Chuyển động Hà Nội

Hà Nội tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về khoa học công nghệ

PV 08:51 15/02/2023

Chiều 14/2, Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác khoa học và công nghệ năm 2023. Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

image_gallery-2-.jpg
Toàn cảnh Hội nghị

Thời gian qua, UBND Thành phố đã ban hành và chỉ đạo triển khai hiệu quả nhiều chương trình, đề án, kế hoạch về đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021 - 2025.

Thành phố tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển thị trường khoa học và công nghệ cùng nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc triển khai các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm có giá trị thực tiễn và khả năng thương mại hóa cao, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển ý tưởng, hoàn thiện công nghệ, phát triển sản phẩm mới làm cơ sở thành lập các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Thành đoàn Hà Nội đã chủ động tổ chức được nhiều hoạt động thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cho thanh niên, học sinh, sinh viên Thành phố.

Các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất đã góp phần nâng cao năng suất, điển hình trong sản xuất nông nghiệp, việc ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học trong việc sản xuất các loại giống cây, con, kỹ thuật canh tác, phòng trừ dịch bệnh, bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản đã tạo bước đột phá nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; cơ giới hóa đã được ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp như cơ giới hóa khâu làm đất, máy tuốt lúa, gặt đập liên hợp,... cũng góp phần tăng năng suất lao động xã hội. Bên cạnh đó, nhiều mô hình sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đạt hiệu quả đã được nhân rộng như: xây dựng cánh đồng mẫu lớn, chăn nuôi bò chất lượng cao, tổ đoàn kết đánh bắt thủy sản, các liên minh sản xuất,... góp phần nâng cao năng suất và chất lượng tăng trưởng và tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng dần.

Hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nhà nước, công tác sáng kiến, hoạt động duy trì, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm chủ lực đã được sự quan tâm của UBND các quận, huyện, thị xã.

Tuy nhiên, KHCN&ĐMST còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, chưa thực sự trở thành động lực quan trọng để nâng cao năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

Vì vậy, nhằm thúc đẩy hoạt động KHCN&ĐMST, năm 2023, ngành Khoa học và Công nghệ Thủ đô xác định tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền Chương trình 07-CTr/TU và Kế hoạch 185/KH-UBND có trọng tâm, trọng điểm, theo từng giai đoạn, bám sát lộ trình đã đề ra.

Hoàn thiện nội dung đề xuất cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo cụ thể để đưa vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Tập trung nguồn lực cho nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch đã được ban hành. Phát triển nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và quản lý đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Thúc đẩy hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ và năng lực đổi mới sáng tạo. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Đồng thời, phát huy vai trò của Hà Nội là trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của cả nước.

pct.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận những đóng góp quan trọng của KHCN&ĐMST vào sự phát triển của Thủ đô trong thời gian qua. Đồng chí khẳng định KHCN&ĐMST đã và đang trở thành lực lượng sản xuất, động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Phát triển KHCN&ĐMST không chỉ là nhiệm vụ riêng của Sở Khoa học và Công nghệ, của các chuyên gia, nhà khoa học, các viện nghiên cứu mà là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Do đó, cần có sự quan tâm tham gia, triển khai thực hiện của toàn thể các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn Thành phố.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố, Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 05/5/2022, của Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt trên 36.000 USD; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ KHCN&ĐMST, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn đề nghị các sở, ban, ngành tập trung vào việc hoàn thiện cơ chế, chính sách để đưa vào dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi. Tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về KHCN, đặc biệt các chính sách đặc thù và vượt trội về KHCN như đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao, nguồn lực tài chính…

Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện đề án chuyển giao Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về Hà Nội và ra mắt Trung tâm ĐMST, Trung tâm thiết kế giới thiệu sản phẩm làng nghề ngay trong năm nay. Xây dựng cơ sở dữ liệu dung chung toàn Thành phố. Song song với đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức đặt hàng, liên kết các nhà khoa học, các viện, các trường đại học trong và ngoài nước trong nghiên cứu khoa học Thủ đô. Chủ động tham mưu, xin ý kiến chỉ đạo Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ trọng tâm.

Theo Cổng giao tiếp Hà Nội 

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 26: Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại
    Ngày Sân khấu Việt Nam (ngày giỗ Tổ sân khấu) 12/8 âm lịch hằng năm là dịp để văn nghệ sĩ trên mọi miền đất nước tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. Podcast “Hộp nghệ thuật” số này của Tạp chí Người Hà Nội có dịp được gặp gỡ NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hà Nội để cùng trò chuyện về chủ đề “Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại”.
  • Trẻ em Thủ đô vui Tết Trung thu cùng “Sắc màu”
    Nhân dịp Tết Trung thu, Bảo tàng Hà Nội cùng Câu lạc bộ mỹ thuật Siêu nhân nhí phối hợp tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Sắc màu”.
  • Lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tiếp biến “di sản quy hoạch”
    Hà Nội đang thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá, trong đó có việc lập “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Quá trình lập Quy hoạch Thủ đô đang đến giai đoạn nước rút, quan trọng nhất.
  • Xu hướng khách du lịch đến Huế bằng tàu biển ngày càng tăng mạnh
    Du lịch tàu biển ở Thừa Thiên – Huế có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây và trong 7 tháng năm 2023 đón 13.300 khách đến Cảng Chân Mây.
  • Hà Nội và Quảng Châu tăng cường hợp tác thương mại, du lịch
    Sáng 26-9, tại thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, tiếp tục chương trình chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự, chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND thành phố Hà Nội và chính quyền thành phố Quảng Châu.
Đừng bỏ lỡ
  • Sân khấu truyền thống Huế có thêm nhiều phương thức hoạt động mới
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Nghệ sỹ Sân khấu tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch).
  • Hoa hậu H'Hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng"
    H'hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng" và Bằng khen cho văn nghệ sĩ tích cực từ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM như sự công nhận cho đóng góp đầy tích cực.
  • Cốm xào - món ngon tròn vị thu Hà Nội
    Cốm là “một thức quà thanh nhã và tinh khiết”, là đặc sản của riêng Hà Nội. Trong tâm tưởng của người Hà Nội, mùa thu bao giờ cũng gắn liền với cốm và những món ăn tinh tế từ món quà thu xanh như ngọc lưu ly này.
  • Hồ Quỳnh Hương cùng dàn sao hội tụ trong đêm nhạc đặc biệt
    Đêm nhạc "Những ngôi sao Hà Nội" diễn ra vào 20h tối 28/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, quy tụ dàn nghệ sĩ tên tuổi thành danh từ cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội".
  • Sôi động cuộc thi âm nhạc dành cho học sinh phổ thông
    Cuộc thi Rap Olympia mùa 1 được tổ chức từ ngày 23/9 đến 13/10, với mong muốn tạo ra một sân chơi về nghệ thuật cho tất cả các bạn học sinh trung học phổ thông có niềm đam mê về âm nhạc.
  • Ốc Trung thu - ẩm thực cổ truyền Hà Nội
    Trong dịp Tết Trung thu, ngoài mâm cỗ trông trăng với các sản vật đặc trưng của mùa thu và bánh nướng, bánh dẻo, cỗ ngọt cho con trẻ, người Hà thành còn có nhiều món ăn độc đáo từ ốc vào dịp Trung thu như: ốc nấu thả, ốc hấp lá gừng, ốc xào khế, ốc bung chuối đậu, ốc luộc.
  • Xiếc và rock kết hợp trong “Thiên thần lên núi”
    Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Tống Toàn Thắng và Liên đoàn Xiếc Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ khi công bố chương trình xiếc và rock mang tên “Thiên thần lên núi” với sự tham gia của ban nhạc Ngũ Cung.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động trang trí, cổ động trực quan và chương trình nghệ thuật chào mừng.
  • Một dạng từ láy
    Dần dần, từ từ, thường thường, đều đều, mãi mãi, nhanh nhanh, hay hay, luôn luôn… là những cặp từ láy đôi trùng lặp. Hầu hết từ láy đôi trùng lặp đều có chức năng diễn tả nhịp độ, tần suất sự việc đang trải qua trong tiến trình thời gian. Những từ chỉ dùng một tiếng thì nghĩa sẽ khác khi dùng cả hai (từ láy), như vậy, sự lầm lẫn, thiếu chính xác khi sử dụng ít xảy ra. Riêng hai cặp từ mãi mãi và luôn luôn, khi nào chỉ dùng một từ, khi nào dùng cả từ láy và điều cần bàn, nếu muốn cho lời nói, câu văn chuẩn xác.
  • Công diễn vở opera Việt - Nhật “Công nữ Anio”
    Tối 22/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra buổi công diễn đầu tiên vở opera “Công nữ Anio”, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023.
Hà Nội tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách về khoa học công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO