Chuyển động Hà Nội

Hà Nội tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động

Trung Kiên 11:54 13/08/2024

Với nhiều nỗ lực, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, chính sách…, tình hình kinh tế - xã hội Hà Nội trong tháng 7 và 7 tháng năm 2024 tiếp tục có những bước phát triển. Trong đó Hà Nội đã đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.

Thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho 145,8 nghìn lao động

Thông tin từ Cục Thống kê Thành phố Hà Nội vừa cho biết, trong tháng 7/2024, Thành phố Hà Nội đã hỗ trợ, giải quyết việc làm cho hơn 20,8 nghìn lao động, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó: Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách Xã hội cho các đối tượng nghèo, đối tượng chính sách vay với số tiền 327,6 tỷ đồng, giúp tạo việc làm cho 4,4 nghìn lao động.

dich-vu-viec-lam.jpg
Trong 7 tháng năm 2024, toàn Thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 145,8 nghìn lao động, đạt 88,3% kế hoạch năm.

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức 22 phiên giao dịch việc làm với 615 đơn vị, doanh nghiệp tham gia, kết quả có 1,7 nghìn lao động được tuyển dụng; số lao động được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao động, cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác là 14,8 nghìn lao động. Tính chung 7 tháng năm 2024, toàn Thành phố giải quyết việc làm cho 145,8 nghìn lao động, đạt 88,3% kế hoạch năm, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Cũng trong tháng 7/2024, Thành phố đã ra quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 7,4 nghìn người với số tiền được hỗ trợ là 210,6 tỷ đồng; 100% trường hợp đề nghị hưởng BHTN được tư vấn giới thiệu việc làm mới, trong đó hỗ trợ học nghề 297,7 triệu đồng.

Tính chung 7 tháng năm 2024, Thành phố Hà Nội đã ra quyết định hưởng BHTN cho 48,3 nghìn người với số tiền được hỗ trợ gần 1,3 nghìn tỷ đồng; 100% người thất nghiệp được tư vấn giới thiệu việc làm mới, trong đó hỗ trợ học nghề cho 459 người với số tiền 1,8 tỷ đồng.

Bảo đảm an sinh xã hội, đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa

Cục Thống kê Thành phố Hà Nội đồng thời, cho biết, trong tháng 7/2024, Thành phố thực hiện tốt việc chăm lo, thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp Kỷ niệm kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) nhằm tôn vinh, tri ân tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh và người có công với cách mạng đã cống hiến to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Bên cạnh đó, Đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội đã đến dâng hương tại các Nghĩa trang liệt sĩ và di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn Thành phố, tổ chức nhiều hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công”, góp phần động viên, chăm lo đời sống các gia đình người có công, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng về vật chất và tinh thần, xây mới hoặc sửa chữa nhà ở, nâng cấp tiện nghi sinh hoạt,... Nhân dịp này, Thành phố dành trên 120 nghìn suất quà với tổng kinh phí gần 191 tỷ đồng tặng các đối tượng chính sách, người có công.

Tháng 7/2024, Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 1.012 hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân người có công với kinh phí 857 triệu đồng. Tính chung 7 tháng năm 2024, Hà Nội đã tiếp nhận và giải quyết 6,2 nghìn hồ sơ hưởng chế độ người có công và thân nhân người có công. Tổng kinh phí chi cho công tác ưu đãi người có công là 1.481 tỷ đồng, trong đó thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho 79,2 nghìn người có công và thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 1.274 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần là 125 tỷ đồng; chi quà Tết 35 tỷ đồng; chi điều dưỡng người có công 47 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công tác giảm nghèo luôn được Thành phố quan tâm thực hiện, từ đầu năm đến nay đã có 713 ngôi nhà được khởi công xây sửa, đạt 98,5% kế hoạch năm, trong đó 473 nhà xây mới và sửa chữa đã hoàn thành.

Tính đến cuối tháng 7/2024, toàn Thành phố Hà Nội có 203,3 nghìn đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với tổng kinh phí chi trả 7 tháng năm 2024 là 1.040 tỷ đồng. Thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng 3.016 đối tượng bảo trợ xã hội là người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật, trẻ em bị mất nguồn nuôi dưỡng và các đối tượng bảo trợ xã hội khác tại các cơ sở trợ giúp xã hội của Thành phố với mức trợ cấp nuôi dưỡng thấp nhất là 1,8 triệu đồng/người/tháng (riêng trẻ em dưới 4 tuổi là 2,2 triệu đồng/tháng) và chi khác 350 nghìn đồng/tháng.

Tổng chi 3 loại hình bảo hiểm đạt 44,4 nghìn tỷ đồng

Theo Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, năm 2024, kế hoạch Thành phố giao tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế (BHYT) đạt 94,5% dân số. Tỷ lệ tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đạt 45% số người trong độ tuổi lao động; số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 2,5%. Số người tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) đạt 40% lực lượng lao động.

luong-huu-2.jpg
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chia sẻ với người nhận lương hưu tại Hà Nội.

Ước tính đến hết 7/2024 theo Báo cáo của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, tỷ lệ bao phủ BHYT của Thành phố đạt 94,4% dân số10 với 8.039 nghìn người tham gia, tăng 1,2% so với thời điểm 31/12/2023 và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Có 2.080 nghìn người tham gia BHXH bắt buộc (chiếm 44,5% lực lượng trong độ tuổi lao động), tăng 1,1% và tăng 4,6%; hơn 87,2 nghìn người tham gia BHXH tự nguyện (chiếm 2,5%), tăng 6,1% và tăng 13,5%. Số người tham gia BHTN là 2.012 nghìn người (chiếm 41,5%), tăng 1,1% và tăng 4,7%.

Tính đến cuối tháng 7/2024, tổng số tiền thu từ BHXH, BHYT, BHTN là 38,5 nghìn tỷ đồng, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Tổng chi BHXH, BHYT, BHTN là 44,4 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023 (trong đó chi lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng là 25 nghìn tỷ đồng; chi khám chữa bệnh BHYT 14,2 nghìn tỷ đồng)./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê tại đê Hữu Đáy, huyện Quốc Oai
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO