Hà Nội: Đặt mục tiêu đưa Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Hải Truyền| 07/01/2023 13:59

Chiều 5/1, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023. Đến dự có Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cùng lãnh đạo các sở, ngành, các đơn vị kinh doanh lưu trú, lữ hành, điểm đến.

z4016796925929_4fb1e27b0d77fb0ddf8c97828fc8285b.jpg
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại Hội nghị.

Số liệu từ Sở Du lịch Hà Nội ghi nhận, với chính sách mở cửa, phục hồi các hoạt động du lịch, bao gồm du lịch quốc tế và nội địa từ ngày 15/3/2022, khách du lịch nội địa tăng trưởng mạnh. Ước cả năm 2022, tổng số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 18,7 triệu lượt, tăng gấp 1,87 lần so với kế hoạch và 4,7 lần so với năm 2021, bằng 64,7% lượng khách năm 2019. Trong đó, khách du lịch nội địa ước đạt 17,2 triệu lượt khách, tăng gấp 2,15 lần so với kế hoạch, bằng 78,5% lượng khách du lịch nội địa năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt trên 60 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,68 lần so với kế hoạch và 5,3 lần so với năm 2021 và bằng 57,8% tổng thu từ khách du lịch năm 2019.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đánh giá cao, ngành du lịch Thủ đô sau khi mở cửa lại hoạt động du lịch, đón khách du lịch quốc tế, lượng khách du lịch đến Thủ đô đã tăng trưởng trở lại, các chỉ tiêu về phát triển du lịch đều tăng trưởng cao so với năm 2021. Đây là kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố cũng như nỗ lực chung của toàn ngành.

Bên cạnh những việc làm được, Phó Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cũng chỉ ra một số hạn chế của ngành du lịch Thủ đô. Trong đó, việc đầu tư khai thác, phát huy giá trị còn đơn điệu, thiếu sản phẩm du lịch có chiều sâu văn hóa; chất lượng dịch vụ tại một số điểm đến du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử, làng nghề truyền thống chưa cao, thiếu các sản phẩm du lịch trải nghiệm phục vụ du khách; còn thiếu các khu du lịch vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cuối tuần quy mô lớn. Hà Nội cũng chưa hình thành được doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh tầm cỡ quốc tế. Chất lượng dịch vụ du lịch ở nhiều điểm đến và công tác hướng dẫn du lịch tại điểm còn hạn chế. Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng và nhu cầu đa dạng của du khách.

Nhằm triển khai có hiệu quả công tác phát triển du lịch Thủ đô năm 2023, đưa du lịch phục hồi nhanh, bền vững, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị, ngành du lịch Thủ đô cần phải đổi mới, cơ cấu lại để trở thành ngành kinh tế hiện đại, chuyên nghiệp, có thương hiệu, tính cạnh tranh cao. Từ đó, hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo đúng tinh thần Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu ngành du lịch thực hiện đồng bộ 6 nhiệm vụ. Đó là: rà soát quy hoạch du lịch, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật du lịch chuyên nghiệp, đồng bộ; nâng cao chất lượng điểm đến, phát triển sản phẩm du lịch mới phục vụ du khách, trong đó, đẩy mạnh triển khai các loại hình du lịch mới gắn với thế mạnh của từng địa phương như du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch nông nghiệp, nông thôn; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến, hợp tác liên kết du lịch phát triển du lịch.

Ngoài ra, đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền yêu cầu ngành Du lịch tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô, phối hợp với tổ chức nước ngoài đẩy mạnh các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại các thị trường trọng điểm; chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; hỗ trợ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; đẩy mạnh công tác chuyển đổi số ngành Du lịch Thủ đô…

z4016796752933_331673cb5524f2e9b28cb80f8d1e7ac3.jpg
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền trao khen thưởng cho các tập thể và cá nhân.

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết, Hà Nội là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, đóng góp lớn cho sự phát triển du lịch Thủ đô. Năm 2023, du lịch Thủ đô cần nỗ lực hơn để hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, đón được nhiều khách đến với Thủ đô đặc biệt là khách quốc tế. Năm 2023, ngành Du lịch Thủ đô đặt chỉ tiêu, phấn đấu đón được 22 triệu lượt khách du lịch, tăng 17,6% so với năm 2022. Trong đó, Hà Nội phấn đấu đón 3 triệu lượt khách quốc tế (có 2,1 triệu khách quốc tế có lưu trú), tăng 100% so với năm 2022 và 19 triệu lượt khách nội địa, tăng 10,5%. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 77 nghìn tỷ đồng, tăng 28,2%…

Tại Hội nghị, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tặng cờ thi đua "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2022" cho Sở Du lịch Hà Nội. UBND Thành phố tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động phát triển du lịch Thủ đô năm 2022.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu cũng như nhận thức xã hội về loại hình di sản đặc biệt này.
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Đặt mục tiêu đưa Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO