Y tế - Giáo dục

Hà Nội chủ động kiểm soát về tình hình dịch bệnh

Đình Thế 17:19 06/05/2025

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới và cả nước, Thành phố Hà Nội cơ bản được kiểm soát; chưa ghi nhận các trường hợp mắc dịch bệnh nguy hiểm như cúm A/H5N1, Mers-CoV, …

Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp mắc dịch bệnh nguy hiểm

img_3702.jpg
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nôi Nguyễn Huy Cường chủ trì Hội nghị.

Tại Hội nghị thông tin chuyên đề của Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nôi, diễn ra chiều 6/5, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, trong 4 tháng đầu năm, Hà Nội chưa ghi nhận các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm A/H5N1, MERS-CoV hay tử vong do bệnh dại. Ba ổ dịch dại trên động vật đã được xử lý kịp thời. Các dịch bệnh lưu hành như Sốt xuất huyết, Ho gà ghi nhận số mắc thấp hơn so với cùng kỳ năm 2024; số mắc Sởi và Tay chân miệng có xu hướng gia tăng theo chu kỳ dịch hàng năm nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát.

Riêng bệnh sởi số ca mắc có xu hướng gia tăng nhanh từ giai đoạn sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tuy nhiên, hiện nay số mắc đã có xu hướng chững lại và bắt đầu có xu hướng giảm nhẹ.

Tính đến hết ngày 25/4/2025, toàn thành phố ghi nhận 2.074 trường hợp mắc Sởi, 01 trường hợp tử vong. Bệnh nhân phân bố tại tất cả các quận, huyện, thị xã nhưng tập trung chủ yếu ở các quận nội thành (chiếm 65,3%), một số đơn vị ghi nhận số mắc cao như Hoàng Mai (247), Nam Từ Liêm (235), Hà Đông (155), Đống Đa (116), Thanh Trì (111). Hầu hết các trường hợp mắc bệnh chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh (chiếm 91%).

Bệnh nhân ghi nhận chủ yếu ở nhóm dưới 15 tuổi (chiếm 85% trong đó: nhóm dưới 6 tháng (12,3%); nhóm 6-8 tháng (14,4%); nhóm 9 - 11 tháng (9,1%); nhóm 1 - 5 tuổi (21,9%); nhóm 6 - 10 tuổi (13,8%); nhóm 11-15 tuổi (13,9%)). Hiện nay ghi nhận số mắc gia tăng ở nhóm từ 10 tuổi trở lên.

Bệnh tay chân miệng ghi nhận 1.506 ca, tăng hơn 500 ca so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu ở trẻ dưới 3 tuổi. Một số ổ dịch nhỏ xuất hiện tại các trường mầm non, nhưng chưa có ổ dịch lớn.

Theo nhận định của Sở Y tế Hà Nội, dịch Sởi số mắc bắt đầu có xu hướng chững lại và giảm nhẹ, các trường hợp mắc chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ. Dự báo trong thời gian tới giảm dần, nhưng vẫn có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp tử vong liên quan bệnh Sởi .

img_3711.jpg
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương thông tin về tình hình dịch bệnh tại Hội nghị.

Đối với bệnh Tay chân miệng số mắc đang gia tăng theo chu kỳ dịch hàng năm; trong thời gian tới số mắc có thể gia tăng nhanh và đạt đỉnh vào tháng 5.

Đối với bệnh Sốt xuất huyết hiện tại số mắc đang được kiểm soát tốt, tuy nhiên trong thời gian tới số mắc có thể gia tăng do bắt đầu bước vào mùa dịch Sốt xuất huyết hàng năm (từ tháng 6 - 12).

Ngoài ra, các bệnh lây từ động vật sang người như cúm A/H5N1, dại vẫn tiềm ẩn nguy cơ nếu không thực hiện đúng khuyến cáo phòng chống dịch.

Chủ động phòng chống dịch bệnh

Về các nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Phó Giám đốc thông tin: UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan y tế, giáo dục phối hợp với các đơn vị liên quan để tiếp tục rà soát và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine Sởi cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng thường xuyên và trẻ em thuộc đối tượng tiêm chủng Chiến dịch, đảm bảo đạt tiến độ theo yêu cầu đề ra.

Tiếp tục thực hiện tốt việc cấp cứu, khám sàng lọc, thu dung, phân luồng cách ly bệnh nhân; phát hiện sớm và điều trị kịp thời ca mắc Sởi, giảm tối đa số trường hợp biến chứng nặng và tử vong do Sởi. Thực hiện nghiêm quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo và xảy ra các ổ dịch Sởi tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Kịp thời cập nhật hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi khi Bộ Y tế ban hành.

Tăng cường công tác phối hợp Y tế - Giáo dục để phòng chống các dịch bệnh trong trường học. Tổ chức rà soát tiền sử tiêm chủng của trẻ em khi nhập học mầm non, mẫu giáo (2 tuổi), và khi nhập học lớp 1 (6 tuổi), để tiêm chủng bổ sung cho trẻ còn thiếu trước khi nhập học. Khi có trường hợp mắc bệnh tại các trường học thì tổ chức rà soát việc tiêm chủng của trẻ để tiêm chủng cho trẻ còn chưa được tiêm để phòng bệnh kịp thời.

Tăng cường các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức để người dân không chủ quan và chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo khuyến cáo của ngành Y tế.

Tổ chức hoạt động Tiêm chủng mở rộng hàng tháng đảm bảo an toàn, hiệu quả: rà soát tiền sử tiêm chủng để mời đi tiêm bổ sung càng sớm càng tốt. Các đơn vị tiêm chủng thuộc Bệnh viện tăng cường tiêm cho những đối tượng có chỉ định tiêm chủng, đặc biệt những đối tượng cần thực hiện mũi tiêm tại Bệnh viện./

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”
    Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, đã có bài viết “Báo chí Cách mạng Việt Nam phát huy truyền thống vẻ vang, tự tin, vững bước trong kỷ nguyên mới”. Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này tới bạn đọc.
  • Thúc đẩy chuyển đổi số: Nền tảng cho bộ máy mới vận hành thông suốt hiệu quả
    Ngày 19/6, Đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ký ban hành Kế hoạch 02-KH/BCĐTW về thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Kế hoạch thể hiện tinh thần hành động khẩn trương, quyết liệt, với lộ trình hai giai đoạn rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm phân công tới từng cấp, từng ngành.
  • Bắc Từ Liêm vận hành thử nghiệm chính quyền hai cấp: Nền tảng cho bộ máy phục vụ hiện đại, hiệu quả
    Hưởng ứng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy Hà Nội về xây dựng mô hình chính quyền đô thị tinh gọn, hiệu quả, quận Bắc Từ Liêm đã chính thức triển khai vận hành thử nghiệm mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp tại các phường mới sau sáp nhập.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội chủ động kiểm soát về tình hình dịch bệnh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO