Đường Đại Cổ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

03/07/2017 16:37

Đường Đại Cổ Việt dài 1.048m, rộng 30m.

Đường Đại Cổ Việt dài 1.048m, rộng 30m.

Đường Đại Cổ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội


Từ ô cầu Dền (cuối phố Huế) đến ngã tư Kim Liên - Lê Duẩn - Giải Phóng (cạnh góc Tây Nam công viên Thống Nhất và Trường Đại học Bách Khoa).

Đây vốn là đoạn của bức tường phía Nam của toà thành đất vòng giữa bao bọc phần đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa mà dân quen gọi là La Thành. Vì bức tường thành phía Nam này dựng bên bờ bắc của sông Kim Ngưu nên còn được coi là đê ngăn nước sông Kim Ngưu nên còn được coi là đê ngăn nước sông vào mùa lũ, do đó có tên là đê La Thành. So vào bản đồ Hà Nội năm 1831 thì dãy phía Nam của đường Đại Cổ Việt là sông Kim Ngưu thuộc về địa phận phường Hồng Mai (sau đổi ra Bạch Mai), còn đay phía Bắc là các thôn Yên Thọ, Phúc Lâm Tiểu, Hậu Phong Vân và Long Hồ. Tất cả đề thuộc tổng Tả Nghiêm, sau đổi là tổng Kim Liên, huyện Thọ Xương. Tới giữa thế kỷ XIX thôn Yên Thọ đổi ra Yên Nhất, hai thôn Hậu Phong Vân và Long Hồ hợp nhất thành Vân Hồ. 

Thời Pháp thuộc gồm 3 đoạn đường mang tên số 164, 202, 222 (voie N0164, 202, 222) gộp thành, năm 1945 được mang tên Đại Cổ Việt. Những lần đổi tên sau giữ nguyên tên này. 

Nay thuộc phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng.

Đại Cồ Việt là quốc hiệu nước ta thời nhà Đinh. Năm Mậu Thìn (968), Đinh Bộ Lĩnh sau khi đã dẹp xong các sứ quân và thống nhất đất nước, lên ngôi vua, lập kinh đô ở Hoa Lư (Ninh Binh) và đặt quốc hiệu là Đại Cổ Việt. 

Quốc hiệu này tiếp tục được nhà Tiền Lê và đầu nhà Lý sử dụng, đến năm 1054, nhà Lý mới đổi quốc hiệu là Đại Việt.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • Hành trình “Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ” đưa văn nghệ sĩ TPHCM đến Tây Bắc
    Hành trình "Điện Biên Phủ - Bản anh hùng ca thế kỷ" diễn ra từ ngày 26 đến 30/11 với các hoạt động ý nghĩa như: Trao quà hỗ trợ bà con khó khăn, bị ảnh hưởng bởi bão lũ, chương trình tri ân văn nghệ sĩ từng tham gia kháng chiến... do các cá nhân hảo tâm là văn nghệ sĩ TPHCM và các đối tác của văn nghệ sĩ thành phố ủng hộ.
  • Hà Nội: Đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết, Lễ hội Xuân năm 2025
    Để đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025, UBND Thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác truyền thông, phổ biến Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng.
Đừng bỏ lỡ
Đường Đại Cổ Việt, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO