Nhịp sống Hà Nội

Du khách ấn tượng với tranh “Trung thu vui ký” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Quỳnh Chi 13/09/2024 11:36

Giới thiệu nét đẹp văn hóa Tết Trung thu của người Việt, trưng bày tranh “Trung thu vui ký” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Thành phố Hà Nội) thu hút nhiều người dân, du khách quốc tế tới thưởng lãm.

Trưng bày tranh “Trung thu vui ký” là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động trưng bày thường kỳ phối hợp tổ chức giữa Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám và doanh nghiệp sáng tạo Tired City.

trung-thu-1.jpg
trung-thu-3.jpg
Các tác phẩm về chủ đề Trung thu được giới thiệu tại trưng bày “Trung thu vui ký”.

Sự kiện giới thiệu 47 tác phẩm tranh minh họa xuất sắc của các họa sĩ trẻ trên khắp thế giới, được chọn lọc kỹ càng từ thử thách minh họa cùng chủ đề. Là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, trưng bày “Trung thu vui ký” lần lượt dẫn dắt người xem trở về những ký ức tuổi thơ ngọt ngào với lồng đèn, bánh trung thu và những câu chuyện cổ tích. Đồng thời, sự kiện mở ra nhiều góc nhìn đa dạng về một ngày Tết trăng rằm rộn ràng, khác biệt trong thời kỳ hiện đại.

Sau khi bão số 3 đi qua, Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám tiếp tục thực hiện trưng bày tranh “Trung thu vui ký” phục vụ người dân, du khách đến với “trường đại học đầu tiên của Việt Nam” tới thưởng lãm. Rất đông người dân, du khách đã bày tỏ sự ấn tượng, thích thú khi đến với “Trung thu vui ký”. Trưng bày sẽ kéo dài đến ngày 21/9/2024 tại Khu trải nghiệm, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

trung-thu-6.jpg
Phụ huynh và bạn nhỏ thích thú tham quan trưng bày.
trung-thu-7.jpg
Là người yêu thích mỹ thuật, anh James và Daniel đến từ Mỹ chia sẻ: Trưng bày thật thú vị, sáng tạo, đa sắc màu. Chúng tôi như trở về với những ký ức tuổi thơ ngọt ngào, ấm áp”.
trung-thu-8.jpg
Bạn Phạm Như Quân tới từ Hà Nội thích thú tham quan trưng bày. “Các tác phẩm tại trưng bày rất đẹp, bắt mắt, chi tiết, thể hiện rất nhiều điều hay về tết trung thu. Em rất thích các tác phẩm ở đây” - bạn Phạm Như Quân, chia sẻ.
trung-thu-34.jpg
"Trưng bày rất thú vị và ý nghĩa, gắn kết mọi người với nhau. Xem các tác phẩm em như được phiêu lưu đến những câu chuyện tết trung thu vui tươi, hạnh phúc” là cảm nghĩ của bạn Thanh Phương cùng các bạn đến với trưng bày Trung thu vui ký.
trung-thu-54.jpg
Các bạn học sinh hào hứng bàn luận khi xem các tác phẩm tại trưng bày.
trung-thu-346.jpg
Các gia đình ghé thăm trưng bày.
trung-thu-347.jpg
Du khách chụp ảnh kỷ niệm cạnh tác phẩm về Tết Trung thu.
trung-thu-3466.jpg
Là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, trưng bày “Trung thu vui ký” lần lượt dẫn dắt người xem trở về những ký ức tuổi thơ ngọt ngào với lồng đèn, bánh trung thu.
trung-thu-4.jpg
Trưng bày sẽ kéo dài đến ngày 21/9/2024 tại Khu trải nghiệm, di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Công viên Cầu Giấy - "Lá phổi xanh" giữa Thủ đô
    Sau nhiều năm đưa vào hoạt động, Công viên Cầu Giấy đã xuống cấp và đang được triển khai cải tạo, sửa chữa nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu vui chơi, giải trí, tập thể dục thể thao… của người dân.
  • Tân binh Thị xã Sơn Tây lên đường nhập ngũ với ý chí, hành trang của Thủ đô anh hùng
    Đại diện cho hơn 100 tân binh thị xã Sơn Tây lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an Nhân dân năm 2025, công dân Nguyễn Duy Long đã hứa: Tiếp tục phát huy truyền thống quê hương Sơn Tây – Thủ đô anh hùng, luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an và nhân dân giao phó.
  • Hà Nội: Lan tỏa văn hóa đọc từ Lễ hội Xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê
    Tại Lễ hội xuân Ất Tỵ chùa Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội) từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng, cạnh ngôi chùa cổ kính vừa đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt là không gian văn hóa đọc đặc sắc thu hút đông đảo nhân dân, các em nhỏ.
  • Thị xã Sơn Tây phát động Tết trồng cây và khai bút xuân Ất Tỵ 2025
    Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại cụm di tích Đền thờ vua Phùng Hưng; Đền thờ và lăng Vua Ngô Quyền (thôn Cam Lâm - xã Đường Lâm), Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ khai bút đầu năm và phát động Tết trồng cây xuân Ất Tỵ 2025.
  • Đền Sóc nhộn nhịp trước ngày khai hội
    Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội) năm 2025 sẽ khai hội vào ngày 3/2 (tức ngày 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất của Hà Nội cũng như khu vực phía Bắc. Những ngày đầu năm mới, trước thời điểm khai hội đã có rất đông người dân và du khách đến với Khu di tích đền Sóc để du xuân, vãn cảnh và cầu bình an.
  • Trải nghiệm những điểm du xuân ở Thủ đô trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
    Vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, Thủ đô Hà Nội lại khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân. Tết Ất Tỵ 2025, người dân và du khách có thể ghé các địa điểm du xuân lý tưởng ở Hà Nội đầy sắc màu với nhiều hoạt động văn hoá, góp phần làm tăng thêm ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hà Nội và khát vọng xây dựng, phát triển Thành phố toàn cầu
    Với truyền thống lịch sử hơn 1.000 năm, trải qua bao biến thiên, thăng trầm lịch sử, Thủ đô Hà Nội luôn phát huy vai trò là trái tim của cả nước, là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất của đất nước.
  • Xứng danh Thủ đô anh hùng
    Trong chiều dài lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc, do vị trí và vai trò của Thăng Long - Hà Nội rất quan trọng nên kẻ xâm lược đã nhiều lần tấn công nhằm đánh chiếm mảnh đất này. Cũng đã bấy nhiêu lần quân dân Thủ đô anh dũng vươn lên, phát huy truyền thống cha ông, cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng trong chiến đấu, bảo vệ sự sống còn của Thăng Long - Hà Nội, trái tim của Tổ quốc.
  • Hà Nội phê duyệt danh sách 94 cửa hàng Đại lý Dịch vụ công trực tuyến
    94 Đại lý Dịch vụ công trực tuyến của 3 nhà mạng viễn thông gồm VNPT, MobiFone và Viettel đã được Trung tâm Phục vụ hành chính công Hà Nội phê duyệt đưa vào hoạt động.
  • [Podcast] Những quy định mới về giải quyết tai nạn giao thông đường bộ
    Chương VII: Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ gồm 6 điều, từ Điều 80 đến Điều 85, quy định về: Trách nhiệm của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan và người có mặt tại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ; Phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ; Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ; Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; Thống kê tai nạn giao thông đường bộ; Quỹ giảm thiểu thiệt hại tai nạn giao thông đường bộ.
  • Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng
    Ngày 17/3, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Đừng bỏ lỡ
Du khách ấn tượng với tranh “Trung thu vui ký” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO