: Mực nước sông Bùi đang trên báo động III, mực nước lũ đã tràn đê Bùi 2 và đê hữu Bùi tại vị trí có cao trình thấp khoảng từ 10-40 cm; các khu dân cư trong vùng đê bao bảo vệ bị ngập úng khi nước tràn qua đê và dâng cao như xã Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ. Các khu dân cư ở bãi dọc sông Bùi bị ngập khi nước đang dâng cao.

Huyện Quốc Oai: Các tuyến đường bị ngập: (1) cầu Tân Phú, Cầu Đại Thành ngập sâu 0,4m; (2) Đường tỉnh lộ 421B đoạn từ thôn Cấn Thượng đi Đông Yên ngập sâu 0,5 m; (3) Tại cầu 72 II thuộc địa phận xã Cộng Hoà ngập sâu 0,9 m. Tiểu ban đảm bảo an ninh trật tự và đảm bảo giao thông vẫn đang phân công lực lượng trực, chắn pano khu vực nguy hiểm, phân luồng giao thông, hướng dẫn nhân dẫn di chuyển cung đường an toàn; Tổng số xã bị ảnh hưởng do mưa lũ gây ngập úng 555 hộ với 2.471 nhân khẩu tại 5 xã: Cấn Hữu, Phú Cát, Liệp Tuyết, Tuyết Nghĩa, Đông Yên, Liệp Tuyết.

Huyện Thạch Thất: Đến 06h00 ngày 10/9/2024, trên địa bàn xã Cần Kiệm sông Tích dâng làm ngập 230 hộ với 943 nhân khẩu khu vực ngoài đê, trong đó: xã Cần Kiệm bị ngập 90 hộ với 388 nhân khẩu, xã Lại Thượng bị ngập 25 hộ với 96 nhân khẩu, xã Kim Quan có 13 hộ với 51 nhân khẩu, xã Phú Kim bị ngập 75 hộ với 308 nhân khẩu, TT Liên Quan bị ngập 27 hộ với 100 nhân khẩu; Xuất hiện sự cố bị tràn bờ: Đoạn đê bao Cần Kiệm đi Hạ Bằng (chiều dài 200m); đoạn Trường THCS Cần Kiệm đi Cửa Đình Phủ Đa (Chiều dài 200m); Đoạn trước của Đình Yên Lạc xã Cần Kiệm (chiều dài 50m); đoạn Gò Sui – Bồ Nảnh (xã Đồng Trúc – chiều dài 200m), bờ bao sông Tích đoạn Kim Quan, đoạn Tân Xã...

Quận Ba Đình: Kết quả đảm bảo an ninh, an toàn phòng chống bão số 3 trên địa bản quận Ba Đình (tính đến 7h00 ngày 11/9/2024). Trên địa bàn quận hiện còn 45 cây xanh gãy, đổ và 52 cây xanh bị nghiêng (trong có có 5 cây có dấu hiệu nguy hiểm). Hiện các lực lượng chức năng đang tập trung khắc phục; Kể từ 23h00 ngày 10/9/2024 đến 05h00 ngày 11/9/2024, nhiều địa bản các phường trên địa bàn quận có mưa to, sau trận mưa to ghi nhận 07 điểm ủng ngập trên địa bàn. Đến 21h00 ngày 10/9/2024, Sở chỉ huy tiền phương tại phường Phúc Xá và các lực lượng đã hoàn thành việc sơ tán 1.059 nhân khẩu của 276 hộ thuộc 6 địa bàn dân cư đến nơi an toàn; Ngay sau khi có lệnh báo động cấp 2 lúc 23h30 ngày 10/09/2024 Sở chỉ huy tiền phương tại phường Phúc Xá đã tổ chức tuyên truyền trên loa truyền thanh phường, zalo, loa kéo... yêu cầu các hộ dân chuẩn bị di dời đến nơi tạm trú tại điểm Trung tâm GDTX 67 Phó Đức Chính.

Huyện Sóc Sơn: Chịu ảnh hưởng ngập lụt ngoài bờ bãi sông Cầu, Cà Lồ, theo thống kê sơ bộ tổng số khoảng 3.311 hộ, 15.673 nhân khẩu; Diện tích sản xuất vụ mùa bị ngập: 1.120,7ha. Trong đó: Lúa 862,5ha, rau màu 258,2ha. Chủ yếu ngoài bờ bãi sông; Khoảng 00h30 ngày 10/9/2024, lũ sông Cầu tràn vượt tỉnh lộ 296 đường đi Cầu Vát gây nguy cơ ủng ngập toàn bộ diện tích canh tác nông nghiệp khoảng 230ha; Sự cố bờ bao Lai Sơn xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn: Khoảng 14h00 ngày 10/9/2024 xảy ra sự cố tràn bờ bao Đầm Khoai, xóm Cầu Lai, thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn gây sạt lở, vỡ bờ bao gây ngập úng khoảng 12ha đất canh tác nông nghiệp...

Quận Hoàng Mai: Xảy ra sự cố mạch sủi trên đỉnh cống qua đê Yên Sở. Hiện sự cố đã được xử lý...

Quận Long Biên: Diện tích vùng sản xuất nông nghiệp bị ngập úng khoảng 375 ha (Giang Biên 60ha; Phúc Lợi 70 ha; Cự Khối 150 ha; Thạch Bản 25 ha và Ngọc Thủy 70 ha).

Huyện Ba Vì: Tổng diện tích ngập úng 1.259ha lúa (trong đó 530 ha ngập sâu có khả năng không cho thu hoạch) và 494 ha rau màu các loại; Chăn nuôi: Tổng số gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi: 21.517 con; trong đó: Giá súc: lợn 05 con (xã Tản Lĩnh) và Gia cầm: 21.512 con gà, ngan vịt; Ngập úng, tràn bờ 120ha thủy sản; Tốc mái 570m2 mái tôn; Đổ 1.250m bờ bao của các hộ dân; Kẻ Tản Hồng tương ứng từ K13+900 đến K14+500 đê hữu Hồng thuộc địa bản các xã Tản Hồng, Châu Sơn huyện Ba Vì đường đinh kẻ bị lún tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đường bê tông..

Huyện Ứng Hòa: Hiện nước sông Đáy đang ở mức báo động II; Một số hộ dân sống ven sông bị ngập. Huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức di dời người dân khỏi vùng ngập úng. Đến thời điểm 06h00' ngày 11/9/2024 đã tổ chức di dời 28 hộ dân với 109 nhân khẩu (ở 4 xã, thị trấn: Viên Nội, Hoà Nam, Phù Lưu và thị trấn Vân Đình) đến nơi ở an toàn. Hiện đang tiếp tục chỉ đạo rà soát, hỗ trợ di dời những hộ bị ngập...

Huyện Gia Lâm: Diện tích lúa bị ảnh hưởng: 127ha; Diện tích rau hoa, cây cảnh: 272ha; Diện tích rau màu bị ảnh hưởng: 313ha; Diện tích cây ăn quả bị ảnh hưởng: 946ha...

Huyện Hoài Đức: Ngập úng, dập nát, đổ gãy khu vực sản xuất: Theo báo cáo của UBND các xã: Tổng diện tích thiệt hại: 847,2 ha; bao gồm: diện tích bị úng ngập: Lúa 39,2 ha; rau, hoa, ngô,.. 270 ha; cây ăn quả: 240 ha, thuỷ sản: 68 ha; Diện tích bị dập nát, gãy, đổ: rau màu 50 ha dập lát; ngô 50 ha đổ, gãy; cây ăn quả 130 ha đổ gãy cảnh, rụng quả; Gia súc, gia cầm: 830 con; Hiện tại trên địa bàn huyện có một số điểm bị ngập úng cục bộ như khu đô thị Geleximco, hầm chui qua cầu An Khánh, đường 32 đoạn qua thôn Lai xá, xã Kim Chung và khu chung cư Tân Việt, xã Đức Thượng, đoạn đường Trịnh Văn Bô kéo dài qua xã Vân Canh, chung cư Văn Canh, đường trục xã Lại Yên,... ngập khoảng 30-50cm. UBND các xã đã cử lực lượng phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; Bờ phải kênh chính Đan Hoài tại vị trí K8+705 địa bàn xã Minh Khai bị sụt, nghiêng đổ, dẫn đến sụt lún, nứt dọc vỉa hè với chiều dài khoảng 50m. UBND xã Minh Khai đã tiến hành căng dây, dựng rào chắn, cảnh bảo. Vỡ kênh T2-9 đoạn qua xã Kim Chung khoảng 10m đã kịp thời gia cố bằng cọc tre và tải cát. Tràn kênh T2-6 đoạn qua xã Lại Yên Xí nghiệp ĐTPT thuỷ lợi Đan Hoài đã xử lý, khắc phục...

Huyện Thanh Oai: Tình hình ảnh hưởng do mưa lớn và mực nước Sông Đáy, Sông Nhuệ dâng cao...

Huyện Mỹ Đức: Tính đến thời điểm 06h00 ngày 11/9/2024 tình hình úng ngập như sau: Khoảng 2.542 ha lúa mùa bị đổ, ngập (trong đó, ảnh hưởng nặng 1.838,7ha; ảnh hưởng nhẹ 703,39ha); hoa mẫu bị ảnh hưởng 361,87 ha; cây ăn quả bị đổ, gãy 19.989 cây; cây hàng năm (chuối, đu đủ...) bị đổ, gãy 70,4 ha; cây bóng mát, cây lấy gỗ bị đổ, gãy 7.075 cây; 01 con bò (ở xã Tuy Lai) bị cây đổ đè chết; 1.651 con gia cầm bị chết do sập chuồng...

Huyện Thanh Trì: 11 điểm ngập úng tại các khu dân cư tại các xã: Ngọc Hồi, Tam Hiệp, Tử Hiệp, Liên Ninh, Tân Triều. Tại một số khu vực (đường dọc sông Hoà Bình; đường 1A khu vực kho 6; đường 25m -Triều Khúc-Tân Triều; đường Vũ Lăng khu vực Công ty Vinafco,...) xảy ra tỉnh trạng ngập cục bộ. Theo thống kê sơ bộ, tổng diện tích bị ngập: 1.146 ha; diện tích lúa đã trỗ bông bị ngập, đồ: 950 ha (chiếm 89,1%) tại các xã Tả Thanh Oai, Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Liên Ninh, Hữu Hoà...; diện tích rau màu, cây ăn quả: 391 ha tại các xã Duyên Hà; xã Vạn Phúc, Yên Mỹ...; 35ha diện tích ao bị tràn bờ (tại các xã Yên Mỹ, Tam Hiệp, Hữu Hoà, Vĩnh Quỳnh)...

Huyện Đan Phượng: Mực nước sông Hồng lên cao gây úng ngập diện tích bãi sông là 5.063,8 ha, hoa màu bị ngập 41 ha (rau màu, chuối ngoài bãi sông).

Huyện Phú Xuyên: Sạt lở kênh A28 qua địa bàn xã Chuyên Mỹ dài 30m, tràn bờ kênh xã Phú Túc 10m. Nước tràn bờ kênh sông Lương qua địa bàn xã Phúc Tiến dài 50m, tiếp tục sản kênh sông Duy Tiên qua địa bản xã Châu Can (175m) và Đại Xuyên (350m), sạt bờ kênh Bim qua địa bàn xã Hồng Thái 146m. Sạt nứt mặt bờ đê sông Nhuệ qua địa bàn xã Vân Từ (20m), Tri Trung (30m), Phượng Dực (50m), Hồng Minh (180m), sạt kênh sông Bút qua địa bàn xã Minh Tân 140m, sạt bờ kênh sông Vân Đình của địa bàn xã Hồng Minh (180m), sạt kênh sông Bút qua địa bàn xã Minh Tân 140m,sạt bờ kênh sông Vân Đình của địa bàn xã Hồng Minh (150m), Kênh tiêu Tri Trung sạt 6m, cống tiêu Tri Trung sạt xung quanh cống. Cống trạm bơm thụy Phú - nước sông Hồng lên cao tràn qua cánh cổng...

Do ảnh hưởng của mưa, dông, hầu hết các địa phương đều có các ảnh hưởng, thiệt hại khác xảy ra liên quan đến ngập úng, sạt lở, sập đổ, tốc mái công trình v.v..

Công tác cứu trợ

Ngày 9/9/2024 lãnh đạo MTTQ Thành phố Hà Nội đã thăm hỏi động viên các địa phương bị ảnh hưởng do bão số 3.

Huyện Chương Mỹ: Sẵn sàng triển khai phương án đảm bảo đời sống, cứu trợ nhân dân, phương án hỗ trợ di dời nhân dân.

Huyện Quốc Oai: Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện đã huy động hơn 50 xe các loại như máy cẩu, máy xúc, máy cưa, máy cắt; 1600 người trong đó lực lượng Quân đội 150 người, dân quân tự vệ 690; thanh niên, phụ nữ, nhân dân trên địa bàn thuộc 21 xã, thị trấn tổ chức giải tỏa kịp thời cây đổ, gãy, VSMT không để ùn tắc giao thông và VSMT.

Huyện Thạch Thất: Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã huy động 1865 người và các phương tiện (10 máy nâng; 28 máy xúc, 17 xe tải; 102 cưa máy; 106 cưa tay; 2 máy hàn; 397 dao, 300 đèn pin, 230 cọc chống) để tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của bão số 3. Ngoài ra Huyện còn huy động lực lượng quân đội tại các đơn vị đóng quân trên địa bàn, lực lượng công an Huyện, xã để tập trung giải quyết, khắc phục nhanh các sự cố do thiên tai gây ra trên địa bàn...

Công tác khắc phục cứu trợ đang được thành phố và các ban ngành địa phương tiến hành, nhanh chóng triển khai phương án đảm bảo đời sống, cứu trợ nhân dân, phương án hỗ trợ di dời nhân dân.

Hiện tại mực nước sông Tích, sông Bùi đang ở mức cao (trên báo động III khoảng 50 cm), ảnh hưởng đến địa bàn các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức; đặc biệt là tình trạng ngập úng tại các khu dân cư.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố đề nghị các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố, đặc biệt là việc rút kinh nghiệm đối với các đợt thiên tai trước đây, rà soát kỹ các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước, sạt lở đất, ngập úng khu dân cư... nhằm đảm bảo an toàn cho Nhân dân ở mức cao nhất./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Tổ chức trọng thể Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam TP Hà Nội lần thứ VIII
    Sáng 15/10/2024, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội (quận Nam Từ Liêm), Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024-2029 diễn ra phiên trọng thể với sự tham dự của 400 đại biểu.
  • Diễu hành biểu dương lực lượng Thanh niên Thủ đô
    Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029, sáng 15/10 đã diễn ra chương trình diễu hành biểu dương lực lượng thanh niên Thủ đô.
  • Tạo cơ hội - giá trị - tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô
    Năm 2024 đánh dấu hành trình 70 năm phát triển Thủ đô kể từ ngày giải phóng. Bên cạnh những thành tựu thì những thời cơ và thách thức cũng đã đặt ra những yêu cầu mới đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố. Để tạo cơ hội mới, giá trị mới, tầm nhìn mới trong phát triển Thủ đô, thời gian qua, thành phố đã tập trung cho một trong những nhiệm vụ quan trong là lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với kỳ vọng phác họa rõ nét diện mạo Thủ đô trái tim của cả nước trong tương lai gần và 20 năm tiếp theo. Một quy hoạch chiến lược, hoạch định sự phát triển toàn diện của Thủ đô Hà Nội trong tương lai đã được xây dựng chứa đựng đủ đầy tình yêu, tâm huyết và khát vọng của đất và người Hà Nội hôm nay.
  • Chiều 14/10, Chủ tịch UBND TP Hà Nội sẽ đối thoại với thanh niên
    Trong các ngày 14 và 15/10 sẽ diễn ra Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Thủ đô Hà Nội lần thứ 8, nhiệm kỳ 2024 - 2029 tại Hà Nội với sự tham dự của 400 đại biểu thanh niên ưu tú đại diện cho các tầng lớp thanh niên.
  • Hà Nội: Đẩy mạnh tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính
    UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch Triển khai tái cấu trúc quy trình thủ tục hành chính, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) thành phố Hà Nội giai đoạn năm 2024 - 2025.
  • Cần nắm vững quy định Luật Thủ đô 2024 để triển khai thi hành Luật đồng bộ, thống nhất, hiệu quả
    Sáng 11/10, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô 2024 (Luật số 39/2024/QH15). Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở UBND Thành phố và kết nối tới các điểm cầu của 30 quận, huyện, thị xã; Sở, Ngành của Thành phố. Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Năm Du lịch Quốc gia 2025: “Huế - kinh đô văn hóa sáng tạo” và quảng bá các giá trị văn hóa Việt Nam
    Năm Du lịch Quốc gia 2025 tại tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam.
  • Đề nghị công nhận ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" là bảo vật quốc gia
    UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ VHTT&DL xem xét, báo cáo Hội đồng thẩm định hiện vật trình Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia cho ấn vàng “Hoàng đế chi bảo”.
  • Hà Nội nhận giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới”
    Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 đã chính thức công bố danh sách giải thưởng năm 2024. Thủ đô Hà Nội giành 2 giải thưởng “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới” và “Thành phố ẩm thực hàng đầu châu Á”.
  • Hơn 100 nghệ sĩ trong nước và quốc tế tham dự "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024"
    Diễn ra từ 13 - 15/10, "Tuần lễ Múa Việt Nam 2024" có sự tham dự của 8 đoàn nghệ thuật với hơn 100 nghệ sĩ, trong đó có cả các nghệ sĩ đến từ Thuỵ Điển, Nhật... đây là sân chơi nhằm tôn vinh nghệ thuật múa trong bối cảnh phát triển chung đa chiều và toàn cầu hóa.
  • Bên cây lộc vừng Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Bên cây lộc vừng Hồ Gươm của tác giả Nguyễn Thanh Kim nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024)
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • [Podcast] Ô Quan Chưởng – Cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long
    Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995. Ngày nay hầu hết các cửa ô khác chỉ còn lưu lại địa danh sau này trở thành tên gọi của phường phố như Ô Chợ Dừa, Ô Cầu Giấy ….
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • “Hồi sinh” ở di tích lịch sử cấp Quốc gia A So Airport
    Sau khi được khắc phục hậu quả chất độc hóa học, khu vực sân bay A So (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế) đã đảm bảo an toàn và tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hà Nội: Tình hình thiệt hại và công tác ứng phó với bão số 3 tính đến ngày 11/9/2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO