Gần 700 văn nghệ sĩ Thủ đô dự Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội

Miên Thảo| 26/07/2022 13:11

Sáng ngày 26/7/2021, Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (phiên nội bộ) đã diễn ra tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội). 670 đại biểu chính thức đại diện cho văn nghệ sĩ Thủ đô đã đến tham dự cùng niềm kỳ vọng về một chặng đường phát triển mới của văn học nghệ thuật Hà Nội.

Gần 700 văn nghệ sĩ Thủ đô dự Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội
Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội khó XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/7/2022 - Ảnh: MT

Tại phiên nội bộ, Đại hội đã bầu Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Ban Thẩm tra tư cách đại biểu và thông qua Báo cáo kiểm tra tư cách đại biểu…

Đại hội cũng đã được nghe Báo cáo dự thảo và thông qua Quy chế Đại hội XIII; Báo cáo chính trị tổng kết hoạt động Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội nhiệm kỳ XII, phương hướng nhiệm kỳ XIII; Báo cáo kiểm điểm công tác của Ban Chấp hành nhiệm kỳ XII; Báo cáo Ban Kiểm tra nhiệm kỳ XII; Báo cáo Đề án nhân sự khóa XIII; bầu Ban Chấp hành Hội Liên hiệp khóa XIII…

Theo Báo cáo chính trị tổng kết hoạt động nhiệm kỳ XII được NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội trình bày tại Đại hội, các sáng tác của văn nghệ sĩ Hà Nội giai đoạn vừa qua đã gắng bắt nhịp được với những động thái đổi mới và hội nhập mạnh mẽ của Thủ đô và đất nước, thấm đậm hơi thở thời đại, hòa mình vào dòng chảy lớn lao của lịch sử với ý thức chủ động và tích cực.

Đối với các hoạt động sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ, Hội Liên hiệp và các Hội chuyên ngành tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học có ý nghĩa (Hội Liên hiệp tổ chức 11 cuộc hội thảo, tọa đàm), phân tích các khuynh hướng mới trong văn học - nghệ thuật, đưa công tác lý luận phê bình VHNT trở thành trọng tâm đáng chú ý, có chiều sâu tư duy (Hội ký giao ước phối hợp với Hội đồng lý luận phê bình Trung ương về văn học nghệ thuật).

Việc biểu dương và tôn vinh các tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân nhân dân và ưu tú… đều được quan tâm. Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội, Hội Âm nhạc Hà Nội… có nhiều hoạt động tôn vinh hội viên cao tuổi, có nhiều thành tựu với việc nghiên cứu, sáng tạo các công trình văn hóa - văn nghệ Thủ đô.

Gần 700 văn nghệ sĩ Thủ đô dự Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội

 Đại biểu biểu quyết các nội dung quan trọng tại phiên nội bộ của Đại hội - Ảnh: MT

Các cuộc trao đổi chuyên môn, giao lưu với các Hội kết nghĩa ( Hà Nội - Huế - Sài Gòn và 5 vùng đất kinh đô xưa: Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Huế), các trại sáng tác có quy mô rộng rãi được mở chung với các Hội bạn ở các tỉnh miền núi hoặc ven biển, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc, Tây Nguyên… đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên cách tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao cho các hoạt động này cũng cần được rút kinh nghiệm, để không rơi vào hoạt động giao lưu trên bề nổi, mà cần mở ra đầy đủ ý nghĩa và tác dụng.

Các biện pháp tổ chức đầu tư, bảo trợ, tài trợ cũng như vận dụng thế mạnh của chế độ đầu tư “đặt hàng”, ký hợp đồng mua sản phẩm đối vớinhững công trình và tác phẩm xuất sắc, đã được vận dụng hiệu quả, có “trông giỏ bỏ thóc”, nhằm thúc đẩy và phát huy xứng đángthế mạnh của các đề tài có chất lượng.

Các giải thưởng VHNT của Hội 5 năm qua giữ được uy tín khá cao, động viên kịp thời các tác phẩm có chất lượng của cả 9 chuyên ngành. Hai năm một lần, giải thưởng VHNT Thủ đô được trao cho tác phẩm của 9 Hội thành viên. Trung bình mỗi đợt, Hội Liên hiệp VHNT tôn vinh từ 20 đến 25 giải. Các giải đã xét thưởng trong 5 năm qua có giá trị và có uy tín cao ngoài xã hội.

Việc đầu tư sáng tác chủ yếu là đầu tư mở các trại sáng tác cho 9 ngành được đẩy mạnh, thu hút đông đảo hội viên. Với ý thức nâng cao hiệu quả đầu tư cho các trại sáng tác của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội cũng ra sức cải thiện chất lượng dự trại sáng tác, duyệt đề cương đi trại chặt chẽ hơn, quan tâm thiết thực hơn đến tác động của trại sáng tác đến từng hội viên và thành quả có được sau khi kết thúc trại (Trại sáng tác đa ngành tại Đà Lạt do Bộ Văn hóa tổ chức cho 20 hội viên của 9 Hội chuyên ngành tham gia đạt chất lượng và hiệu quả cao).

Việc đi thực tế của các Hội ngày càng đa dạng, vận dụng biện pháp xã hội hóa, tạo ra nhiều chuyến đi bổ ích. Cần chú ý hơn đến cách tổ chức kết hợp nhiều lợi ích khi đi tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, thành tựu mỗi địa phương… qua các chuyến đi, để tạo hiệu quả cao hơn.

Gần 700 văn nghệ sĩ Thủ đô dự Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội

Gần 700 văn nghệ sĩ dự Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 - Ảnh: MT.

Trong mấy năm gần đây việc liên kết giữa Hội với các cơ quan Thành phố trong việc tổ chức các hoạt động chung đã tạo ra nhiều khởi sắc, như đợt phát động sáng tác chung giữa Hội, Sở Văn hóa - Thể thao và Ban Tuyên giáo về đề tài“Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”, về “ Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội” thu lượm nhiều kết quả và đã trao nhiều giải thưởng cho các tác giả và tác phẩm xứng đáng.

Hoặc việc phối kết hợp giữa Hội Nhiếp ảnh với Công an Thành phố tổ chức sáng tác và mở cuộc thi ảnh “Vì nhân dân phục vụ, vì Thủ đô bình yên”; phối hợp giữa Hội Liên hiệpvới Công an Thành phố tổ chức Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật viết về lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, giao cho Tạp chí Người Hà Nội thực hiện

Hội cũng tham gia tích cực vào các công việc tư vấn, phản biện cho Thành phố, thẩm định các Đề án, tham gia xét duyệt và thực hiện các chương trình văn hóa nghệ thuật lớn, góp ý kiến qua Hội đồng nghệ thuật Thành phố về các công trình làm đẹp Thủ đô, hoặc chỉnh trang đô thị, quy hoạch kiến trúc.

Hội tiếp tụccông tác tìm tòi và phục hồi các vốn văn hóa cổ của Thủ đô (các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, vốn văn nghệ dân gian), có kiến nghị sâu sát và cụ thể về kế hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Hội tham gia vào Hội đồng tư vấn và biên soạn“Tủ sách 1000 năm Thăng Long”trong Dự án dài hạn của NXB Hà Nội (riêng tủ sách về VH-NT đã chiếm đến 1/4 số đầu sách, với thời gian biên soạn và nghiệm thu lâu dài, trên dưới 10 năm, từ 2008 đến 2020).

Hội cũng được phân công vào Ban Chỉ đạo và Ban biên soạn (cùng Ban Thi đua Thành phố) tủ sách“Người tốt, việc tốt”xuất bản đều đặn vào dịp 10-10 hàng năm.

Hội làm tốt công tác phối hợp với Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, các hội chuyên ngành Trung ương đóng trên địa bàn trong việc xét các giải thưởng, tổ chức kỷ niệm, hội thảo, các triển lãm, các trại sáng tác chung, cũng như đóng góp ý kiến vào các văn bản của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam và các kiến nghị về chế độ chính sách đối với văn nghệ sĩ…để trình lên các Bộ, các ngành Trung ương.

Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội diễn ra trong 2 ngày và sẽ tiếp tục phiên chính thức vào sáng ngày 27/7/ 2022 với nhiều nội dung quan trọng như: Diễn văn khai mạc, Báo cáo chính trị hoạt động nhiệm kỳ XII và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ XIII, đại biểu tham luận, Ban Chấp hành mới ra mắt Đại hội…

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Từ trong ta một tiếng người...
    Trong môn chạy bộ đường dài Marathon, vận động viên không chỉ cần có sức bền tốc độ và phải có các bước bứt phá, mới hy vọng trở thành người thắng cuộc. Có sức bền tốc độ, đã khó. Có các bước bứt phá tiếp theo, xem ra còn khó khăn hơn nhiều. Không đáp ứng cùng lúc hai đòi hỏi trên, vận động viên không thể giành được thứ hạng cao. Trong văn chương nói chung và thi ca nói riêng, cũng vậy!
  • Nhà văn trẻ Cao Việt Quỳnh mắt bộ tiểu thuyết kì ảo “Lục địa rồng”
    “Lục địa rồng” bộ tiểu thuyết dài 5 tập của tác giả Cao Việt Quỳnh vừa được NXB Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc. Bộ sách được hoàn thiện vào năm 2023 khi tác giả 15 tuổi, không chỉ thể hiện bước trưởng thành trong sáng tác của Cao Việt Quỳnh mà còn cho thấy tín hiệu đáng mừng từ dòng truyện fantasy thuần chất Việt.
  • Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phát triển văn hóa, Hà Nội là địa phương tiên phong
    Tại Hội nghị nghiên cứu, quán triệt nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sáng 29/10 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, bà Phạm Thị Thinh – Phó Giám đốc, Phó Tổng Biên tập NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, cho biết, sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Hà Nội là địa phương tiên phong, có nhiều cách làm cụ thể để phát triển văn hóa như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024).
  • Miền Bắc hửng nắng trước khi rét diện rộng
    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, ngày 30/10, miền Bắc sắp đón thêm đợt không khí lạnh khá mạnh, nhiệt độ nhiều nơi sẽ giảm sâu, trời rét. Trong khi đó, khu vực Trung Trung Bộ tiếp tục có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to.
  • Lễ hội Khinh khí cầu Tràng An - Cúc Phương đón khoảng 35 nghìn lượt khách
    Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch chào mừng kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (2014 - 2024),
Đừng bỏ lỡ
Gần 700 văn nghệ sĩ Thủ đô dự Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO