Theo ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT: hiện nay các sông đều lên lũ rất cao, lúc 13g chiều hôm nay, trên sông Hương, lũ đã lên trên báo động 3 hơn 1m. Theo quy trình vận hành liên hồ là giao cho chủ tịch UBND các tỉnh vận hành xả lũ, còn trong tình huống khẩn cấp thì giao trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng chống thiên tai vận hành xả lũ trong tình huống khẩn cấp. Tuỳ theo tình hình cụ thể, từng địa phương cần tính toán việc cho học sinh nghỉ học, vì đây là các đối tượng dễ rủi ro nhất trong mưa lũ.
Trước tình hình mưa lớn, lũ lớn, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Phó trưởng ban Thường trực BCĐ TW PCTT Hoàng Văn Thắng cũng đề nghị phải đặt mục tiêu cao về vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn đập ở mức cao nhất. Có an toàn hồ dập thì mới đảm bảo được an toàn cho hạ du. Phía hạ du cần phải tính đến việc di dân; tính đến các kịch bản xấu để chủ động di dân, đặc biệt là trong tình huống các hồ chứa thượng nguồn hết hết dư địa tích nước là phải xả nguyên lượng nước về. Chúng tôi cũng đề nghị Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn chuyển lực lượng sang Thừa Thiên Huế để hỗ trợ bà con.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Trưởng ban Nguyễn Xuân Cường kết luận tại cuộc họp
Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, có 10 tàu/91 thuyền viên bị chìm, hư hỏng trên khu vực phao số 0, Cảng Quy Nhơn. Hiện có 04 người chết, 17 người mất tích, đã cứu vớt được 74 người.
Tàu cá bị mất liên lạc: Lúc 23h00 ngày 03/11/2017, tàu cá BĐ95154 TS/02 lao động trên đường chạy vào Cảng cá Quy Nhơn tránh bão bị chết máy thả trôi ở tọa độ 13o37’N-109o48’E và bị mất liên lạc.
Nhiều người chết và mất tích
Theo tin từ các địa phương, bão số 12 đã làm 27 người chết. Trong đó, Bình Định 03 người, Khánh Hòa 16 người, Lâm Đồng 03 người, Đăk Lắk 01 người, 04 người sự cố tàu vận tải. 22 người mất tích (Bình Định 04 người, Phú Yên 01 người và 17 người do sự cố tàu vận tải). 626 nhà sập đổ (Bình Định 81 nhà, Phú Yên 113 nhà, Khánh Hòa 302 nhà, Đăk Lắk 113 nhà, Đắk Nông 14 nhà, Lâm Đồng 3 nhà). Bão làm 39.704 nhà tốc mái hư hỏng (Quảng Ngãi 57 nhà, Bình Định 95 nhà, Phú Yên 12.577 nhà, Khánh Hòa 25.495 nhà, Ninh Thuận 46 nhà, Gia Lai 44 nhà, Đắk Lắk 1.321 nhà, Đắk Nông 12 nhà, Lâm Đồng 66 nhà). Diện tích lúa bị ngập: 4.425 ha trong đó (Bình Định 379ha, Phú Yên 52 ha, Khánh Hòa 3.748 ha, Gia Lai 25 ha, Đắk Lắk 60 ha, Lâm Đồng 100 ha).
Diện tích rau mầu: 25.212 ha trong đó (Bình Định 22 ha, Phú Yên 16.707ha, Khánh Hòa 119 ha, Gia Lai 557 ha, Đắk Lắk 7.699 ha, Đắk Nông 110 ha). Tàu cá bị chìm, hư hỏng: 228 tàu (Bình Định 02 tàu, Phú Yên 114 tàu, Khánh Hòa 112 tàu). Lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản: 1.491 lồng trong đó (Bình Định 10 lồng, Phú Yên 24 lồng, Khánh Hòa 1.457 lồng).
Sự cố lưới điện
Tin từ Bộ Công thương, tính đến 16h00 ngày 04/11, hình hình hệ thống lưới điện như sau: Sự cố lưới điện 110kV: Bình Định: Toàn bộ trạm biến áp 110kV đã được khôi phục và cấp điện. Phú Yên: 03/07 TBA 110kV chiếm 42,9% (Tuy Hòa 2, Hòa Hiệp, Sơn Hòa). Khánh Hòa: 09/11 TBA 110kV chiếm 81.2% (Trừ trạm Cam Ranh và Nam Cam Ranh). Gia Lai: 03/09 TBA 110kV chiếm 33,3% (Đức Cơ, Chư Sê, Chư Prong). Đăk Lăk: 02/09 TBA 110kV chiếm 22.2% (Eakar và Krong Pak).
Sự cố lưới điện trung hạ thế: Tỉnh Phú Yên: Hiện đang mất điện toàn tỉnh. Tỉnh Khánh Hòa: Hiện đang mất điện toàn tỉnh, trừ thanh phố Nha Trang. Tỉnh Bình Định: mất điện toàn bộ, trừ huyện Tam Quan. Tỉnh Đăk Lăk: mất điện khu vực Eakar, Krong Pak, Ma Drak. Tỉnh Quảng Ngãi: toàn bộ huyện Sơn Hòa, Sơn Tây, Ba Tơ và một phần huyện Trà Bồng. Tỉnh Kon Tum: 08 xã Đăk Long, Măng Cành, Đăk Tăng, Đăk Ring, Đăk Nên, Măng Bút, Ngọc Tem, Hiếu, Pờ E thuộc khu vực huyện Kon Plong. Tỉnh Đăk Nông: một phần huyện Đăk Mil, Đăk Song, Đăk Glong, Cư Jut.
Sự cố giao thông:
Đường bộ: Tỉnh Bình Định (trên Quốc lộ 1D): 10 vị trí sạt lở taluy dương (trong đó có 01 vị trí tràn lấp ½ mặt đường): khoảng 700 m3;
Trên Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên: Có 05 vị trí nước tràn mặt đường, ngập sâu từ (0,3 – 0,5)m: Km1299, Km1300, Km1302, Km1304, Km1306+700. Hiện đơn vị quản lý bảo trì đang điều tiết để xe lưu thông 2 chiều bên trái tuyến và tiến hành tháo dỡ tạm dải phân cách giữa để thoát nước. Tại Km1294+570, móng mặt đường đã bị sụt sâu với bề rộng 3m, đã được xử lý đảm bảo giao thông bước 1; đến nay phần bù 3m tiếp tục lún sâu thêm 0,4m; hiện đang triển khai lắp đặt hệ thống biển báo rào chắn.
Tỉnh Khánh Hòa: Đá rơi tại 1367+400 1368+710, 1371+1210 (đoạn qua đèo Cả QL.1), sụt trượt tại 1367+820. QL26: Sạt trượt km 30+500 khối lượng 200 m3 làm tắc đường; hiện đang khắc phục để đảm bảo giao thông 1 làn; QL27C sụt ta luy dương gây tắc đường tại Km 53+900 lúc 14h30.
Tỉnh Quảng Nam: tại Km 1404+100 đường Hồ Chí Minh, sạt taluy dươnggây ách tắc hoàn toàn với chiều dài 50m. Hiện các đơn vị đang khắc phục và điều tiết giao thông để đảm bảo giao thông một làn.
Về đường sắt: Nhiều chuyến tàu bị ách tắc do tuyến đường sắt từ Phú Yên đi Khánh Hòa bị phong tỏa: Tàu chở khách: Tàu SE7 dừng ga Diêu Trì: 392 khách; Tàu SE2 dừng ga Phong Thạnh: 410 khách; Tàu SQN4 dừng ga Nha Trang: 416 khách; Tàu SE4 dừng ga Nha Trang: 54 khách; Tàu SE5 dừng dọc đường: 267 khách; Tàu SNT4 dừng ga Tháp Chàm; Tàu SNT2 dừng ga Cây Cầy. Hành khách được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống và đảm bảo an toàn. Tàu hàng: Tàu AH1 dừng ga Nha Trang; Tàu ASY1 dừng ga Đông Tác; Tàu 7506 dừng ga Phước Lãnh; Tàu HH8 dừng ga Vĩnh Hảo; Tàu HH4 dừng ga Châu Hanh; Tàu AH2 dừng ga Ma Lâm.