Sự kiện & Bình luận

Góp ý dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia: Cần xem xét và có lộ trình

Bảo Trâm 10:18 26/11/2024

Chiều 25/11, Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương tổ chức Hội thảo Công bố “Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia”.

img_20241125_224405(1).jpg
Quang cảnh hội thảo.

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025).

Trong đó, Luật sửa đổi theo hướng điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng bia (mức thuế hiện nay là 65%) với 2 phương án được đề xuất. Phương án 1 sẽ tăng thuế từ năm 2026, tăng theo từng năm và mỗi năm tăng 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế TTĐB đối với bia là 90%. Phương án 2 sẽ tăng thuế từ năm 2026 với mức tăng 15%, sau đó từ năm 2027 tăng từng năm và mỗi năm tăng 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế TTĐB đối với bia là 100%.

Tại Văn bản số 28/VB-VBA ngày 1/7/2024 của Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát (VBA) gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về góp ý dự thảo Luật thuế TTĐB (sửa đổi), VBA đề xuất lùi thời hạn tăng thuế tới năm 2027; đồng thời tăng thuế ở mức 5% và với lộ trình tăng 2 năm một lần, đến mức 80% vào năm 2031, để phù hợp với bối cảnh kinh tế, thực trạng doanh nghiệp và để doanh nghiệp có khả năng trụ vững, thích ứng, qua đó giảm nhẹ ảnh hưởng tiêu cực tới ngành và đóng góp chung cho phát triển kinh tế xã hội.

Các phương án tăng thuế Bộ Tài chính đề xuất sẽ có tác động vô cùng lớn tới doanh nghiệp ngành bia. Trong bối cảnh đó, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương), Viện Nghiên cứu Đồ uống Việt Nam phối hợp với nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổng cục Thống kê thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng thuế TTĐB đối với ngành bia Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – CIEM) cho biết, nhóm nghiên cứu đã thực hiện với 3 phương án gồm phương án 1, phương án 2 của Bộ Tài Chính và phương án VBA đề xuất. Cả 3 phương án đều ảnh hưởng, làm suy giảm giá trị tăng thêm của ngành bia. Giả định, mức tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành bia tương đương với mức tăng trưởng GDP theo kịch bản 6,5%, với phương án 1, giá trị tăng thêm giảm 44.359 tỷ đồng, tương đương 9,4%; phương án 2 giảm 61.899 tỷ đồng, tương đương 13,12% và phương án 3 là giảm 38.329 tỷ đồng, tương đương 6,5%.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Thảo, chu kỳ sản xuất của ngành bia là chu kỳ ngắn hạn, ở các chu kỳ sản xuất trung và dài hạn, sản xuất của ngành bia và 21 ngành trong quan hệ liên ngành bị thu hẹp, dẫn tới nguồn thu NSNN giảm. Vì thế, mục tiêu tăng thuế TTĐB đối với mặt hàng bia để tăng NSNN sẽ không đạt được về trung và dài hạn.

Đặc biệt, người lao động cũng chịu ảnh hưởng đáng kể khi tăng thuế TTĐB đối với bia. Cả 3 phương án đều làm giảm thu nhập của người lao động trong nền kinh tế. Vì vậy, trên cơ sở căn cứ vào tổng quan, thực trạng chung của doanh nghiệp, ngành bia là ngành dễ bị ảnh hưởng nhất trước những thay đổi về chính sách.

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Trần Ngọc Ánh, Giám đốc Ngoại vụ cấp cao của HEINEKEN Việt Nam cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất bị tăng lên, tiêu dùng giảm… khiến doanh nghiệp đứng trước nhiều khó khăn. Do đó, việc sửa đổi thuế TTĐB cần phải được xem xét toàn diện, thấu đáo.

“Báo cáo của nhóm nghiên cứu đã tiếp cận khoa học, phương pháp đánh giá tiên tiến, có các số liệu tin cậy. Trong các phương án Bộ Tài chính đề xuất đều gây tác động tới nền kinh tế, phương án 2 tác động mạnh nhất. Vì vậy, cần có một phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu ngân sách, bảo vệ sức khỏe, đảm bảo môi trường kinh doanh, phù hợp với bối cảnh kinh tế, thực trạng doanh nghiệp và để doanh nghiệp có khả năng trụ vững”, bà Trần Ngọc Ánh phân tích.

img_20241125_151833.jpg
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch VTCA phát biểu.

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) đồng tình với quan điểm tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia thuốc lá nhằm điều chỉnh hành vi người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe nhân dân, tăng thu ngân sách nhà nước cũng như thúc đẩy sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ tịch VTCA cho rằng, cần xem xét phương án giãn thời gian tăng thuế suất có lộ trình để các doanh nghiệp có điều kiện xây dựng phương án, chuyển đổi sản xuất kinh doanh, không bị xáo trộn quá lớn. Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lưỡng thời gian tăng, mức tăng phù hợp, có thể theo phương án năm đầu tăng thuế suất 5%, các năm tiếp theo sẽ tăng thuế theo lộ trình vài năm thay vì 1 năm.

Song song với đó, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp khác như thực hiện Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cần có các biện pháp quyết liệt chống hàng nhập lậu và đưa vào diện quản lý nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu trong dân, sản xuất rượu không có đăng ký kinh doanh, không đảm bảo chất lượng dễ gây ngộ độc, chết người, ảnh hưởng sức khỏe nhân dân, trật tự, an sinh xã hội./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Diễn đàn nhân lực ngành ngân hàng trước làn sóng công nghệ
    Sáng 16/7, Diễn đàn Nhân lực ngành Ngân hàng trước làn sóng công nghệ với chủ đề “Ngân hàng thời đại số: Đổi mới mô hình và tái cấu trúc nhân lực” do Tạp chí Một Thế Giới tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy chủ trì Diễn đàn.
  • Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam
    Ngày 15/7, tại Hà Nội, Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) tổ chức Diễn đàn khoa học với chủ đề 'Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045'.
  • 11 nhiệm vụ, giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên năm 2025
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Nghị quyết số 205/NQ-CP về “Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương”. Nghị quyết đặt ra 11 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để năm 2025 nước ta hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trở lên.
  • Mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới
    Sáng 11/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) năm 2025 và công bố Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2025 của UNFPA.
  • Quyết tâm cao, nỗ lực lớn để tổ chức triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có Công điện tới Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan trung ương có liên quan; Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc khẩn trương tập trung triển khai tổ chức Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
  • Trưng bày “30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ” và trao trả hồ sơ chứng tích chiến tranh
    Nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ (1995 - 2025) và 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025) Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ) tổ chức Trưng bày tài liệu “30 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ” và trao hồ sơ chứng tích chiến tranh cho các gia đình liệt sĩ và các cựu chiến binh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tổng kết 6 tháng đầu năm 2025: Tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy mạnh hoạt động chuyên môn
    “Đổi mới phương thức hoạt động, phát huy năng lực hội viên, nâng cao chất lượng sáng tác là yêu cầu tất yếu để Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đồng hành cùng Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới”, NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 do Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội tổ chức sáng 16/7/2025.
  • Thiên nhiên trong kí viết về chiến tranh của Minh Chuyên
    Năm 2025, nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, ghi nhận những đóng góp nổi bật cho văn học và sự nghiệp gìn giữ ký ức chiến tranh Việt Nam của ông. Không chỉ có trải nghiệm thực tế của một người lính từng xông pha gần chục năm trên chiến trường miền Nam vào những năm máu lửa, Minh Chuyên còn có đủ độ lùi thời gian cần thiết của một nhà văn thời hậu chiến để có thể nhìn về chiến tranh từ nhiều phía. Bởi vậy, chiến tranh trong ký của Minh Chuyên hiện lên đa diện, vừa chân thực vừa thấm đẫm suy tư. Thiên nhiên trong tác phẩm không chỉ là chứng nhân của tội ác, mà còn là hình tượng nghệ thuật giàu cảm xúc - như người mẹ bao dung, lặng lẽ chở che con người giữa mất mát và tàn phá.
  • Lưu trữ mộc bản triều Nguyễn bằng công nghệ AI
    Nhờ ứng dụng công nghệ AI, mộc bản Triều Nguyễn đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV lưu trữ một cách khoa học, giúp cho du khách, công chúng dễ dàng tiếp cận.
  • [Podcast] Phổ biến Nghị quyết thi hành Luật Thủ đô: Nghị quyết số 28/2024/NQ-HĐND
    Thực hiện điểm a, b, khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô năm 2024, tại kỳ họp thứ 19 HĐND TP. Hà Nội Khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 28/2024/NQ - HĐND quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
  • Diễn đàn nhân lực ngành ngân hàng trước làn sóng công nghệ
    Sáng 16/7, Diễn đàn Nhân lực ngành Ngân hàng trước làn sóng công nghệ với chủ đề “Ngân hàng thời đại số: Đổi mới mô hình và tái cấu trúc nhân lực” do Tạp chí Một Thế Giới tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Phạm Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy chủ trì Diễn đàn.
Đừng bỏ lỡ
Góp ý dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng bia: Cần xem xét và có lộ trình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO