Hà Nội: Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước lĩnh vực văn hóa và thể thao

Phương Anh| 08/12/2022 13:32

Ngày 7/12, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác pháp chế và quán triệt văn bản quy phạm pháp luật ngành Văn hóa và thể thao năm 2022.

taphuan2.jpg

Theo thông tin từ hội nghị, năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 có 23 văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình. Trong đó, Chính phủ ban hành 4 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 quyết định và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành 18 thông tư.
Hội nghị là diễn đàn để cán bộ, công chức, viên chức gặp gỡ, cùng nhau tiếp thu đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật của ngành; từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.
Bên cạnh trao đổi những khó khăn, bất cập phát sinh trong tổ chức thực hiện công tác pháp chế, đưa ra kiến nghị, đề xuất giải pháp trong thời gian tới; hội nghị cũng phổ biến các văn bản mới trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và gia đình. Cụ thể như: Nghị định số 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo; Nghị định số 40/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú; Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Ban hành quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đô thị văn minh…
Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh cho biết, để hoàn thành các nhiệm vụ, điều kiện tiên quyết nằm ở đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Vì vậy, hội nghị là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho lực lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan. Trong năm 2022, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức 7 lớp tập huấn các văn bản thuộc lĩnh vực của ngành Văn hóa, với hơn 5 nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia, kịp thời triển khai, phổ biến các kiến thức, kỹ năng phục vụ công tác.

taphuan1.jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh phát biểu tại hội nghị.


Hà Nội giám sát công tác quản lý di sản đối với các cơ sở tôn giáo
Chiều 7/12, Đoàn giám sát do Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Kim Dung làm Trưởng đoàn đã giám sát công tác quản lý di sản đối với các cơ sở tôn giáo tại huyện Thạch Thất.
Đến hết tháng 11/2022, có 101 di tích trong 209 di tích của huyện Thạch Thất đã được Nhà nước xếp hạng. Trong đó, chùa Tây Phương được xếp hạng Di tích cấp quốc gia đặc biệt; 34 di tích cấp quốc gia và 66 di tích cấp tỉnh, thành phố; đang lưu giữ 92 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó 18 di sản được ưu tiên bảo vệ.
Sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân đã góp phần giúp công tác quản lý bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa đạt nhiều kết quả quan trọng. 100% di tích được xếp hạng đã được cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ; nhiều di tích đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
Giai đoạn 2016-2020, huyện có 41 di tích được tu bổ tôn tạo, tu sửa cấp thiết với tổng kinh phí 133 tỷ đồng. Giai đoạn 2021-2025, huyện đang triển khai 29 dự án tu bổ tôn tạo cho 29 di tích lịch sử văn hóa với tổng mức nhu cầu vốn trên 925 tỷ đồng; đề xuất cấp trên bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2023-2025 đầu tư tu bổ tôn tạo 23 di tích với tổng nhu cầu vốn trên 435 tỷ đồng. 100% di tích được tu bổ tôn tạo đều có đóng góp bằng kinh phí và ngày công của nhân dân địa phương, tổng kinh phí xã hội hóa đạt trên 50 tỷ đồng. Từ đầu năm 2021 đến nay, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, UBND xã triển khai 10 dự án tu bổ tôn tạo chùa, với tổng vốn khái toán 414 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Kim Dung - Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội ghi nhận những cố gắng, kết quả đạt được của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội huyện Thạch Thất trong công tác quản lý di sản đối với các cơ sở tôn giáo trên địa bàn. Đồng thời đề nghị huyện Thạch Thất quản lý chặt an ninh tại các cơ sở tôn giáo; đề xuất các phương án tu bổ, tôn tạo di tích; quản lý tốt về tài chính, quản lý hòm công đức bảo đảm bám sát Luật Di sản và các quy định của pháp luật.
Cũng trong ngày 7/12, Đoàn đã giám sát công tác quản lý di sản đối với các cơ sở tôn giáo trên địa bàn quận Cầu Giấy và giám sát thực tế tại chùa Hà.
Quận Cầu Giấy có 50 di tích trong danh mục quản lý, 38 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và thành phố; 19 lễ hội truyền thống, trong đó, 16 lễ hội được UBND thành phố công nhận di sản văn hóa phi vật thể. Từ năm 2005 đến 2021, UBND quận tổ chức tu bổ 41 lượt di tích với kinh phí gần 400 tỷ đồng; kiểm kê, lập hồ sơ khoa học hiện vật tại 28/38 di tích được xếp hạng phục vụ quản lý và bảo quản đồ thờ, hiện vật tại di tích; phối hợp đề xuất và lập hồ sơ 2 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 21 di tích xếp hạng cấp thành phố.
Năm 2022, quận thành lập 9 Ban giám sát đầu tư của cộng đồng để giám sát công trình xây dựng tại các phường, thực hiện 5 dự án tu bổ, tôn tạo di tích bằng nguồn ngân sách với kinh phí 40,079 tỷ đồng; phê duyệt chủ trương đầu tư 3 dự án trong giai đoạn 2022-2025; giao nhiệm vụ chuẩn bị chủ trương đầu tư 3 di tích…
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Thị Kim Dung kết luận sau buổi giám sát rằng thời gian tới, quận cần tiếp tục siết chặt công tác quản lý di sản đối với các cơ sở tôn giáo trên địa bàn. Trong đó, việc quản lý, bảo quản các di vật, cổ vật trong các di tích cần được thực hiện tốt hơn. UBND quận chỉ đạo thực hiện các dự án tu bổ, tôn tạo di tích bảo đảm đúng luật; nhân rộng mô hình xây dựng “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn hấp dẫn” trên địa bàn…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước lĩnh vực văn hóa và thể thao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO