Hoạt động hội

Giới thiệu những ca khúc chủ đề cách mạng tháng Tám và tình yêu quê hương đất nước

Yến Ly 15/08/2023 14:19

Sáng ngày 15/8/2023, tại Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức buổi giới thiệu tác phẩm, hướng tới chủ đề “Chào mừng Cách mạng tháng Tám và Tình yêu quê hương đất nước”.

Tới dự buổi giới thiệu tác phẩm âm nhạc tháng Tám có các vị đại diện Ban Chấp hành Hội Âm nhạc Hà Nội và đông đảo các nhạc sĩ, hội viên. 

11.jpg
Quang cảnh buổi giới thiệu các ca khúc tháng Tám.

Các tác phẩm được giới thiệu gồm có: Câu lượn tìm nhau của Trần Hoàng Tiến; Lung linh biển Vũng Tàu của Quách Thái Kỳ; Điều răn trong “Tháng cô hồn” của Nguyễn Anh Trí; Đẹp mãi những con đường của Minh Hoàn phổ thơ Vũ Hung; Ru sông của Tiêu Hà Hải phỏng thơ Lê Văn Tuấn; Chỉ mình anh thôi của Huy Thông; Thương mẹ của Thúy Đạt; Tự hào Hồng Lĩnh địa linh của Lê Thống Nhất; Trở lại sông Lô của Khắc Lẫm; Hùng vĩ đất mới Lai Châu của Nguyễn Xích Long; Đón anh trong đắm say điệu xòe của Lã Văn Khoa; Những chuyện tình còn mãi của Phạm Mỹ Lợi phổ thơ Đỗ Nguyên Hồng; Lòng mẹ của Thế Vinh phổ thơ Mạnh Chí và Đà Nẵng khúc tình ca của Quốc Hùng.

Bên cạnh những ca khúc đã được các nhạc sĩ thu âm hoàn chỉnh và phát thanh tại buổi giới thiệu, là màn trình bày trực tiếp tác phẩm Thương mẹ của nhạc sĩ Thúy Đạt.

00.jpg
Nhạc sĩ Thúy Đạt trực tiếp thể hiện ca khúc "Thương mẹ".

Trong phần góp ý, trao đổi, bình luận về các tác phẩm, các nhạc sĩ đều có nhận định chung là: Một số ca khúc được giới thiệu trong hôm nay có phần thu âm chưa tốt, khiến cho giai điệu chưa rõ ràng. Cũng vì thế, các nhạc sĩ đề xuất trong các cuộc giới thiệu tác phẩm sau này, mong rằng Ban Chấp hành Hội chọn lọc kỹ hơn trước khi phát thanh. Danh sách tác phẩm có thể 13-15 bài, nhưng chỉ nên phát giới thiệu tác phẩm nào đã được thu âm tốt và trọn vẹn.

Tiếp nhận góp ý từ các hội viên, các vị đại diện Ban Chấp hành Hội đều đồng tình việc sẽ chọn lọc kỹ hơn trước khi phát thanh giới thiệu tác phẩm ở những lần sau.

Phản hồi ý kiến cho rằng trong số các ca khúc hôm nay có một vài bài chưa được chuyên nghiệp, nhạc sĩ Trương Ngọc Ninh nhấn mạnh: Xét một ca khúc, không nhất thiết phải là sáng tác chuyên nghiệp hay không. Như trong thời kỳ chiến tranh, không phải ai cũng được học nhạc lý bài bản, chuyên nghiệp nhưng vẫn có không ít tác phẩm sống mãi. Vậy điều quan trọng là tinh thần và những nỗ lực làm mới cũng như những điểm mới thành công trong tác phẩm.

22.jpg
Các nhạc sĩ chụp ảnh kỷ niệm với đại diện Ban Chấp hành Hội.

Với thực trạng âm nhạc đương đại không chỉ trau chuốt lời ca, giai điệu mà còn là âm nhạc biểu diễn, vì thế làm sao để tác phẩm thu hút khán giả và có đời sống riêng cũng là một thử thách với các nhạc sĩ.

Chia sẻ thêm về âm nhạc biểu diễn, nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh nhắc tới buổi biểu diễn của nhóm nhạc Hàn Quốc Black Pink tại Mỹ Đình vừa qua. Ông cho rằng, đây là một hiện tượng thú vị và cần một cái nhìn cởi mở để đón nhận. Có thể xem/ nghe show nhạc xong, khán giả khó mà nhớ được giai điệu hay lời ca, nhưng sự đầu tư kỹ lưỡng cũng như sức lan tỏa của buổi diễn rất đáng lưu tâm, tạo nên những hiệu ứng. Ông cũng nhấn mạnh những tác động liên ngành sau buổi biểu diễn, đó không chỉ là âm nhạc, đó còn là phát triển văn hóa, du lịch.

img_20230815_132249.jpg
Đại diện BCH Hội Âm nhạc Hà Nội trao quyết định kết nạp cho các hội viên mới.

Cũng trong khuôn khổ của chương trình, Hội Âm nhạc Hà Nội đã tổ chức Lễ kết nạp Hội viên mới cho các nghệ sĩ: Đỗ Thu Trà (sáng tác), Đỗ Văn Khao (sáng tác), Lê Thị Bạch Vân (biểu diễn), Nguyễn Ngọc Quang (sáng tác), Ngô Văn Khiêm (lý luận). Đại diện Ban Chấp hành Hội chúc mừng các hội viên mới và hi vọng các hoạt động của Hội sẽ tiếp thêm sức sáng tạo cho các nghệ sĩ, để cho ra đời nhiều tác phẩm mới thú vị./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW
    Sáng 3/5, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội tổ chức cuộc tọa đàm: “Vai trò của văn học nghệ thuật Thủ đô qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước”. Bên cạnh việc đánh giá những thành tựu, chỉ rõ hạn chế của văn học, nghệ thuật Thủ đô sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33, tọa đàm cũng đã gợi mở nhiều giải pháp trong việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết thời gian tới.
  • Nỗi ám ảnh và sự cách tân trong thơ Nguyễn Việt Chiến
    Sáng ngày 25/4, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm "Tuyển tập thơ: Thơ và trường ca của Nguyễn Việt Chiến", nhìn lại một hành trình thi ca của tác giả và khẳng định những giá trị đặc sắc trong tác phẩm đối với nền thơ ca đương đại của Việt Nam.
  • Tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”
    Sáng 22/4, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội đã tổ chức tọa đàm “Văn hóa cắm hoa và làm hoa lụa của người Hà Nội”.
  • Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô đi thực tế sáng tác tại Thái Bình
    Triển khai kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm 2024, trong hai ngày 20 và 21/4/2024, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại tỉnh Thái Bình. Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô do NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội làm Trưởng đoàn.
  • Khúc tráng ca về chiến tranh và hòa bình
    Sáng ngày 10/4/2024, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề “Hà Nội hướng đến ngày 30/4 và 7/5 chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”. Tới dự buổi sinh hoạt có đại diện Ban Chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Văn nghệ sĩ 3 miền tham quan các di tích, thắng cảnh của Thủ đô Hà Nội
    Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật của 3 hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế và TP. Hồ Chí Minh, ngày 22/3, đoàn văn nghệ sĩ đã tham quan trải nghiệm tại các di tích, thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hiểu rõ hơn lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời nhà Lý
    Tại Nhà Đông vu, khu Đại Thành thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), những hiện vật được trưng bày thường xuyên với chủ đề “Quốc Tử Giám - Trường Quốc học đầu tiên” giúp du khách tìm hiểu rõ hơn về lịch sử Quốc Tử Giám dưới thời Lý.
  • Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng nay 9/5, Sở VH&TT Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) phối hợp Phát động Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Hội thảo Văn hóa năm 2024 khơi nguồn lực, tạo động lực phát triển thiết chế văn hóa
    Thông tin từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, ngày 12/5 tại tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp tổ chức Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao”.
  • Khai mạc Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31
    Sáng 9/5, Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Y Dược Việt Nam lần thứ 31 – VIETNAM MEDI-PHARM 2024 đã chính thức khai mạc tại Cung Văn hoá Hữu nghị (số 91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
Giới thiệu những ca khúc chủ đề cách mạng tháng Tám và tình yêu quê hương đất nước
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO