Nhịp sống Hà Nội

Hà Nội đón 4,45 triệu lượt du khách quốc tế trong 9 tháng

Đình Thế 11:11 02/10/2024

Trong 9 tháng năm 2024, khách du lịch quốc tế đến Hà Nội ước đạt 4,45 triệu lượt, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2023 (bao gồm 3,14 triệu lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú).

3645e343a97f0f21566e.jpg
Khách du lịch quốc tế tham quan triển lãm tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Theo Sở Du lịch Hà Nội cho biết: Trong tháng 9/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,16 triệu lượt, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 510,6 nghìn lượt, tăng 32% so với cùng kỳ năm trước (bao gồm 360 nghìn lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú). Khách du lịch nội địa ước đạt 1,65 triệu lượt, tương đương so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8.663 tỷ đồng, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung 9 tháng, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 21,12 triệu lượt, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 4,45 triệu lượt, tăng 40,8% so với cùng kỳ năm 2023 (bao gồm 3,14 triệu lượt khách du lịch quốc tế có lưu trú). Khách du lịch nội địa ước đạt 16,66 triệu lượt, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 81.932 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn đạt 64,3%, tăng 6,73 % so với cùng kỳ năm 2023, như vậy trong 9 qua công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn ước đạt 62,6%; tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Về số lượng cơ sở lưu trú du lịch, hiện Hà Nội hiện có hơn 3.760 cơ sở lưu trú với hơn 71.250 phòng, 81 khách sạn khách sạn - khu căn hộ đang trong thời hạn được công nhận hạng từ 1-5 sao. Trong đó có 22 khách sạn 5 sao với 6.478 phòng, 6 căn hộ cao cấp với 1.361 phòng; 14 khách sạn 4 sao với 1.956 phòng, 2 căn hộ cao cấp 4 sao với 454 phòng.

Ngoài ra, trên địa bàn Hà Nội hiện có 45 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 43 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, 7 cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí, 02 cơ sở kinh doanh dịch vụ chăm sóc sức khoẻ đã được công nhận đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Hệ thống các cơ sở dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch đã thu hút, phục vụ đông đảo lượng du khách và người dân đến tham quan và mua sắm. Lượng khách tăng cao nên tổng thu từ khách du lịch trong 9 tháng đạt 81.932 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Đặng Hương Giang, từ nay đến hết năm 2024, đẩy mạnh triển khai các loại hình du lịch mới như: du lịch thể thao mạo hiểm, trải nghiệm, du lịch ứng dụng thực tế ảo... Thúc đẩy phát triển du lịch MICE tại các địa điểm có lợi thế về nghỉ dưỡng, du lịch golf gắn với việc tổ chức, đăng cai các sự kiện văn hóa, thể thao, chính trị, xã hội, các chương trình lễ hội lớn của quốc gia và quốc tế. Đổi mới xây dựng, phát triển, kết nối các sản phẩm du lịch đặc trưng, riêng có của Hà Nội.

Phát triển hệ thống điểm đến du lịch nông thôn đặc trưng, hình thành các mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; du lịch làng nghề theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững. Sở Du lịch sẽ tiếp tục nghiên cứu quy hoạch phân khu xây dựng một số khu chức năng du lịch, dự án phát triển du lịch trọng điểm tại các khu vực: Sơn Tây - Ba Vì, Hương Sơn - Quan Sơn, núi Sóc - hồ Đồng Quan, Vân Trì - Cổ Loa.

Trong tháng 10 và những tháng cuối năm, Sở tập trung triển khai sự kiện Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024; đồng thời, xây dựng các chiến dịch quảng bá điểm đến du lịch Hà Nội; đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch Thủ đô trên các nền tảng số, phù hợp với xu hướng mới của thị trường…

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Phường Sơn Tây tổng vệ sinh môi trường góp phần xây dựng Thủ đô “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”
    Ngày 12/7, phường Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn. Hoạt động này tạo không khí phấn khởi, thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025); đặc biệt là đảm bảo môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh trong và sau giai đoạn chuyển tiếp khi thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp.
  • Chơi cờ tướng - Thú vui tao nhã của người Hà Nội
    Không chỉ là trò tiêu khiển, chơi cờ tướng còn như một phần của đời sống người dân Thủ đô. Từ bao đời nay, người Hà Nội – nhất là các cụ hưu trí – vẫn giữ cho mình thú chơi cờ như một cách rèn luyện trí tuệ, giữ tâm thế ung dung.
  • Cắt tóc vỉa hè – Nét đẹp bình dị trong văn hóa đường phố Hà Nội
    Xuất hiện từ cuối những năm 80, đầu năm 90 của thế kỷ trước, nghề cắt tóc vỉa hè từng là “kế sinh nhai” của những người cao niên sau khi nghỉ hưu. Không cần bảng hiệu, chỉ cần 1 chiếc gương, 1 chiếc bàn nhỏ, vài ba chiếc ghế và bộ dụng cụ cắt tóc là những người thợ đã có thể hành nghề. Qua năm tháng, những tiệm cắt tóc vỉa hè dần thưa vắng nhưng hình ảnh ấy vẫn in đậm trong tâm trí người Hà Nội như một biểu tượng bình dị của nếp "sống chậm" giữa nhịp sống đô thị đang hối hả chuyển mình.
  • Hà Nội: Ấn tượng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập phường Sơn Tây
    Chào mừng thành lập phường Sơn Tây (thành phố Hà Nội) đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025 theo Nghị quyết số 1656/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tối 5/7 tại sân khấu chính Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây, Đảng ủy – HĐND – UBND – Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Sơn Tây tổ chức chương trình nghệ thuật với nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
  • Một thoáng Tây Hồ, một mùa sen níu bước người thương
    Mỗi độ hè sang, hồ sen Tây Hồ lại ngập tràn trong sắc hồng thanh khiết và hương thơm dịu nhẹ của loài hoa quý – sen Bách Diệp. Không chỉ là biểu tượng văn hóa đặc trưng của Hà Nội, sen Bách Diệp còn là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng, mang đến những trải nghiệm đầy thi vị cho du khách.
  • Thủ đô Hà Nội bắn pháo hoa tại 5 điểm nhân dịp Quốc khánh 2/9
    Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thiên nhiên trong kí viết về chiến tranh của Minh Chuyên
    Năm 2025, nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ghi nhận những đóng góp nổi bật cho văn học và sự nghiệp gìn giữ ký ức chiến tranh Việt Nam của ông. Không chỉ có trải nghiệm thực tế của một người lính từng xông pha gần chục năm trên chiến trường miền Nam vào những năm máu lửa, Minh Chuyên còn có đủ độ lùi thời gian cần thiết của một nhà văn thời hậu chiến để có thể nhìn về chiến tranh từ nhiều phía. Bởi vậy, chiến tranh trong ký của Minh Chuyên hiện lên đa diện, vừa chân thực vừa thấm đẫm suy tư. Thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ là chứng nhân của tội ác, mà còn là hình tượng nghệ thuật giàu cảm xúc - như người mẹ bao dung, lặng lẽ chở che con người giữa mất mát và tàn phá.
  • Lưu trữ mộc bản triều Nguyễn bằng công nghệ AI
    Nhờ ứng dụng công nghệ AI, mộc bản Triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lưu trữ một cách khoa học, giúp cho du khách, công chúng dễ dàng tiếp cận.
  • Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố Hà Nội
    Theo đó, thời gian lấy ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ TP Hà Nội từ ngày 15/7 đến ngày 30/7/2025.
  • Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam
    Ngày 15/7, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Diễn đàn khoa học với chủ đề 'Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045'.
  • [Podcast] Canh bún cua cổ truyền của Người Hà Nội
    Trong ký ức của nhiều người Hà Nội, canh bún cua chất chứa hương vị của tuổi thơ, của một thời bao cấp với hình ảnh các bà, các mẹ với những đôi quang gánh cùng nồi bún, nồi nước dùng đi rao khắp các ngõ ngách, phố phường Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội đón 4,45 triệu lượt du khách quốc tế trong 9 tháng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO