Giám đốc BV Bạch Mai: Sau dịch Covid, người dân ít đến khám, bệnh viện giảm nguồn thu

hanoimoi| 09/06/2020 14:25

Thảo luận báo cáo kinh tế - xã hội tại tổ tại đại biểu Quốc hội Hà Nội chiều 8/6, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Giám đốc BV Bạch Mai) cho rằng, sau dịch, người dân giảm đến bệnh viện, bệnh viện tự chủ, tự chi lương bị ảnh hưởng đến nguồn thu, đời sống nhiều cán bộ nhân viên y tế...

Hà Nội sẽ bảo đảm lương cán bộ công chức không bị sụt giảm

Đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế quốc tế cũng như trong nước, mặc dù chúng ta đã khống chế rất tốt dịch. Chính phủ đã quyết liệt xử lý dịch, có giải pháp hợp lý, Việt Nam là một trong những tấm gương xử lý Covid-19 của thế giới.
Đặc biệt, các bệnh nhân nhiễm Covid-19 được chúng ta dồn hết sức, mọi biện pháp chữa trị, đến nay chưa có trường hợp tử vong. Ngay cả bệnh nhân người Anh bị bệnh rất nặng đang được chữa trị tốt – điều mà ngay cả khi ở Anh bệnh nhân này chưa chắc có được sự chăm sóc y tế tận tình như vậy.
Ông Tuấn cho rằng, dịch để lại hậu quả nặng nề với ngành y tế, sau dịch, người dân giảm đến bệnh viện, họ tự khám, tự chữa bằng đơn thuốc cũ... khiến chất lượng điều trị không tốt, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi bệnh nhân giảm, bệnh viện tự chủ, tự chi lương bị ảnh hưởng đến nguồn thu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhiều cán bộ nhân viên y tế, do vậy, ông Tuấn mong muốn Chính phủ hỗ trợ đảm bảo thu nhập, tinh thần của cán bộ y tế tốt hơn thời gian tới.
Về vấn đề này, phát biểu trao đổi thêm với đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, Đại biểu Vương Đình Huệ - Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin thêm cho hay, Thành ủy, HĐND TP có nghị quyết, theo đó, từ giờ đến cuối năm nếu các đơn vị sự nghiệp không đạt được kế hoạch tài chính, Thành phố sẽ có hỗ trợ, trước hết là về lương cán bộ công chức không bị sụt giảm.
"Chưa có vacxin, thuốc đặc trị bệnh thì chưa nói lên điều gì”
Thảo luận tại tổ đại biểu TP Hồ Chí Minh, đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, năm nay kinh tế thế giới sẽ bị ảnh hưởng rất nặng, nhất là Mỹ, EU, hai thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Trong khi đó, hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc tăng trưởng cũng giảm sâu. Vì thế, Việt Nam phải đặt ra mục tiêu giữ thành quả kiểm soát dịch bệnh, không chủ quan, lơ là.
Cùng với đó, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm được an sinh xã hội; giúp doanh nghiệp giữ được chân người lao động; đẩy nhanh các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp cả về chính sách thuế, phí; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công... Song song đó, cần đẩy mạnh thị trường nội địa, thúc đẩy cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Hỗ trợ thương mại trực tuyến cho xúc tiến đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, nhất là trong bối cảnh còn dịch.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm, ngành cần hỗ trợ phục hồi nhất hiện nay là du lịch. Việt Nam rất đẹp, nhu cầu du lịch của dân rất cao, giải pháp nào để kích cầu, phục hồi nhanh du lịch nội địa thì ngành du lịch cần phải chủ động đề xuất, cùng với đó là sự trợ lực của nhà nước. Bên cạnh đó, là sản xuất hàng hóa nội địa; kích cầu tiêu dùng nội địa...
Ngoài ra, đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ với người lao động, nhưng đại biểu lưu ý, giải pháp căn cơ là vấn đề việc làm dài hạn cho người lao động.
Tổ tại tổ đại biểu 07 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang, Thái Bình, Ninh Thuận và Quảng Trị, đại biểu Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong năm 2020 mặc dù dưới tác động lớn của đại dịch nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước thì Việt Nam đã thực hiện thành công kiểm soát dịch bệnh, cơ bản khống chế tình hình.
Có được kết quả này là nhờ sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước kịp thời có các chính sách ứng phó, không chủ quan, tổ chức triển khai quyết liệt. Điều này cũng cho thấy thấy sự ưu việt của chế độ và ưu việt của y tế công ở nước ta.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, đại dịch Covid lần này đã đứt gãy chuỗi giá trị, ảnh hưởng đến du lịch, giảm nhu cầu, giảm xuất nhập khẩu. Tình hình tháng 4 xấu, tháng 5 có khởi sắc nhưng đến tháng 6 tình hình còn rất khó khăn. Trong bối cảnh đó Chính phủ đã theo dõi hết sức chặt chẽ tình hình, liên tục đưa ra giải pháp, có các gối hỗ trợ hướng đến nhóm đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương và doanh nghiệp trong đó hướng đến người lao động, giãn hoãn các khoản phải nộp phải thu phải đóng của doanh nghiệp, hướng đến miễn giảm các khoản phải nộp để làm giảm áp lực cho doanh nghiệp, mục tiêu vượt qua khó khăn ko làm đứt gãy chuỗi sản xuất.
Về dự báo tình hình, khi chưa có vacxin chưa có thuốc đặc trị bệnh thì chưa nói lên điều gì, do đó Chính phủ đã cân nhắc mọi mặt và quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng ở mức 4,5% để báo cáo Quốc hội xem xét quyết định. Du mức tăng trưởng 4,5% vẫn là mức rất cao nhưng để đặt mục tiêu thấp thì ko còn động lực phấn đấu. Do đó đòi hỏi quyết tâm và sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị để thực hiện mục tiêu đề ra.
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ xác định các giải pháp chính như tháo gỡ khó khăn thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp; giải ngân nhanh và hết vốn đầu tư công, chú trọng dự án trọng điểm quan trọng, nâng cao năng lực cạnh tranh; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tranh thủ tác động tích cực từ Hiệp định EVFTA, kích cầu tiêu dùng thị trường nội địa; đồng thời tranh thủ sự dịch chuyển đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nghiên cứu và xây dựng chiến lược quyết sách về vấn đề này, đang hoàn thiện để báo cáo Chính phủ để có quyết sách thu hút đầu tư có chọn lọc trong đó xác định rõ tiêu chí để thực hiện.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Giám đốc BV Bạch Mai: Sau dịch Covid, người dân ít đến khám, bệnh viện giảm nguồn thu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO