Hà Nội: Huyện Gia Lâm tổ chức cưỡng chế đập phá lăng mộ, không cho lấy hài cốt mẹ?

Theo Phụ nữ News (phununews.vn)| 04/10/2019 15:33

Nhiều tài sản, ảnh thờ của người dân… bị đoàn cán bộ huyện Gia Lâm thu giữ không lập biên bản!? Đáng nói là việc đập phá lăng mộ không cho người thân lấy hài cốt bất chấp ý nguyện của người dân.

Hà Nội: Huyện Gia Lâm tổ chức cưỡng chế đập phá lăng mộ, không 

Thực hiện nội dung cưỡng chế theo Quyết định 2941 của UBND huyện Gia Lâm, ngày 18/9/2019 đoàn cán bộ xã Lệ Chi, cán bộ huyện Gia Lâm với sự hỗ trợ của lực lượng an ninh đã tiến hành đưa phương tiện vào dỡ bỏ các công trình trên diện tích đất bị “cáo buộc” lấn chiếm đất công của hộ gia đình ông Hoàng Minh Tiến (Tập thể trường May, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm) để trao trả lại mặt bằng.

Tuy nhiên như báo chí đã phản ánh về nội dung Quyết định 2941 về việc cưỡng chế được ông Nguyễn Ngọc Thuần - Phó chủ tịch UBND huyện Gia Lâm ký ban hành đã dựa trên những số liệu có dấu hiệu bị “lập khống” bởi cán bộ Phòng TNMT, cán bộ Quản lý trật từ xây dựng xã Lệ Chi (huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Cụ thể, tại 02 bản đồ đo đạc được phác thảo bởi cán bộ Nguyễn Văn Đông – Quản lý trật tự xây dựng đô thị xã Lệ Chi ngày 17/4/2019 và bản đồ của Phòng Tài nguyên môi trường huyện Gia Lâm ngày 15/7/2019 đã “cáo buộc” hộ gia đình ông Hoàng Minh Tiến lấn chiếm 691m2 đất nông nghiệp. Tuy nhiên so sánh đối chiếu bản đồ đo đạc của TAND thành phố Hà Nội ngày 30/7/2019 thì không trùng khớp về số liệu, kích thước diện tích đất. Tổng diện tích hộ gia đình ông Hoàng Minh Tiến là 349,5m2 mà không phải 691m2 (chênh lệch hơn 341m2).

Nhiều tài sản, ảnh thờ của người dân… bị đoàn cán bộ huyện Gia Lâm thu giữ không lập biên bản!? Đáng nói là việc đập phá lăng mộ không cho người thân lấy hài cốt bất chấp ý nguyện của người dân.

Bản đồ của TAND thành phố Hà Nội đã đưa ra diện tích thực tế của hộ gia đình ông Hoàng Minh T. là hơn 300m2, không phải 691m2 như kết luận của UBND huyện Gia Lâm (Ảnh: Bình An).

Chính vì vậy người dân đã đặt nghi vấn về việc cán bộ phòng TNMT huyện Gia Lâm đã có dấu hiệu lập khống số liệu, làm sai lệch bản chất sự việc để làm căn cứ ra quyết định cưỡng chế, thu hồi đất của người dân.

Tại buổi đối thoại của UBND huyện Gia Lâm dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Ngọc Thuần – Phó chủ tịch UBND huyện ngày 9/8/2019 phía gia đình công dân Hoàng Minh Tiến đã đề nghị, yêu cầu trả lời, làm rõ sự sai lệch số liệu cũng như có hay không việc lập khống số liệu tuy nhiên phía UBND huyện Gia Lâm không trả lời.

Trao đổi với báo chí, UBND huyện Gia Lâm đã phủ nhận về tính pháp lý của bản đồ đo đạc do TAND thành phố Hà Nội đưa ra với bởi do đơn vị… tự mời đo đạc? Để rộng đường dư luận phóng viên đã nhiều lần liên hệ, đặt lịch nhưng UBND huyện Gia Lâm đã viện dẫn nhiều các lý do đề không có căn cứ từ chối, vòng vo, né tránh trả lời báo chí, dư luận về sự việc có dấu hiệu sai phạm khi đưa số liệu “giả, ảo” vào hồ sơ, bất minh trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn.

 “Tôi mất mẹ đến 2 lần”

Ghi nhận của phóng viên tại buổi cưỡng chế đối với hộ dân Hoàng Minh Tiến, đoàn cán bộ huyện Gia Lâm có nhiều hành vi gây phản cảm, có dấu hiệu lợi dụng quyền hạn khi thực hiện công vụ xâm phạm mồ mả, chiếm đoạt tài sản của công dân.

Thực hiện nội dung cưỡng chế, đoàn cán bộ huyện Gia Lâm đã tiến hành đưa phương tiện, máy móc để tháo dỡ các công trình cũng như đập phá lăng mộ bà Lê Thị M. – mẹ ông Hoàng Minh Tiến.

Nhiều tài sản, ảnh thờ của người dân… bị đoàn cán bộ huyện Gia Lâm thu giữ không lập biên bản!? Đáng nói là việc đập phá lăng mộ không cho người thân lấy hài cốt bất chấp ý nguyện của người dân.

Hiện trường buổi cưỡng chế có nhiều dấu hiệu sai phạm của đoàn cán bộ huyện Gia Lâm khi cưỡng chế thêm phần đất thuộc 02 hộ liền cạnh không có tên trong quyết định cưỡng chế (Ảnh: Bình An).

Phía gia đình cho biết mảnh đất bị “cáo buộc” là đất công đã được gia đình sử dụng từ những năm 1960, không có tranh chấp, có mốc giới rõ ràng và được trưởng thôn thôn Kim Hồ - ông Đặng Bá Hân xác nhận sự việc và đủ điều kiện cấp chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra quyêt định cưỡng chế của UBND huyện Gia Lâm được ban hành dựa trên những số liệu có dấu hiệu bị lập khống, làm sai lệch bản chất sự việc nên phía gia đình đã đề nghị, yêu cầu dừng việc cưỡng chế cũng như đập phá, xâm phạm lặng mộ nhưng không được đoàn cán bộ chấp thuận. Thậm chí khi gia đình bày tỏ nguyện vọng được lấy lại hài cốt của mẹ nhưng đoàn cán bộ đã “lạnh lùng” từ chối. Tất cả sự việc đã được người dân ghi hình lại.

Kìm nén nỗi đau thương, những giọt nước mắt khi chứng kiến nơi yên nghỉ của người mẹ bị đập phá, xâm phạm, ông Ph. cho biết theo di nguyện của mẹ, sau khi hỏa táng gia đình đã đưa hài cốt bà M. trở về mảnh đất thuộc Tập thể trường May, xã Lệ Chi huyện Gia Lâm (Hà Nội) – nơi bà đã gắn bỏ suốt cả cuộc đời tại và xây cho bà M. lăng mộ để các con có thể hàng ngày nhang khói, chăm sóc mộ phần cho mẹ. Xót xa vì mẹ mất chưa được 01 năm, “nằm” chưa ấm chỗ thì đã bị chính quyền huyện Gia Lâm mang máy móc, thiết bị để đập phá lăng mộ.

Nhiều tài sản, ảnh thờ của người dân… bị đoàn cán bộ huyện Gia Lâm thu giữ không lập biên bản!? Đáng nói là việc đập phá lăng mộ không cho người thân lấy hài cốt bất chấp ý nguyện của người dân.

Hiện trường lăng mộ có dấu hiệu bị đoàn cán bộ huyện Gia Lâm đập phá, xâm phạm (Ảnh: Bình An).

Chứng kiến cảnh cảnh lăng mộ mẹ bị xâm phạm, ông Ph. cho biết “Bố tôi cách đây mấy hôm phải nhập viện điều trị vì sức khỏe yếu. Thật may là bố tôi không chứng kiến sự việc vì với sức khỏe hiện tại rất yếu, chắc chắn bố tôi sẽ không chịu nổi”

“Nghĩa tử là nghĩa tận, chỉ khoảng 3 tháng nữa sẽ đến giỗ đầu mẹ tôi nhưng UBND huyện Gia Lâm lại dựa trên một Quyết định được ban hành từ những số liệu bị lập khống để cưỡng chế, đập phá lăng mộ mẹ tôi khi gia đình chưa nhận được thông báo phương án di dời mồ mả, thậm chí là việc không cho các con lấy hài cốt của mẹ. Dường như tôi đã mất mẹ đến hai lần”- ông Ph. cay đắng nói thêm.

Nhiều tài sản, ảnh thờ của người dân… bị đoàn cán bộ huyện Gia Lâm thu giữ không lập biên bản!? Đáng nói là việc đập phá lăng mộ không cho người thân lấy hài cốt bất chấp ý nguyện của người dân.

Ông Hoàng Minh Ph. bên cạnh hài cốt của mẹ (Bình An).

Sự việc trên đã khiến những người dân khu vực bức xúc, dư luận “dậy sóng” và lên tiếng cho rằng việc đoàn cán bộ huyện Gia Lâm cản ngăn, không cho người dân nhận lại hài cốt mẹ là hành vi phản cảm đến vô cảm.

“Chưa nói đến câu chuyện đúng sai trong việc thực hiện cưỡng chế, chỉ riêng việc không cho gia đình anh Ph. lấy hài cốt của mẹ mình là sự vô cảm không thể chấp nhận được” – chị N.Th.T người dân lên tiếng.

Bên cạnh đó, một số ý kiến lý giải cho rằng việc UBND huyện Gia Lâm tiến hành cưỡng chế khi chưa thông báo phương án di dời mộ hay việc từ chối việc lấy lại hài cốt là bởi... lăng mộ bà Lê Thị M. (mẹ ông Ph.) bị cho là… mộ giả!?

Ông Ph. cho biết sau khi UBND huyện Gia Lâm hoàn thành việc cưỡng chế phía gia đình “bất đắc dĩ” đã làm đơn trình báo, báo cáo trực tiếp thủ trưởng cơ quan công an khu vực về việc phát hiện bộ hài cốt chưa rõ… danh tính. Theo ông Ph. đây là việc “cực chẳng đã” để khẳng định, minh chứng lăng mộ là có thật và chính quyền huyện Gia Lâm có dấu hiệu vi phạm điều 319 Bộ luật hình sự khi tiến hành đập phá, xâm phạm mồ mả.

Đáng lưu ý tại địa điểm “phát hiện hài cốt chưa rõ danh tính” có mặt nhiều lãnh đạo xã, huyện, trưởng công an khu vực xã Lệ Chi nhưng khi người dân trình báo sự việc và đề nghị lập biên bản để điều tra, xác minh danh tính hài cốt cũng như nguyên nhân tử vong thì phía trưởng công an khu vực dù luôn miệng khẳng định đã báo cáo, sẽ bảo vệ hiện trường nhưng sau đó liên tục lấy lý do để dời khỏi hiện trường và không lập biên bản sự việc theo đúng quy trình và trách nhiệm. Tất cả sự việc đã được phóng viên trực tiếp ghi hình và được đơn vị thừa phát lập Vi bằng ghi nhận lại. Chính vì vậy, gia đình ông Hoàng Minh T. bức xúc cho biết đơn vị sở tại đã thiếu trách nhiệm khi có phản ánh của người dân cũng như nghi vấn có hay không sự bao che, lợi ích nhóm trong câu chuyện cưỡng chế xâm phạm mồ mả của người dân.

Nhiều tài sản, ảnh thờ của người dân… bị đoàn cán bộ huyện Gia Lâm thu giữ không lập biên bản!? Đáng nói là việc đập phá lăng mộ không cho người thân lấy hài cốt bất chấp ý nguyện của người dân.

Gia đình mong muốn được các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ trách nhiệm của UBND huyện Gia Lâm trong việc cưỡng chế, đập phá mồ mả (Ảnh: Bình An).

Ở diễn biến khác, trong quá trình cưỡng chế, đoàn cán bộ huyện Gia Lâm có dấu hiệu bất minh khi tự ý thu giữ nhiều tài sản có giá trị của gia đình, thậm chí là cả di ảnh thờ tổ tiên, ông bà, đồ vật cúng bái… của hộ gia đình ông Hoàng Minh Tiến. Đáng nói, sự việc thu giữ tài sản của công dân không được đoàn công tác lập biên bản và không có xác nhận của gia chủ. Diễn biến sự việc cũng được phía gia đình ghi hình toàn bộ sự việc

Qua video ghi nhận cho thấy, khi biết đoàn cán bộ đang tiến hành thu giữ nhiều tài sản của gia đình phía người nhà gia chủ - ông Hoàng Minh Ph. (em trai gia chủ) đã đề nghị đoàn công tác thực hiện đúng quy trình, quy định của pháp luật khi yêu cầu lập biên bản, ghi rõ “danh mục” thu giữ tài sản có chữ ký xác nhận của công dân. Tuy nhiên, đoàn cán bộ huyện Gia Lâm đã “lờ” đi yêu cầu từ phía gia đình và tiếp tục công cuộc thu giữ tài sản có giá trị khác trước sự bất lực gia đình.

Trả lời báo chí, ông Hoàng Minh Ph. bức xúc “Toàn bộ những tài sản vật chất như tủ lạnh, ti vi… cho đến tài sản mang ý nghĩa tinh thần, tâm linh như di ảnh thờ các cụ, ông bà đều bị cán bộ huyện Gia Lâm tự ý thu giữ mà không có bất cứ biên bản, văn bản nào. Tôi đã đề nghị họ lập biên bản thu giữ tài sản nhưng bị từ chối”.

Thông thường, với việc thu giữ tài sản của công dân thì bắt buộc phải lập biên bản có xác nhận của chủ sở hữu nhưng với việc không lập biên bản khi thu giữ tài sản, di ảnh thờ ông Tiến thì đoàn cán bộ đã có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ để chiếm đoạt tài sản công dân cũng như có dấu hiệu xâm phạm mồ mả theo Điều 246 Bộ luật hình sự.

Về phía UBND huyện Gia Lâm vẫn khẳng định đã làm “đúng quy trình” trong việc thực hiện cưỡng chế theo nội dung trong Quyết định của UBND huyện Gia Lâm.

Phạt 7 năm tù nếu xâm phạm mồ mả

Để có góc nhìn khách quan, PV đã có buổi trao đổi với Luật sư Đồng Văn Vinh – Công ty Luật TNHH TGB, Đoàn LSTP Hà Nội về hành vi có dấu hiệu xâm phạm thi thể, mồ mả, hải cốt tại khu Ao cây Trôi, thôn Kim Hồ, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội).

Luật sư Đồng Văn Vinh cho biết: Theo quy định của pháp luật, các hành vi đào, phá, hủy hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả, làm cho mồ mả không còn nguyên vẹn như trước là các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. Các hành vi này được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau và với những động cơ, mục đích khác nhau.

Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội  không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội. Liên quan tới vụ việc này, cần cơ quan điều tra vào cuộc để xác minh, làm rõ. Nếu có căn cứ các đối tượng trên có lỗi và có mục đích hủy hoại lăng mộ thì các đối tượng này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” theo quy định tại Điều 319 Bộ luật hình sự với mức phạt cao nhất có thể lên tới 07 năm tù.

Tại Điều 319, Bộ luật Hình sự quy định tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt như sau:

“1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:

a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt”. Hành vi đào phá mồ mả là hành vi dùng công cụ như cuốc, xẻng, thuốc nổ làm thay đổi biến dạng, hư hỏng, hủy hoại mồ mả (nhưng không có mục đích chiếm đoạt đồ vật trong hoặc trên mồ mả).

Để rộng đường dư luận, PV tiếp tục nhiều lần liên hệ với UBND huyện Gia Lâm nhưng đến nay phía UBND huyện vẫn trong tình trạng “đóng cửa, cài then”, từ chối bình luận, trả lời báo chí liên quan đến sự việc công dân phản ánh.

Theo Quyết định cưỡng chế diện tích vi phạm được đưa ra là 691m2 – con số bị các hộ dân liền cạnh phản ánh là bất hợp lý bởi với số liệu lớn như vậy thìmột phần diện tích đất hợp pháp của các hộ dân liền cạnh cũng thuộc diện bị thu hồi, cưỡng chế và chưa dừng lại hành vi có dấu hiệu xâm phạm, đập phá mồ mả, đoàn cán bộ huyện Gia Lâm còn tiếp tục dỡ bỏ, đập phá công trình, xâm phạm nơi ở có dấu hiệu trái pháp luật đối với các hộ liền cạnh. Bức xúc vì nơi ở bị xâm phạm, nhà ở bị tháo dỡ người dân đã làm đơn tố cáo tội phạm với UBND huyện Gia Lâm về các hành vi xâm phạm mồ mả, phá hủy tài sản, xâm phạm gia cư trái pháp luật.

Mời Quý độc giả đón đọc Kỳ 2: Gia Lâm – Hà Nội: Đoàn cán bộ lập khống số liệu, xâm phạm gia cư trái pháp luật!?

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Trường đại học đầu tiên đạt chứng chỉ EDGE uy tín toàn cầu
    Sở hữu khuôn viên xanh rộng 6.5 hecta với tổng vốn đầu tư 165 triệu USD, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) mới đây đã đạt chứng chỉ xanh EDGE uy tín, “bảo chứng” của nhiều công trình xanh quy mô trên toàn cầu.
  • Chung kết cuộc thi: Đổi mới phong cách của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh
    Ngày 21/11, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Chung kết Cuộc thi tuyên truyền kết quả thực hiện kế hoạch “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ Y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” và giải pháp giai đoạn 2 “Thấu hiểu, tận tâm – Nâng tầm, đổi mới”.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Huyện Gia Lâm tổ chức cưỡng chế đập phá lăng mộ, không cho lấy hài cốt mẹ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO