Đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.

21/08/2017 15:55

Đường Hoàng Diệu dài 1.340m, rộng 16m. Đường Hoàng Diệu đi từ phố Phan Đình Phùng đến phố Nguyễn Thái Học cắt ngang các phố Hàng Văn Thụ, Điện Biên Phủ, Trần Phú, Cao Bá Quát.

Đường Hoàng Diệu dài 1.340m, rộng 16m.

Đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đường Hoàng Diệu đi từ phố Phan Đình Phùng đến phố Nguyễn Thái Học cắt ngang các phố Hàng Văn Thụ, Điện Biên Phủ, Trần Phú, Cao Bá Quát.

Vốn là đường hào cạnh phía tây hành cung thành Thăng Long thời Nguyễn. Có lối vào di tích Đoan Môn của thành cổ đã xếp hạng năm 1999, khu di tích Hoàng cung Long Thành mới phát lộ đang khai quật khảo cổ ở góc đường Hoàng Diệu và Bắc Sơn.

Nay thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình.

Thời Pháp thuộc là đường số 53 (voie No53), năm 1902 được đặt tên là đại lộ Vích-to Huy-gô (avenue Victor Hugo), đến năm 1934 được đổi tên thành đại lộ Pát-xki-ê (avenue Pasquier), năm 1945 được đổi tên thành phố Hoàng Diệu, năm 1949 đổi thành đại lộ Hoàng Diệu, năm 1951 vẫn giữ nguyên đại lộ Hoàng Diệu, sau hòa bình gọi là phố Hoàng Diệu, nay là đường Hoàng Diệu.

Hoàng Diệu (1832 – 1882) người làng Xuân Đài, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đỗ phó bảng năm 1853. Năm 1880, ông được cử giữ chức tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội – Ninh Bình). Pháp đánh thành Hà Nội (25/4/1882), Hoàng Diệu chỉ huy cuộc chiến đấu tới cùng. Khi thấy không đủ sức chống lại, ông thắt cổ tuẫn tiết trên cây táo cạnh Võ Miếu. Sau Cách mạng tháng Tám, một thời tên ông được đặt cho Thành Hà Nội là thành Hoàng Diệu (trước và trong kháng chiến chống Pháp). Tượng đồng của ông và Nguyễn Tri Phương được đặt tại Cửa Bắc thành Hà Nội để ghi nhớ hai vị đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Pháp bảo vệ thành.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
  • Hà Nội điều chỉnh lộ trình và tần suất hàng loạt các tuyến xe buýt từ 1/4
    Căn cứ vào quyết định của Sở Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã điều chỉnh lộ trình luồng tuyến, tần suất hoạt động, các chỉ tiêu dịch vụ đối với 44 tuyến buýt của Tổng công ty từ ngày hôm nay (1/4).
Đừng bỏ lỡ
Đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO