Những ngày mùa thu lịch sử kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2023), trên mỗi góc phố, con đường Thủ đô Hà Nội rực rỡ cờ Tổ quốc, áp phích, pa-nô với sắc đỏ - vàng khơi dậy niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê hương đất nước trong mọi tầng lớp nhân dân.
Kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Thông báo số 731/TB-UBND, đề nghị các cơ quan, đơn vị, bệnh viện, trường học và nhân dân trên địa bàn Thành phố treo cờ Tổ quốc từ ngày 18/8 đến hết ngày 3/9/2023.
Trên nhiều tuyến phố của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến những ngày này, đi đến đâu người dân cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh cờ Tổ quốc được treo trang trọng trước các cơ quan, đơn vị, nhà dân...78 năm trước, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước quốc dân đồng bào, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước được giới thiệu cạnh Tòa nhà Quốc hội, đối diện Lăng Bác. Trong "Tuyên ngôn độc lập" ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy".Sắc đỏ vàng, băng rôn, khẩu hiệu... tuyên truyền về Đảng, Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được treo ở tất cả các tuyến phố của Hà Nội trong những ngày mùa Thu lịch sử.Những ngày Thủ đô kỷ niệm các ngày lễ trọng, khu vực Trung tâm của Hà Nội (ngã tư phố Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng - Hàng Khay cạnh Hồ Hoàn Kiếm) thêm rực rỡ. Nhà hát Lớn Hà Nội từng là nơi diễn ra cuộc mít-tinh phát động khởi nghĩa giành chính quyền do mặt trận Việt Minh tổ chức ngày 19/8/1945. Qua 200 năm, "thánh đường nghệ thuật" vẫn là một chứng nhân lịch sử, đồng thời trở thành công trình kiến trúc có một không hai với những giá trị kiệt xuất về văn hoá, kiến trúc và mỹ thuật. Một thành phần hiếm có của đô thị và kiến trúc Thủ đô góp phần cho sự mở rộng giao lưu văn hoá của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế.Bắc Bộ phủ - Nhà khách Chính phủ (phố Ngô Quyền, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm) hiện nay. Đây là một di tích lịch sử - văn hóa nổi bật của Thủ đô, nơi ghi dấu cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Hà Nội, cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng sống, làm việc sau Cách mạng Tháng Tám cho đến ngày Toàn quốc kháng chiến. Ngày nay, Bắc Bộ phủ là một di tích - điểm đến quan trọng của Hà Nội ngàn năm văn hiến.Cờ Tổ quốc, cờ Đảng tung bay phấp phới trước trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Phố Lý Thái Tổ , quận Hoàn Kiếm).Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên mọi nẻo đường Thủ đô. Những hình ảnh này khiến mỗi người dân Hà Nội cũng như Việt Nam trỗi dậy niềm tự hào dân tộc, truyền thống, lịch sử hào hùng trong công cuộc đấu tranh dựng nước, giữ nước và phát triển không ngừng như hôm nay./.
Tối 26/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật chào mừng 78 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2023) tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Ngày 25/6/2025, Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội tổ chức trang trọng hội nghị Gặp mặt tri ân các thế hệ nhà báo Thủ đô và khen thưởng tập thể, cá nhân hội viên nhà báo các cơ quan báo chí Hà Nội, nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025).
Hướng tới kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 – 28/6/2025), sáng 26/6 tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu Thủ đô năm 2025. Sự kiện góp phần tôn vinh những mái ấm gương mẫu, giàu trách nhiệm với cộng đồng, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa trong đời sống xã hội.
Ba thập kỷ nhìn lại, quận Tây Hồ đã ghi tên mình vào bản đồ đô thị hiện đại của Thủ đô Hà Nội không chỉ bằng những công trình, con đường hay chỉ số tăng trưởng mà bằng cả những chuyển biến sâu sắc trong chất lượng sống, trong tư duy quản trị và trong tinh thần xây dựng cộng đồng người dân “thanh lịch, văn minh”, đúng với bản sắc của đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
Không sinh ra tại Hà Nội nhưng nhà báo Hồ Quang Lợi – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập báo Hà Nội Mới có một tình yêu lớn với Thủ đô. Ông chia sẻ: “Đọc các bài viết, xem một số bộ phim truyền hình anh em báo chí làm về Hà Nội, tôi thấy trong đó không chỉ có kỹ năng về nghề nghiệp, mà luôn có rung cảm của trái tim. Trái tim dành cho Hà Nội. Trái tim dành cho đất nước Việt Nam của chúng...”.
Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
Nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội khẳng định: “Phát huy vai trò của Chi bộ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” không chỉ là nhiệm vụ chính trị mà còn là sự thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm nghề nghiệp của người nghệ sĩ”.
Thay mặt Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí Thường trực Thành ủy Hà Nội đã trao các Quyết định, Nghị quyết của Thành phố về công tác nhân sự tại phường Hà Đông (mới) để phường vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
Chiều 30/6, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn công tác của Thành phố, dự lễ trao các quyết định của Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ thuộc Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Dương Nội (mới).
Triển khai các Nghị quyết, Quyết định của Thành phố Hà Nội, trưa 30/6, Đảng ủy - HĐND – UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Thanh Xuân (mới) tổ chức lễ trao các quyết định của Thành phố về công tác cán bộ của phường. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội dự buổi lễ.
Chiều 30/6, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và đồng chí Nguyễn Chí Lực Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã trao các quyết định của TP Hà Nội về công tác cán bộ tại 5 xã mới của Sóc Sơn.
Xác định cải cách thủ tục hành chính (TTHC) gắn với phân cấp, ủy quyền là nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời tập trung xây dựng cơ chế liên thông hiện đại; nâng cao sự hài lòng của người dân; sẵn sàng vận hành chính quyền 2 cấp hiệu lực, hiệu quả; kết thúc 6 tháng đầu năm 2025, công tác cải cách hành chính của TP. Hà Nội đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt trong cải cách TTHC và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Thành phố Hà Nội vừa công bố bản đồ địa chính, bản đồ hình thể cho 126 xã, phường mới khi thực hiện “Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp” trên địa bàn.
Chiều 30/6, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn dự lễ trao quyết định của thành phố về công tác cán bộ tại các phường: Tây Hồ, Phú Thượng, Hồng Hà.
Chiều 30/6, tại trụ sở Đảng uỷ - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam phường Đại Mỗ, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định thành lập phường Đại Mỗ và Quyết định về công tác cán bộ của phường.
Chiều 30/6, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Tây Tựu đã tổ chức lễ trao các quyết định của Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ tại phường Tây Tựu.
Sáng 30/6, Hà Nội công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
Từ ngày 1 đến 31/7/2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức chuỗi hoạt động với chủ đề “Về làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống”. Sự kiện có sự tham gia của hơn 100 đồng bào đến từ 16 dân tộc, nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho thiếu nhi, đồng thời giới thiệu những giá trị đặc sắc trong đời sống văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
Sáng 29/6/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng, lễ khai mạc trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” đã diễn ra, mở đầu cho chuỗi hoạt động tổng kết chương trình kêu gọi ý tưởng sáng tác sách thiếu nhi. Đây là một sáng kiến được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), phối hợp thực hiện cùng ECUE VGEM và Nhà xuất bản Kim Đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chương trình Investing in Women, một sáng kiến của Chính phủ Australia.
Ra đời từ đầu thế kỷ 17 và phát triển rực rỡ trong thời kỳ Edo, Bunraku không chỉ là di sản văn hóa đặc sắc của Nhật Bản mà còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2003.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...