Chuyển động Hà Nội

Hà Nội: Quyết tâm không để dịch Covid-19 bùng phát trở lại

Kim Thoa 08:41 19/04/2023

Ngày 18/4, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 1149/UBND-KGVX về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội; các sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã.

dsc01244.jpg
Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà kiểm tra tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (ảnh: soyte.hanoi.gov.vn)

Công văn yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ, Thành ủy, UBND thành phố trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác; tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng và các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị chủ động nắm bắt tình hình dịch bệnh trong nước, thành phố và địa phương để có phương án triển khai kịp thời. Các cơ quan kiên quyết, kiên trì và kiên định bảo đảm kiểm soát tình hình dịch bệnh để phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, phòng bệnh từ sớm, từ xa và từ cơ sở, mục tiêu dứt khoát không để dịch bệnh bùng phát trở lại. Các địa phương chịu trách nhiệm toàn diện trong phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn, đảm bảo nhân lực, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, hóa chất đáp ứng phòng, chống dịch bệnh theo phương châm “4 tại chỗ”.

Các cơ quan đơn vị thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống Covid-19 của Bộ Y tế; chỉ đạo tăng cường nhân lực hỗ trợ cho cơ sở y tế theo diễn biến dịch bệnh, giám sát người nhiễm Covid-19 tại nhà, quản lý chặt chẽ đối tượng nguy cơ mắc Covid-19 để có những biện pháp y tế kịp thời đối với ca bệnh và cả những người tiếp xúc gần.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị tăng cường kiểm tra phòng chống dịch Covid-19 đối với các cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh, tổ chức sự kiện, dịch vụ tại địa phương.

Công văn 1149 yêu cầu các quận, huyện, thị xã phải triển khai các giải pháp đẩy mạnh tổ chức việc tiêm chủng, bảo đảm không bỏ sót đối tượng, mặt khác, rà soát và dự trù nhu cầu vắc xin gửi về Sở Y tế để được bố trí vắc xin và chịu trách nhiệm với đề xuất của đơn vị trực thuộc tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo hướng dẫn và phân bổ vắc xin của Bộ Y tế.

Đối với Sở y tế, UBND thành phố yêu cầu phải thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch của Trung ương; đẩy nhanh việc tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 nhất là với các nhóm đối tượng nguy cơ cao. Cùng với đó, Sở Y tế tổng hợp nhu cầu vắc xin của các quận, huyện, thị xã đề xuất với Bộ Y tế để cung ứng kịp thời, đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo hướng dẫn và phân bổ vắc xin của Bộ Y tế.

Sở Y tế cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục, cửa khẩu, các nơi công cộng tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng; Chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, chăm sóc điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người tuổi cao, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây chéo trong các cơ sở trị liệu.

Ngành Y tế Thủ đô cần tiến hành rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh Covid-19 theo nguyên tắc “4 tại chỗ”; đồng thời phân công số giường bệnh điều trị Covid-19 cụ thể đến từng đơn vị; bố trí đủ nhân lực để theo dõi điều trị Covid-19; chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân và chủ động nâng cao năng lực điều trị, nhất là năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực để đáp ứng yêu cầu điều trị. Mặt khác, ngành y tế tiếp tục bảo đảm hậu cần, kinh phí, thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch.

Tại công văn 1149 về việc tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Thông tin truyền thông, Sở Y tế và các đơn vị liên quan triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống Covid-19 tại các cơ sở giáo dục đặc biệt khi sinh viên, học sinh tới trường.

Liên quan đến vấn đề phòng, chống dịch tại nơi công cộng, UBND thành phố cũng yêu cầu Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị vận tải thực hiện nghiêm hướng dẫn của Bộ Y tế về sử dụng khẩu trang phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi công cộng đối với người phục vụ và hành khách tham gia giao thông.

UBND thành phố đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan chủ động cung cấp các thông tin về tình hình dịch, khuyến cáo người dân thực hiện thông điệp “2K” (khẩu trang và khử khuẩn) của Bộ Y tế trên các phương tiện giao thông công cộng tại các sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 sắp tới. Các cơ quan thông tin về lợi ích, tác dụng của vắc xin, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Nghệ thuật múa Hàn Quốc “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại”
    Các nghệ sĩ Hiệp hội Múa Gyeonggi Hàn Quốc biểu diễn múa “Vũ điệu thời gian: Truyền thống & Hiện đại” tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (TP Huế).
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Quyết tâm không để dịch Covid-19 bùng phát trở lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO