Đời sống văn hóa

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ góp phần quảng bá di sản

Đình Thế 07/02/2025 09:31

Từ ngày 29/3 đến 7/4/2025 (tức từ mùng 1-10/3 âm lịch), Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương trong tỉnh Phú Thọ.

58ad2e955597fbc9a286-1-.jpg
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025 diễn ra từ 29/3 đến 7/4.

Theo UBND tỉnh Phú Thọ, sự kiện được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, mang đến chuỗi hoạt động văn hóa, du lịch và thể thao phong phú, góp phần khẳng định và quảng bá giá trị di sản văn hóa vùng đất Tổ.

Lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội. Trong đó, phần lễ được tổ chức trang nghiêm, trọng thể, thành kính, mang tính cộng đồng, đảm bảo an toàn, văn minh, tiết kiệm gồm: Lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 3/4 (tức mùng 6/3 Âm lịch); Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và dâng hoa tại bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong” ngày 7/4 (tức mùng 10/3 Âm lịch); Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thị xã, TP trong tỉnh từ ngày 29/3 - 2/4 (tức từ mùng 1 - 5/3 Âm lịch).

Phần hội gồm các hoạt động hội gắn với sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch, tạo thành chuỗi hoạt động Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ với 22 hoạt động đặc sắc. Trong đó có chương trình nghệ thuật khai mạc với chủ đề “Linh thiêng nguồn cội - Đất Tổ Hùng Vương” diễn ra tối 1/3; Hội trại văn hóa và trưng bày, quảng bá giới thiệu sản phẩm; hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh dày; trình diễn văn hóa dân gian đường phố TP Việt Trì.

Đặc biệt, các hoạt động thể thao hấp dẫn như Giải bóng chuyền Cúp Hùng Vương, Giải Marathon "Về nguồn", Giải bơi chải Việt Trì mở rộng hứa hẹn mang đến không khí lễ hội náo nhiệt.

Sự kiện còn là cơ hội để quảng bá du lịch Phú Thọ với chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ”, trình diễn hát Xoan làng cổ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ 2025 không chỉ là dịp để nhân dân tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng mà còn là sự kiện văn hóa quan trọng, thu hút du khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế địa phương./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc: Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia
    Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội được tổ chức từ ngày mùng 9 đến ngày 12 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại thôn Triều Khúc và cứ 3 năm tổ chức hội lớn một lần.
  • Huyện Thường Tín long trọng tổ chức Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống đầu Xuân Ất Tỵ 2025
    “Lễ khai bút và sản xuất các làng nghề truyền thống là sự kiện đặc biệt của huyện dịp đầu Xuân, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống hiếu học, truyền thống khoa bảng, đất danh hương, trăm nghề của người Thượng Phúc xưa - Thường Tín ngày nay. Qua đó giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương để mỗi con người nơi đây thêm hăng say học tập, lao động sản xuất, xây dựng quê hương, Thủ đô”, Bí thư Huyện uỷ Thường Tín Nguyễn Tiến Minh cho hay.
  • Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025
    Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 16/2 (tức 17 đến 19 tháng Giêng âm lịch) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Cơ hội quảng bá giá trị văn hóa làng nghề truyền thống Kim Bồng
    Làng Kim Bồng (thuộc xã Cẩm Kim, thành phố Hội An) từ lâu đã nổi tiếng với bề dày lịch sử phát triển nghề mộc truyền thống và nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Cứ mỗi dịp đầu xuân, nhân dân và du khách lại có cơ hội tham gia vào một sự kiện mang đậm bản sắc văn hóa, đó là Lễ tế Tiền Hiền và Ngày hội làng nghề truyền thống Kim Bồng.
  • Rộn rã chèo xuân
    Mỗi dịp Tết đến, xuân về, khắp chốn Thăng Long - Hà Nội lại rộn ràng những khúc chèo của cha ông. Những làn điệu chèo cổ như du xuân, dương xuân, lới lơ, cách cú, đò đưa, hát đúm, nón thúng quai thao… nối tiếp ngân vang trong lời mới mừng đất nước chuyển mình bước vào vận hội mới. Những trích đoạn chèo cổ, vở diễn được các nhà hát rộn ràng sáng đèn mời gọi bao bước chân dập dìu tìm về và đắm mình trong di sản nghệ thuật ngàn năm.
  • Đặc sắc trò chơi dân gian Đu Tiên, đua thuyền trên sông Ô Lâu đầu năm mới Ất Tỵ 2025
    Đông đảo người dân và du khách tham gia trò chơi dân gian Đu Tiên và đua thuyền trên sông Ô Lâu trong những ngày đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Lễ chùa đầu xuân: Nét văn hóa, thanh lịch của người Tràng An - Hà Nội
    Đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa tâm linh lâu đời của người Việt Nam ta nói chung và người Hà Nội nói riêng. Phong tục này phản ánh sự hòa quyện giữa tín ngưỡng tôn giáo và đời sống tinh thần của dân tộc. Trong ngày đầu năm mới, người dân Hà Nội nô nức đến các đền, chùa đầy vốn trầm mặc nhưng đầy vẻ trang nghiêm, linh thiêng để dâng hương, cầu nguyện và hướng lòng mình đến những điều thiện lành.
  • Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 sẽ được tổ chức tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
    Ngày 12/2/2025, tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 sẽ chính thức được tổ chức với chủ đề “Tổ quốc bay lên”. Đây là lần đầu tiên sự kiện thơ lớn này được tổ chức ngoài Thủ đô Hà Nội, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc đưa Ngày thơ Việt Nam đến gần hơn với công chúng cả nước.
  • Điểm đến Hà Nội trong mắt người nước ngoài
    25 năm kể từ khi được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, Hà Nội đã có những bước chuyển mình tích cực, toàn diện, trở thành điểm đến “an toàn - thân thiện”, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Nhân dịp năm mới, cùng lắng nghe những chia sẻ của một số người đến từ các quốc gia khác nhau về Hà Nội - điểm đến mà họ lựa chọn để dừng chân. Với họ, dù sống ở Hà Nội chỉ vài năm hay nhiều thập kỷ thì nơi đây đã trở thành quê hương thứ hai mà họ yêu thương, gắn bó…
  • Hà Nội trao tặng hơn 2,2 triệu suất quà dịp Tết Nguyên đán 2025
    Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội đã trao tặng 2.271.379 suất quà cho các đối tượng chính sách ưu đãi người có công; người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; cán bộ nghỉ hưu, mất sức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn...
  • Hà Nội tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2024
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Quyết định số 592/ QĐ-UBND về việc tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong tổng kết phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ góp phần quảng bá di sản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO