Hà Nội đẹp hơn khi ta biết lang thang ngắm phố, lê la ăn hàng

Thụy Oanh/Zing| 29/09/2018 22:18

Ngõ nhỏ, phố nhỏ hay vài gánh hàng rong đều mang trong mình nhiều câu chuyện khó quên. Phải chăng, vẻ đẹp của thành phố nghìn năm tuổi được tạo nên từ những điều nhỏ nhặt?

Hà Nội là một vùng đất diễm lệ, hào hoa mà cũng thật lạ lùng. Những người đã sống và tận hưởng dù chỉ một giai đoạn ngắn ngủi hay suốt cả cuộc đời ở nơi đây đều tìm được cho mình những nét riêng để nhớ và để yêu.

Người trầm mặc thì quý cái hoài cổ, rêu phong. Ai hay tụ tập ồn ào thì chốn này cũng không thiếu cái náo nhiệt. Người ta có thể ví von Hà Nội như một “cô bán hàng” tinh ý, duyên đến mức vị khách khó tính cũng phải nở một nụ cười.

Nhiều năm sống ở thành phố này, Hà Nội với nhà văn Uông Triều dường như đã thành bè bạn. Theo như lẽ thường, đã là bạn sẽ phải hiểu nhau. Là một con người hào sảng và ham thích tự do, Uông Triều có những cách riêng để hiểu và yêu thêm Hà Nội. Anh thích đọc sách, nhưng để “làm bạn” với thành phố này, chỉ đọc và đọc thôi là chưa đủ.
Hà Nội đẹp hơn khi ta biết lang thang ngắm phố, lê la ăn hàng
Cuốn tạp văn Hà Nội, quán xá phố phường của nhà văn Uông Triều.

Hãy tìm thêm một thứ ngôn ngữ khác ngoài văn chương, sách vở. Sao chúng ta không đi ra phố, dạo quanh đường lớn ngõ nhỏ, cao hứng thì rẽ vào một quán ven đường, nhâm nhi hay xì xụp một chút gì đó…

Và đây là cách mà nhà văn Uông Triều đã chọn để “trò chuyện” với thành phố này. Cuốn tạp văn Hà Nội, quán xá phố phường là nơi anh ghi lại những cuộc “đối thoại” thú vị ấy.

Quán xá ở Hà Nội và những nét duyên ngầm

Quán xá thì ở đâu cũng có, từ thị trấn nhỏ heo hút đến nơi phồn hoa tấp nập. Nhưng càng ở những chốn đô hội với lối sống thị dân phát triển thì quán xá càng đông và mang những đặc trưng riêng.

Nhiều năm sống ở Hà Nội, nhà văn Uông Triều đã đi khắp ngõ nhỏ phố lớn, thưởng thức đủ phong vị đa dạng của quán xá đất Hà thành. Từ quán cóc vỉa hè, đến quán ngon nức tiếng, nơi đâu cũng có thể khiến người ta đôi lúc phải… giật mình.

Nhắc đến quán xá, tác giả của Sương mù tháng giêng nói về các quán cà phê trước tiên. Điểm mặt chỉ tên một loạt quán cà phê nổi tiếng ở Hà Nội, nhưng anh không vội vàng để cái mùi nồng nàn của thứ đồ uống xuất xứ từ châu Mỹ “xộc” ngay vào khứu giác của bạn đọc.

Lạ lùng một nhẽ, có những quán cà phê độc đáo bởi hồn cốt những con người làm nên nó. Đó là chủ quán, cũng có thể là khách. Người ta nhớ đến quán, đôi khi vì những tâm hồn kiêu bạt chọn nơi đây là chốn dừng chân trong chốc lát, trước khi nhớ đến vị của cà phê.

Nếu quán có hồn mà đồ uống lại ngon thì khách hàng càng thêm phần ưu ái. Cà phê Nhân - Hàng Hành, Cà phê Phố cổ trên phố Hàng Gai là những quán như thế.

Quán xá và ẩm thực của đất Hà thành nói chung có một mối quan hệ mật thiết. Tất cả những món ngon làm nên phong vị riêng của ẩm thực đất kinh kỳ đều được bày bán ở các quán hàng. Những tìm ra ở đâu nấu ngon, hợp với khẩu vị thì không phải là chuyện đơn giản.
Hà Nội đẹp hơn khi ta biết lang thang ngắm phố, lê la ăn hàng
Phở gà, một món ăn tinh tế và cầu kỳ của ẩm thực Hà thành, được nhà văn Uông Triều nhắc đến trong những trang viết của mình. Ảnh: Vi.hotels.com.

Đọc những trang viết của nhà văn Uông Triều về chuyện ăn uống, ẩm thực, chúng ta thấy được chân dung một người sành ăn trong đó. Và với người sành ăn, thì ăn uống không chỉ để no bụng, nó còn là một thú vui. Bởi vậy, tác giả không tiếc thời gian lê la hàng quán để tìm cho mình vài quán ăn ngon miệng và ưng ý.

Đâu chỉ có cao lương mỹ vị mới cần tinh tế trong cách thưởng thức. Những món ăn dân dã như: Lòng lợn, bún cá hay bánh rán… cũng không thể ăn một cách xuề xòa được.

Phải ăn cho đúng bài bản thì mới thưởng thức được hết cái ngon của món ăn. “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta đưa chuyện ăn lên hàng đầu trong những điều cần phải học.

Lê la hàng quán, ăn một chiếc bánh rán hay bát bún nóng hổi, nhấp một ngụm trà cũng là lúc người ta tìm lại cho mình những khoảng lặng để chiêm nghiệm và suy ngẫm. Đôi khi, trước một món ăn nhiều kỉ niệm, những chuyện cũ cứ thế ùa về.

Phố phường Hà Nội và những câu chuyện muôn năm cũ

Đọc những trang viết của nhà văn Uông Triều, người ta nhớ đến những câu thơ nổi tiếng của Vũ Đình Liên. Phải tha thẩn dạo quanh phố phường Hà Nội, đi hết phố lớn rồi rẽ vào ngõ nhỏ mới thấy thành phố này đã trải qua bao cơn bĩ cực trong suốt ngàn năm tuổi.

Không chỉ có những con phố lớn như Phan Đình Phùng, Lý Thường Kiệt, Lý Thái Tổ mới có chuyện để kể. Ngay cả các phố nhỏ, nhỏ tới mức mà người ta nhầm thành ngõ như Hàng Chai, Hàng Cót hay Cổng Đục cũng mang trong mình biết bao thăng trầm dâu bể.

Người ta có thể đi qua con phố, con ngõ ấy hàng ngày, đôi khi dừng chân lại ăn một vài món ngon, hay chụp vài bức ảnh làm kỉ niệm, nhưng mấy ai biết được những gì đã xảy ra ở nơi đó. Chuyện chính sử, chuyện huyền sử nhuốm màu hư ảo, những thứ vô tình người ta quên nhưng chẳng bao giờ mất đi.
Hà Nội đẹp hơn khi ta biết lang thang ngắm phố, lê la ăn hàng
Nhà tù Hỏa Lò, nơi mang nhiều giá trị lịch sử. Ảnh: Hanoitourist.org.

Đọc Hà Nội, quán xá phố phường người đọc sẽ thấy quán xá, phố phường và ẩm thực của Thủ đô có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng đã tạo nên thế “kiềng ba chân” khiến văn hóa nơi đây hài hòa giữa cái bình dị dân dã với nét tinh túy, tỉ mỉ.

Không thiếu những quán ăn vỉa hè ở Hà Nội mà người bán cầu kì lựa từng cọng hành hoa, từng sợi bún. Cũng không thiếu cảnh người ta phải ngồi lom khom trên một bộ bàn ghế nhựa thấp lè tè, hay đứng đợi đến mỏi cả chân mà vẫn hồ hởi vì được thưởng thức món khoái khẩu.

Hà Nội, quán xá phố phường là sự kết hợp khéo léo giữa văn hóa, lịch sử, địa chí và những trải nghiệm cá nhân. Nhiều bài viết thể hiện được sự đầu tư tương đối kĩ lưỡng của tác giả trong việc tìm kiếm và chắt lọc tư liệu.

Những trang viết của nhà văn Uông Triều thể hiện được sự nhuần nhị và uyển chuyển khiến người đọc không cảm thấy khô cứng, nặng nề. Không chỉ có vậy, độc giả sẽ cảm nhận rõ nét phóng khoáng và sự ngẫu hứng của tác giả.

Đang kể chuyện phố phường, đột ngột nhà văn Uông Triều lại nói về ẩm thực vì trên con phố ấy có một quán bún ngon. Mọi thứ tự nhiên đến mức người đọc sẽ không nghĩ rằng mình đang đọc sách.

Dường như, chúng ta đang theo chân một ông bạn sành sỏi để khám phá Hà Nội thì đúng hơn.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • Lấp khoảng trống phát sinh, phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam
    Sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật được các chuyên gia đánh giá rất cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội. Quá trình xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Bộ VH-TT&DL cũng đã chỉ ra một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn cần được bổ sung mới trong Luật, nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam.
  • Trưng bày, giới thiệu hơn 300 ảnh du lịch “Bình Định – Thừa Thiên Huế - Nghệ An”
    Để tăng cường hoạt động hợp tác và liên kết phát triển du lịch, Sở Du lịch tỉnh Bình Định, Thừa Thiên Huế và Nghệ An tổ chức trưng bày, giới thiệu hơn 300 hình ảnh về các giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh…
  • “Tình sen” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Bích Vân
    Gần 70 tác phẩm với chủ đề “Tình sen” vừa được NSNA Hoàng Bích Vân giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm Giám định và triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh (29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm cá nhân đầu tiên này là một dấu ấn quan trọng và cũng là một minh chứng cho tình yêu với sen, với nghệ thuật (mỹ thuật và nhiếp ảnh) của nữ nghệ sĩ.
  • Vở xiếc "Giấc mơ tuổi thần tiên" ra mắt phục vụ khán giả nhí dịp 1/6
    Vở diễn “Giấc mơ tuổi thần tiên” do Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng chỉ đạo nghệ thuật, Nghệ sỹ Ưu tú Trương Thị Mai đạo diễn, cùng sự tham gia của các diễn viên, nghệ sỹ xiếc của Liên đoàn Xiếc Việt Nam.
  • Thừa Thiên Huế vinh dự, tự hào có hệ thống di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), tỉnh Thừa Thiên Huế dâng hoa và triển lãm “Điện Biên Phủ - Quyết chiến, Quyết thắng” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế.
  • "Bảy chuyện kể Gothic" mang đến cho độc giả Việt Nam thể loại văn chương hết sức mới lạ
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa trình làng cuốn sách “Bảy chuyện kể Gothic” của tác giả Isal Dinesen. Với thể loại văn chương hết sức mới lạ, tác phẩm mang đến cho độc giả Việt Nam những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn.
  • Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam
    Ngày 17/5, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Vẻ đẹp của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam” với sự tham gia của đông đảo các hội viên trong hội.
Hà Nội đẹp hơn khi ta biết lang thang ngắm phố, lê la ăn hàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO