Y tế - Giáo dục

Gặp mặt 58 gương giáo viên tiêu biểu tại chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023

T. Trang 21:21 16/11/2023

Chiều 16/11, Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long gặp mặt 58 giáo viên tiêu biểu xuất sắc để tuyên dương tại chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023.

ba-minh.jpg
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh phát biểu tại buổi gặp mặt.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết: “58 thầy cô có mặt hôm nay đại diện cho giáo viên trên cả nước, vùng sâu, vùng xa tham gia chương trình chia sẻ cùng thầy cô”.

Theo Thứ trưởng Ngô Thị Minh, trong nhiều năm qua, chương trình đã tổ chức bài bản và chọn được 458 gương mặt để tuyên dương. Các thầy cô được tuyên dương luôn tích cực, không quản ngày đêm vì học sinh thân yêu từ Mầm non đến THPT.

Nhiều thầy cô có bố mẹ bệnh tật, chồng công tác xa. Có những thầy cô nhờ sự đồng cảm từ gia đình đã vượt qua những thử thách như thiếu thốn cơ sở vật chất, điều kiện ăn ở, đi lại... để bám trường, bám lớp, bám sát học sinh. Thậm chí, họ đã hi sinh cả tuổi thanh xuân để gắn bó, mang con chữ đến cho học trò.

Bên cạnh các gương thầy giáo, cô giáo được giới thiệu, đề xuất từ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các tỉnh, thành phố (sau khi hiệp thương với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố), Ban Tổ chức Chương trình còn đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương đề cử, giới thiệu các gương giáo viên tiêu biểu đảm bảo theo các tiêu chí Kế hoạch đề ra.

58.jpg
58 gương mặt thầy cô tiêu biểu chụp ảnh lưu niệm tại chương trình.

Sau hơn 02 tháng phát động Chương trình (01/8 - 08/10/2023), Ban Tổ chức đã nhận được 107 hồ sơ các gương thầy cô giáo từ 51 tỉnh, thành phố và các tổ chức giới thiệu. Ngày 25/10/2023, Hội đồng xét chọn đã họp và thống nhất danh sách 58 gương giáo viên tiêu biểu xuất sắc để tuyên dương tại chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023, trong đó:

19 giáo viên là người dân tộc thiểu số, bao gồm 09 dân tộc: các cô giáo Tống Thị Thùy Dung, Hoàng Thị Hiền, Hoàng Thị Huyền, Hoàng Thị Thập, Chu Bích Hiệp và thầy giáo Nguyễn Văn Tài là người dân tộc Tày; các cô giáo Dương Thị Mai Chuyên, Lý Thị Lam là người dân tộc Nùng; cô giáo Lê Thị Nhung là người dân tộc Sán Dìu; thầy giáo Đinh Văn Giang và cô Quách Thị Bích Nụ là người dân tộc Mường; thầy giáo Lò Văn Vinh là người dân tộc Thái; thầy giáo Lù Văn Bắc là người dân tộc Giáy; cô giáo Lồ Kim Thuỷ là người dân tộc H’mông; các thầy giáo Danh Lực, Sơn Hoàng Huy, Thạch Ngọc Sáng là người dân tộc Khmer; thầy giáo Trương Văn Hiện và thầy giáo Bnướch Zói là người dân tộc Cơ Tu.

Giáo viên lớn tuổi nhất: cô giáo Nguyễn Thị Ngà (sinh năm 1970), công tác tại Trường Tiểu học An Quang, huyện An Lão, tỉnh Bình Định (thời gian công tác 32 năm 9 tháng) và cô giáo Lý Thị Lam (sinh năm 1970), công tác tại Trường TH&THCS Quang Phong, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn (thời gian công tác 22 năm).

Giáo viên trẻ tuổi nhất: Thầy giáo Trần Lê Minh Chiến (sinh năm 1996), công tác tại Trường PTDTBT TH & THCS Sơn Màu, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi (thời gian công tác 5 năm 1 tháng) và Thầy giáo Nguyễn Thanh Dương (sinh năm 1996), công tác tại Trường THCS Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương (thời gian công tác 6 năm 3 tháng).

Giáo viên có hoàn cảnh khó khăn nhất: cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý (sinh năm 1979), công tác tại Trường TH&THCS Hoa Thám, TP. Chí Linh, tỉnh Hải Dương (thời gian công tác 24 năm), cô vừa đi làm vừa chăm chồng bị ung thư và con gái sống thực vật từ nhỏ.

12.jpg
Thứ trưởng Ngô Thị Minh trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các thầy cô tại buổi gặp mặt.

Các thầy, cô giáo tuyên dương tại chương trình được lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt, động viên và tặng quà; được tham gia các hoạt động thăm quan, tọa đàm,…Bên cạnh đó, mỗi thầy giáo, cô giáo tham gia chương trình được nhận Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Kỷ niệm chương của Ủy ban Dân tộc, biểu trưng của chương trình và một sổ tiết kiệm trị giá 10 triệu đồng. Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng ban, bộ, ngành và dư luận xã hội ghị nhận và đánh giá cao.

Sau 08 năm triển khai, chương trình đã tuyên dương 458 thầy giáo, cô giáo tiêu biểu trên mọi miền tổ quốc. Đó là các thầy cô giáo đang ngày đêm “bám bản” dạy học tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các thầy cô đang giảng dạy ở các huyện đảo, xã đảo xa xôi; các thầy giáo là những cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng mang quân hàm xanh; các thầy cô giáo dục đặc biệt dạy các em học sinh khuyết tật; các thầy cô là người dân tộc thiểu số đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • “Cơ hội mới - giá trị mới” để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”
    Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định số 1569/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.
  • Ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh về tiểu sử và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhằm giúp bạn đọc có thêm tài liệu tham khảo, góp phần tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch biên soạn cuốn sách song ngữ . Sách vừa được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành và giới thiệu tới độc giả.
  • [Video] Làng nghề Sơn Đồng: Trung tâm đồ thờ gỗ của Thủ đô và cả nước
    Với kỹ thuật chạm khắc tinh xảo cùng cái tâm với nghề, những nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Sơn Đồng (huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội) đã tạo nên những sản phẩm vừa đem lại giá trị kinh tế cao, vừa giới thiệu đến bạn bè quốc tế về một Hà Nội của Việt Nam với những nét văn hóa độc đáo trong dòng chảy lịch sử nghìn năm văn hiến.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
Đừng bỏ lỡ
Gặp mặt 58 gương giáo viên tiêu biểu tại chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO