GS Phan Huy Lê - Trái tim lớn vì Thăng Long, Hà Nội

Huy Thông/TTVH| 23/06/2018 18:22

Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Phan Huy Lê, một trong bốn "cây đại thụ" của nền sử học nước nhà, vừa mới qua đời trưa nay, 23/6, ở tuổi 84. Trong cuộc đời hoạt động khoa học của mình, ông luôn dành tình yêu lớn và có những đóng góp vô cùng quan trọng cho Hà Nội, điển hình như việc chủ biên xây dựng hồ sơ đăng ký Di sản thế giới cho Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, đồng thời đóng góp công sức vào các hồ sơ danh hiệu Di sản Thế giới cho Hội Gióng Phù Đổng, bia Tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám...

Giáo sư sử học Phan Huy Lê qua đời ở tuổi 84

Chia sẻ với phóng viên sau khi nhận Giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội của Giải thưởng Bùi Xuân Phái, vì những đóng góp suốt đời của ông đối với lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội, GS Phan Huy Lê từng nói: "Tôi vừa bất ngờ, vừa vui và lấy làm vinh hạnh khi được nhận giải thưởng Lớn, nhất lại là giải thưởng Lớn - Vì tình yêu Hà Nội. Một là vì danh họa Bùi Xuân Phái là người tôi rất ngưỡng mộ.

Thứ hai, giải thưởng này mang một chủ đề rất hay là “Vì tình yêu Hà Nội”. Tôi rất yêu Hà Nội, dù Hà Nội không phải là nơi tôi sinh ra. Được trao giải thưởng này như là một động lực giúp tôi suy nghĩ và làm nhiều việc tốt hơn nữa cho Hà Nội, vì Hà Nội. Cho Hà Nội và vì Hà Nội cũng là cho và vì cả nước".

Theo GS Phan Huy Lê, Bùi Xuân Phái là một người không giống bất cứ một ai cả. Ông đã để lại cho di sản văn hóa hiện đại của Hà Nội một dòng tranh rất đặc trưng mang tên “Phố Phái”, nổi tiếng khắp trong nước và thế giới. Những người yêu Hà Nội bây giờ và mai sau nữa, sẽ còn săn lùng tranh của ông như săn lùng những báu vật văn hóa đặc trưng của Hà Nội dù công việc đó hết sức khó khăn.

Tình yêu Hà Nội, theo ông, không phải chỉ xuất phát từ tình cảm đơn thuần mà nó phải xuất phát từ đam mê trên một nền tảng sâu sắc về Hà Nội, và phải hiểu được các giá trị có sức hấp dẫn của Hà Nội với tất cả mọi người. Vì tình yêu thì nó có ý nghĩa hơn nhiều bởi nó được xuất phát từ trái tim đó, cộng với khối óc, trí tuệ, tâm hồn và nghị lực.

GS Phan Huy Lê - Trái tim lớn vì Thăng Long, Hà Nội
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP HN trao Giải thưởng Lớn cho NGND-GS Phan Huy Lê. Ảnh: Nguyễn Đình Toán

GS Phan Huy Lê nhấn mạnh rằng Hà Nội có những nét hết sức đặc thù, đến mức hiếm có trên thế giới. Đó là vì Hà Nội là vùng đất giữ vai trò trung tâm quyền lực, trung tâm văn hóa... trên một bề dày lịch sử rất lớn. Nếu mở rộng ra bao gồm Cổ Loa thì từ thế kỷ thứ 3, thứ 2 trước Công nguyên, vùng đất này là kinh đô của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc, rồi sau đó là kinh đô của chính quyền Trưng Vương...

Đặc biệt là từ thế kỷ 11 (1010), vùng đất này trở thành kinh đô Thăng Long của nước Đại Việt. Và từ đó cho đến tận hôm nay, phải nói một cách chuẩn xác rằng vai trò đó (trừ một số giai đoạn rất ngắn như thời Tây Sơn (1788 - 1802), giai đoạn nhà Nguyễn (1802 - 1945) kéo dài liên tục làm cho cái độ ngưng kết, quy tụ các giá trị văn hóa dân tộc đạt đến một trình độ rất cao. Nó sàng lọc và lắng đọng lại các giá trị tiêu biểu nhất cho cả nền văn hóa dân tộc. Chính vì thế mà di sản văn hóa Hà Nội là một kho tàng hết sức đồ sộ, không có bất cứ một tỉnh, thành phố nào có thể sánh được. Và trên thế giới, vai trò liên tục lấy làm kinh đô và để lại khối lượng di sản như Hà Nội cũng là rất hiếm hoi.

GS khẳng định, trong suốt quá trình gắn bó với sử học, ông luôn dành một phần trái tim và khối óc của mình cho Hà Nội, dù ông nhận "những việc làm được cho Hà Nội cũng khiêm tốn...". Ông luôn trăn trở hai việc cho Hà Nội là làm sao để bảo tồn thật tốt khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long và thành Cổ Loa.

Đây chính là hai di tích cổ xưa nhất của Thăng Long - Hà Nội. Cổ Loa nếu nghiên cứu, bảo tồn thật tốt có khả năng nó sẽ là si sản văn hóa lớn thứ 2 của Hà Nội sau Hoàng Thành...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hoa chiến dịch Tây Bắc
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hoa chiến dịch Tây Bắc của tác giả Nguyễn Tiến Luận.
  • Thưởng thức 6 phim tài liệu đặc sắc về Điện Biên Phủ tại Hà Nội
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5//2024), từ ngày 3 – 5/5 tại Hà Nội, Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương tổ chức “Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ”, giới thiệu đến khán giả 6 bộ phim tài liệu đặc sắc.
  • Từ Hội quán Quảng Đông tới không gian sáng tạo
    Người ta xem nơi ấy là ngã ba tiếp xúc giữa 3 nền văn hóa và kiến trúc Việt - Hoa - Pháp, người ta cũng gọi nơi ấy là điểm hẹn văn hóa cất giữ ký ức xôn xao một thời của Phố cổ Hà thành. Trung tâm văn hóa nghệ thuật số 22 Hàng Buồm, nơi mà những người thuộc thế hệ trước ở Hà Nội vẫn quen gọi là Hội quán Quảng Đông, giờ đã trở thành một điểm hẹn văn hóa chuyên chở những ký ức đậm sắc hương Hà Nội, những ký ức ghi dấu ấn giao thoa văn hóa từ khoảng 400 năm trước cho đến ngày hôm nay.
  • Cảm tác Điện Biên
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Cảm tác Điện Biên của tác giả Trần Quang Bình.
  • Chuyện chưa biết về cây Thị hơn 300 năm tuổi ở Cố đô Huế
    Cây thị 324 năm tuổi gắn với lịch sử hình thành họ Thân Văn ở Thừa Thiên - Huế và đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, rất ít người biết đến do “cụ” thị được trồng trên triền bán sơn địa Dương Xuân Hạ (phường Thủy Xuân, TP Huế).
  • Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp văn hóa
    Thủ đô Hà Nội sẽ tăng cường nhiều giải pháp thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thành phố, trước mắt đến năm 2025 với các lĩnh vực: Điện ảnh, Thời trang, Quảng cáo, Thủ công mỹ nghệ, Ẩm thực, Xuất bản, Kiến trúc…
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động văn hoá, giải trí được tổ chức dịp lễ 30/4 - 1/5
    Hà Nội tổ chức gần 20 sự kiện phục vụ du khách và người dân trong 5 ngày nghỉ dịp lễ 30/4 - 1/5/2024, kéo dài từ ngày 19/4 đến 10/5/2024. Theo Sở Du lịch Hà Nội, ngoài thu hút du khách, loạt sự kiện cũng là các gợi ý dành cho người dân Thủ đô không đi chơi xa và muốn tham gia các hoạt động trong ngày.
  • Vài cảm nhận về Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc 2024
    Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc năm 2024 nhận được nhiều sự quan tâm của các nghệ sĩ và người yêu nhiếp ảnh của 15 tỉnh gửi dự thi. Với số lượng ảnh khá lớn, trên 2.200 ảnh gồm cả ảnh đơn và bộ đã phần nào khái quát được mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa xã hội tại các địa phương miền núi phía Bắc.
  • Thư viện Hà Nội giới thiệu hơn 300 tư liệu về Tổng Bí thư Trần Phú, Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại thắng mùa Xuân năm 1975
    Hơn 300 tư liệu sách, báo về cuộc đời và sự nghiệp Tổng Bí thư Trần Phú; Chiến thắng Điện Biên Phủ; Đại thắng mùa Xuân năm 1975... được giới thiệu trong cuộc trưng bày của Thư viện Hà Nội tại trụ sở số 2B Quang Trung (quận Hà Đông, TP. Hà Nội).
  • Hàng nghìn người thưởng thức ẩm thực truyền thống Huế với bốn phương
    Hàng nghìn du khách và người dân Thừa Thiên Huế tham gia, thưởng thức các món ẩm thực truyền thống Huế với bốn phương tại Công viên Thương Bạc (TP Huế).
GS Phan Huy Lê - Trái tim lớn vì Thăng Long, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO