Festival chắp cánh cho làng nghề truyền thống phát triển

CAND| 08/04/2019 16:38

Được tổ chức như những sự kiện văn hóa, du lịch nổi bật của địa phương, tích cực thúc đẩy thu hút du khách và phát triển văn hóa, du lịch bản địa, vài năm gần đây, các festival được nhiều địa phương quan tâm đầu tư thực hiện.

Không dừng ở quy mô cấp tỉnh, thành, nhiều festival hướng tới quy mô quốc tế. Festival không chỉ là sự kiện phục vụ vui chơi giải trí mà còn là cơ hội vàng để phát triển kinh tế, xã hội…

“Gần như sau mỗi kỳ Festival nghề truyền thống Huế, chúng ta lại chứng kiến sự hồi sinh của nhiều cơ sở làng nghề đã mai một thời gian dài trước đó như: Gốm Phước Tích, mộc Mỹ Xuyên (Phong Điền), mây tre đan Bao La (Quảng Điền), nghề nón, hoa giấy Thanh Tiên (Phú Vang) hay thêu, đúc đồng, kim hoàn (TP Huế), nghề dệt Zèng A Lưới”… Đó là những chia sẻ rất vui của bà Phạm Thị Quỳnh Dao, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin TP Huế ngay trước thềm Festival nghề truyền thống Huế năm 2019.

Cũng theo bà Quỳnh Dao, hiện nay, Festival nghề truyền thống Huế không chỉ trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của Huế. Đây còn là nơi hội tụ rất nhiều nghệ nhân, thợ thủ công lành nghề của Huế và cả nước. 

Qua Festival, tài năng của các nghệ nhân  được nhiều người biết đến rộng rãi, tạo động lực mạnh mẽ cho người trẻ nuôi dưỡng đam mê, tiếp nối nghề truyền thống của cha ông. Các làng nghề  có điều kiện được quảng bá rộng rãi, gây được tiếng vang và ký kết nhiều hợp đồng trị giá vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.

Festival chắp cánh cho làng nghề truyền thống phát triển
Festival nghề truyền thống Huế tạo cơ hội cho nhiều làng nghề hồi sinh và phát triển.

Mùa lễ hội 2019, làng nghề mây tre đan Bao La – một trong những làng nghề từng đứng trước nguy cơ biến mất, có nhiều sản phẩm không làm kịp nhu cầu đặt hàng, phải từ chối dù tiếc nuối. Hơn 100 xã viên và nghệ nhân hợp tác xã mây tre đan Bao La, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền cấp tập thiết kế mẫu mã, thu mua nguyên liệu và sản xuất phục vụ các đơn hàng từ nước ngoài. Hơn 100 mẫu thiết kế mới cũng được chuẩn bị “trình làng” dịp festival năm nay.

Nghề dệt Zèng (A Lưới) cũng từng nằm trong tình trạng “báo động đỏ” trước đó, sau kỳ Festival nghề truyền thống Huế năm 2015 đã từng bước mở rộng cơ hội vươn ra thị trường nước ngoài. 

Năm 2017, nghề dệt này chính thức được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Cùng với những nỗ lực của nhà thiết kế Minh Hạnh, nghề dệt này đã được giới thiệu tại Nhật Bản và Pháp.

Là một nhà thiết kế có uy tín trong nước và khu vực nhưng Minh Hạnh cũng là người nặng lòng với xứ Huế. Chị từng chia sẻ rằng, nhiều năm trước, chị và các đồng nghiệp rất vất vả, thậm chí phải mất nhiều kinh phí cho việc tìm kiếm nguyên vật liệu. Khi tìm về làng nghề dệt ở Huế, chị vô cùng ngạc nhiên về kỹ thuật cũng như tay nghề của người dân nơi đây.

Sau một số lần đặt hàng thử nghiệm, đến nay, làng nghề là địa chỉ quen thuộc để chị và nhiều nhà thiết kế khác tìm về khi có nhu cầu kiếm tìm thêm nguyên vật liệu cho công việc, giá thành lại thấp hơn nhiều so với chi phí mà nhà thiết kế phải chi trả khi tìm nguồn nguyên vật liệu ở nước ngoài.

Thực tế, nhiều năm trở lại đây, việc tổ chức các festival như là sự kiện văn hóa, du lịch đặc trưng để hấp dẫn du khách đang trở thành lựa chọn khá phổ biến của nhiều địa phương. Điển hình, ngoài Festival nghề truyền thống Huế còn có Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa, Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội trái cây Nam Bộ…

Việc tổ chức các festival này ngày càng mở rộng, tăng trưởng cả về quy mô lẫn chất lượng. Không chỉ có sự hưởng ứng, tham gia của các tỉnh, thành trong nước, các lễ hội đều có sự hiện diện của nhiều đơn vị đến từ hàng chục quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới.

Nhưng, nói như chia sẻ và cũng là khẳng định của Chủ tịch UBND TP Huế, ông Nguyễn Văn Thành thì đây không còn là sự kiện văn hóa, du lịch đơn thuần mà còn là sự kiện mang ý nghĩa và có hiệu quả rất rõ ràng về kinh tế, xã hội, thậm chí là cả về chính trị. 

Việc thu hút các đơn vị bạn ở các quốc gia là dịp để giao lưu văn hóa nhưng cũng là cơ hội để giới thiệu văn hóa, sản phẩm đến bạn bè quốc tế. Festival làng nghề truyền thống đã “chắp cánh” cho rất nhiều làng nghề phát triển, vươn ra thế giới.

Mặc dù chưa có điều kiện để thống kê kết quả cụ thể sau mỗi mùa lễ hội, nhưng sự phát triển của làng nghề qua mỗi năm, quy mô festival ngày càng mở rộng, được xã hội hóa đã phần nào nói lên hiệu quả thiết thực từ festival.

Tương tự với Huế, lễ hội trái cây Nam Bộ nhiều năm nay đã trở thành “thương hiệu” riêng không phải của TP Hồ Chí Minh mà còn là sự kiện được chờ đợi của vùng đất này hằng năm. Với hàng triệu lượt khách, hàng ngàn tấn trái cây tiêu thụ mỗi dịp hè, lễ hội đã tạo đầu ra đáng kể cho “vựa” trái cây của cả nước này.

Với Ban tổ chức Festival Biển Nha Trang – Khánh Hòa thì đây còn là cơ hội đáng kể để kích cầu phát triển kinh tế, quảng bá địa phương, thu hút đầu tư… Nhưng ngoài việc tuyên truyền để người dân hiểu, tích cực hưởng ứng thì còn có sự phối hợp đồng bộ của nhiều ban, ngành.

Nếu để xảy ra sự cố, mất an ninh trật tự, “chặt chém” du khách, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường, có khi lại “lợi bất cập hại”. Với những tỉnh, thành có điều kiện tự nhiên, văn hóa tương đồng, cần tránh tổ chức trùng lắp, liên tiếp nhau để du khách đỡ nhàm chán, tránh quá tải trong những dịp cao điểm…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Festival chắp cánh cho làng nghề truyền thống phát triển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO