Gần 1 triệu giáo viên phổ thông sẽ được bồi dưỡng chương trình GDPT mới

Minh Thu/Dân Trí| 08/03/2019 11:11

Có 4 nhóm đối tượng cần tập trung bồi dưỡng, gồm: Cán bộ quản lý sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT; giảng viên cốt cán các trường sư phạm; hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên phổ thông.

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, đến năm 2021 sẽ hoàn thành bồi dưỡng cho đối tượng cốt cán bao gồm: 800 giảng viên sư phạm, 1.000 cán bộ quản lý cấp sở/phòng, 4.000 hiệu trưởng, 35.000 giáo viên phổ thông và hoàn thành bồi dưỡng đại trà cho khoảng 3.500 cán bộ quản lý cấp sở/phòng, khoảng 28.000 hiệu trưởng và khoảng 900.000 giáo viên phổ thông.

Đối với đội ngũ giáo viên, nội dung bồi dưỡng sẽ tập trung vào phát triển chuyên môn nghiệp vụ gồm: Xây dựng kế hoạch dạy học và giảng dạy, sử dụng phương pháp dạy học và giảng dạy, kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực người học; tư vấn hỗ trợ học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác sử dụng thiết bị dạy học, giảng dạy.

Đối với đội ngũ cán bộ quản lý, nội dung bồi dưỡng sẽ tập trung vào tăng cường năng lực quản trị nhà trường gồm: Tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường; quản trị hoạt động dạy học, giáo dục học sinh; quản trị cơ sở vật chất, thiết bị và công nghệ trong dạy học; quản trị chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Gần 1 triệu giáo viên phổ thông sẽ được bồi dưỡng chương trình GDPT mới

Sẽ có khoảng 900.000 giáo viên phổ thông được bồi dưỡng chương trình GDPT mới

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, có 4 nhóm đối tượng cần tập trung bồi dưỡng, gồm: Cán bộ quản lý sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT; giảng viên cốt cán các trường sư phạm; hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên phổ thông.

Nói về việc lựa chọn đội ngũ cốt cán để bồi dưỡng trở thành những người “dẫn đường”, Bộ trưởng Nhạ cho rằng,  phải dựa vào năng lực thực tế, khả năng và sự sẵn sàng của mỗi người để lựa chọn, không đặt nặng hồ sơ, bằng cấp thì cốt cán mới thực sự là cốt cán. Cốt cán không chỉ thể hiện ở năng lực chuyên môn, kinh nghiệm mà còn thể hiện ở tinh thần đổi mới, sự nhiệt tình chia sẻ với đồng nghiệp.

Bộ trưởng yêu cầu các trường sư phạm trên cơ sở nắm bắt từ các sở, phòng, cơ sở giáo dục, lắng nghe từ đội ngũ giáo viên đề xuất các chuyên đề bồi dưỡng. Chuyên đề nào cấp bách ưu tiên trước, chuyên đề nào chưa cấp bách có lộ trình, tránh bồi dưỡng dồn dập, phân tán, thiếu hiệu quả.

Bộ trưởng cũng lưu ý tới tính thống nhất trong nội dung chương trình để hướng tới một chương trình dùng chung cho cả hệ thống đào tạo sư phạm, vì chính sự thiếu thống nhất đã dẫn tới khoảng cách chất lượng giữa các trường trong hệ thống thời gian qua. Vấn đề xây dựng chương trình để bồi dưỡng chuyển đổi giữa các cấp học cũng được Bộ trưởng đặt ra, bởi đây là vừa là bài toán thực tế, vừa là cơ hội để ngành giáo dục cân đối, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên đang diễn ra ở một số địa phương.

“Thiết kế chương trình thế nào phương pháp phải đi kèm như thế” - Bộ trưởng nêu rõ, từ đó nhấn mạnh, các tài liệu phải được biên tập ngắn gọn, được chuyển sang các dạng thức như bài giảng điện tử, video clip, hỏi - đáp và được chủ động đưa lên mạng để ai cũng có thể đọc, hiểu, khai thác và thực hiện, không chỉ giáo viên mà cả phụ huynh.

Đề cập tới việc xây dựng chương trình bồi dưỡng chủ yếu theo hướng trực tuyến, Bộ trưởng khẳng định, chưa có trực tuyến sẽ chưa cho phép trực tiếp. Đối với hình thức trực tiếp phải tổ chức theo hướng để người tham gia được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tránh rao giảng một chiều, cầm tay chỉ việc. Mỗi người chia sẻ bí quyết của mình để thành bí quyết chung, từ đó quay về hoàn thiện chương trình bồi dưỡng.

“Không thể tách rời đánh giá với quá trình thiết kế chương trình, tổ chức bồi dưỡng. Mỗi chương trình cần đặt ra các tiêu chí chuẩn để đánh giá nghiêm túc, đạt yêu cầu mới cấp chứng chỉ ở tiêu chí ấy, tránh tình trạng “điểm danh ghi tên”. Trường nào làm tốt sẽ được khuyến khích, hỗ trợ, trường nào làm không nghiêm túc có thể bị thu giấy phép” - Bộ trưởng nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hòa nhạc "Những giai điệu vượt thời gian" tại Hà Nội
    Những bản nhạc cổ điển trứ danh của 4 nhà soạn nhạc vĩ đại gồm: Bach, Haydn, Mozart và Beethoven sẽ được các nghệ sĩ của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời trình diễn trong 2 đêm, 8 và 9/11, tại Hà Nội.
  • Quận Hai Bà Trưng gắn biển công trình vườn hoa hồ Thiền Quang với tổng mức đầu tư hơn 88,7 tỷ
    Sáng 18-10, UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024) đối với công trình vườn hoa hồ Thiền Quang.
  • Chiêm ngưỡng hình tượng rồng hiện diện, kiêu hãnh ở “trung tâm quyền lực” của triều Nguyễn
    Sau gần 3 năm “Đại trùng tu”, công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn điện Thái Hòa được trang trí hình tượng rồng đang dần được hoàn thiện và chờ ngày đón khách tham quan.
  • Hồ Gươm
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Hồ Gươm của tác giả Quang Hoài nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)
  • [Podcast] Nét văn hóa nhìn từ đám cưới xưa và nay ở Hà thành
    Trong văn hóa truyền thống của người Việt nói chung và người Hà Nội nói riêng, lễ cưới là một sự kiện trọng đại, đánh dấu sự khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân, gia đình, lưu giữ những giá trị, chuẩn mực văn hóa của dân tộc. Chuyện cưới hỏi từ bao đời nay vẫn luôn được cho là chuyện hệ trong của cả một đời người. Mỗi nơi, mỗi thời đại lại có cách tổ chức khác nhau. Hà Nội hào hoa xưa và nay vốn là đất Kẻ Chợ, hội tụ tinh hoa văn hóa xứ Bắc, đám cưới vì thế cũng có nhiều nét riêng. So với trước đây, lễ cưới ngày nay đã có nhiều thay đổi.
  •  “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp
    Với tính độc lập trong tổ chức, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) và quy trình số hóa, Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ công, tăng cường tính chuyên nghiệp, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), khẳng định “Tư duy Thủ đô, hành động Hà Nội” phục vụ nhân dân, doanh nghiệp...
  • Học sinh có thể được miễn phí vé tham quan bảo tàng, di tích lịch sử
    Đây là một trong những nội dung đáng chú ý trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84 của Chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố để lấy ý kiến rộng rãi.
  • Tây Hồ thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội
    Ngày 16/10, HĐND quận Tây Hồ (TP Hà Nội) khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 16 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • Việt Nam lọt top 15 quốc gia du lịch hấp dẫn nhất thế giới năm 2024
    Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố bảng xếp hạng 20 quốc gia tốt nhất thế giới dành cho khách du lịch năm 2024, Việt Nam xếp hạng thứ 15 với đánh giá 89 điểm.
  • Thị xã Sơn Tây: Hệ thống chính trị quyết tâm cao, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển
    Chiều 16/10, Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã Sơn Tây khóa XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức kỳ họp thứ 20; Sơ kết công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị thị xã 9 tháng đầu năm 2024, phương hướng nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Bí thư Thị ủy Sơn Tây Trần Anh Tuấn cho biết, 9 tháng đầu năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ Thị xã đến cơ sở, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn ổn định và đạt được những kết quả tích cực, nổi bật.
Gần 1 triệu giáo viên phổ thông sẽ được bồi dưỡng chương trình GDPT mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO