Chuyển động Hà Nội

Hà Nội chuyển đổi khu nhà ở Pháp Vân - Tứ Hiệp bỏ hoang thành nhà ở xã hội

Kim Thoa (T/h) 16:15 07/04/2023

Thành phố Hà Nội sẽ dành hơn 220 tỉ đồng để hoàn thiện và điều chỉnh các toà nhà đang bỏ hoang sau gần 10 năm. 3 tòa nhà có thể cung cấp chỗ ở cho gần 11.000 sinh viên tại dự án nhà ở học sinh, sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai) không thể đưa vào vận hành theo kế hoạch.

635954531906963996-img_1538.jpg
Cả tòa nhà dành cho sinh viên vẫn bỏ không.

Thành phố Hà Nội có 3 khu ký túc xá (KTX) lớn cho học sinh, sinh viên đó là khu KTX Hacinco, Mỹ Đình 2 và Pháp Vân - Tứ Hiệp. Trong đó 2 khu KTX là Hacinco và Mỹ Đình 2 luôn đông đúc học sinh, sinh viên thuê ở thì khu KTX Pháp Vân-Tứ Hiệp lại trong tình trạng ngược lại. 

Khu KTX Pháp Vân - Tứ Hiệp đã được khởi công xây dựng năm 2009 với nguồn vốn đầu tư gần 1.900 tỉ đồng. KTX này có quy mô 6 tòa nhà, mục tiêu đáp ứng chỗ ở cho khoảng 22.000 học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.

Khu KTX Pháp Vân - Tứ Hiệp cho học sinh, sinh viên được xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 40.000m2 trong Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai). Tháng 1-2015, 3 tòa nhà đi vào sử dụng, có sức chứa 10.800 sinh viên. Mỗi phòng rộng gần 57m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng, có lắp đầu chờ điều hòa... Theo quy định là 8 người/phòng với giá thuê là 205.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm giá điện, nước). Việc xây dựng khu nhà này được xã hội quan tâm và kỳ vọng vì giải quyết vấn đề thiếu chỗ ở cho sinh viên trên địa bàn Hà Nội tồn tại từ nhiều năm nay.

Vậy nhưng, theo khảo sát, tính tới thời điểm hiện tại, số sinh viên chuyển đến ở chỉ vài trăm người. Trong số 3 tòa nhà đưa vào sử dụng thì chỉ có một tòa nhà có sinh viên đến ở, hai tòa còn lại gần như bỏ không. Bên cạnh đó, các tòa nhà thuộc dự án nhà ở cho sinh viên ở bên cạnh vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện.

Năm 2014, trước khi nhà ở sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp được đưa vào sử dụng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng là ông Trịnh Đình Dũng cùng các lãnh đạo UBND TP Hà Nội đi thị sát kiểm tra khu nhà này. Lúc đó, nhiều phóng viên đi theo cùng và trực tiếp lên tham quan khu nhà ở sinh viên này (đây là khu nhà ở cao tầng nhất ở Hà Nội dành cho sinh viên). Dự án được xây dựng hoàn toàn bằng vốn ngân sách với 6 khối nhà cao tầng, trong đó có 2 khối nhà đã hoàn thành và chuẩn bị đón sinh viên. Những khối nhà còn lại xây xong phần thô và tưởng chừng như hoàn thiện ngay sau đó. Thế nhưng, gần 10 năm trôi qua, 4 khối nhà còn lại nằm “trơ gan cùng tuế nguyệt”. Thậm chí, 2 khối nhà sinh viên đã hoàn thiện đưa vào sử dụng nhưng không thu hút được sinh viên ở, nhiều phòng vẫn bỏ trống. Sự lãng phí này nhiều lần báo chí phản ánh bởi vị trí dự án làm nhà ở sinh viên không hợp khi quá xa các trường đại học.

Những bất cập trên cũng được UBND TP Hà Nội ghi nhận. Để tránh lãng phí, năm 2017, UBND TP.Hà Nội chủ động xin đề xuất chuyển đổi các khối nhà còn lại sang nhà ở xã hội (NƠXH). Bộ Xây dựng cũng lên tiếng nhất trí và còn có văn bản gửi UBND TP.Hà Nội hướng dẫn xử lý những tồn tại tại dự án này, trong đó có vấn đề chuyển đổi dự án. Tuy nhiên, từ đó đến nay mọi việc vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở tới năm 2025 với mục tiêu phát triển 1 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (NƠXH) với nguồn vốn khoảng 12.500 tỉ đồng. 

Trong số đó sẽ dành hơn 220 tỉ đồng để hoàn thiện và điều chỉnh các toà nhà đang bỏ hoang hơn chục năm tại dự án KTX cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê. 

Theo đó, trên cơ sở kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021 – 2025, bố trí nguồn vốn cho các dự án NƠXH trên địa bàn, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt nguồn kinh phí để hoàn thành và điều chỉnh các hạng mục nhà A2, A3 thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp và chuẩn bị đầu tư hạng mục nhà A4 thành NƠXH.

Để tránh lãng phí nguồn lực tài chính của Nhà nước, lãng phí tài nguyên thì việc tính toán chuyển đổi công năng sử dụng của khu ký túc xá này đang nhận được nhiều ý kiến ủng hộ.

“Việc chuyển đổi nhà A2, A3 từ nhà ở sinh viên sang NƠXH cho các đối tượng quy định tại Luật Nhà ở năm 2014 là hoàn toàn phù hợp. Dự án này nằm trong khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp có sẵn hạ tầng, các căn hộ mới chỉ hoàn thiện phần thô cho sinh viên ở tập trung nên việc thi công lại dễ dàng.

Nếu dự án chuyển đổi xong, triển khai tiếp bằng vốn ngân sách sẽ góp phần giải quyết lượng lớn nhu cầu về chỗ ở cho người thu nhập thấp” – nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận.

Kiến trúc sư (KTS) Trần Huy Ánh - Hội KTS TP Hà Nội - cho rằng, về cơ sở pháp lý thì có thể có những căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng những toà nhà này, bởi khu KTX này được đầu tư bằng tiền ngân sách. Để tránh lãng phí nguồn lực, lãng phí tài nguyên thì việc tính toán chuyển đổi công năng sử dụng của khu KTX này cũng là điều nên làm.

Điều quan trọng hơn đó là, chức năng của nhà ở sinh viên với chức năng của NƠXH cho người thu nhập thấp là có khác nhau. Khi chuyển đổi công năng thành NƠXH thì cần có những hạ tầng xã hội khác đi kèm. Việc chuyển đổi công năng phải phù hợp với nhu cầu cuộc sống của cư dân đô thị.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Từng bước đưa phường Hà Đông (mới) phát triển ngày càng hiện đại, văn minh, giàu đẹp
    Thay mặt Thành ủy Hà Nội, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí Thường trực Thành ủy Hà Nội đã trao các Quyết định, Nghị quyết của Thành phố về công tác nhân sự tại phường Hà Đông (mới) để phường vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp từ ngày 1/7/2025.
  • Xây dựng hệ thống chính trị phường Dương Nội (mới) tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại
    Chiều 30/6, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn công tác của Thành phố, dự lễ trao các quyết định của Thành phố Hà Nội về công tác cán bộ thuộc Đảng ủy – HĐND – UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Dương Nội (mới).
  • “Tiết kiệm thông minh – làm chủ tài chính” cùng VietinBank
    Bạn đang ở giai đoạn khởi đầu của sự nghiệp, xây dựng gia đình nhỏ hay lên kế hoạch cho tương lai của con trẻ? Hãy để VietinBank đồng hành cùng bạn trên hành trình làm chủ tài chính với các sản phẩm Tiết kiệm online trên iPay linh hoạt, giải pháp tối ưu cho thế hệ trẻ chủ động, hiện đại và thông minh.
  • Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
    Từ 1/7, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương 2 cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền cấp 'sổ đỏ'; định mức xe ô tô phục vụ công tác chung ở cấp xã; chuyển đổi mã số thuế cá nhân sang số định danh cá nhân...
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội chuyển đổi khu nhà ở Pháp Vân - Tứ Hiệp bỏ hoang thành nhà ở xã hội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO