Dự án Vành đai 4: Động lực lớn cho phát triển Thủ đô

kinhtedothi| 22/05/2022 08:39

Vành đai 4 được đánh giá là một trong những tuyến đường cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của Hà Nội cũng như Vùng Thủ đô.

Giữa bối cảnh hạ tầng giao thông Thủ đô còn nhiều bất cập như hiện nay, người dân lại càng mong mỏi tuyến đường có ý nghĩa chiến lược này sớm được đầu tư xây dựng.
Sơ đồ quy hoạch đường Vành đai 4 qua Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Sơ đồ quy hoạch đường Vành đai 4 qua Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Vành đai kết nối mọi vành đai

Dự án đường Vành đai 4, kết nối vùng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chi tiết từ năm 2011 với chiều dài toàn tuyến khoảng 98km, đi qua 14 huyện của 3 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Ngoài ra có hai tỉnh khác kết nối gần nhất, thuận tiện nhất với Vành đai 4 là Bắc Giang, theo hướng cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn và Vĩnh Phúc theo hướng cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Năm 2022, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi do TP Hà Nội lập đã xác định lại chiều dài toàn tuyến là 112,8km.

Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành nhận định: “Vành đai 4 là dự án chiến lược, mang đến động lực vô cùng mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế Bắc Bộ, Vùng Thủ đô nói chung và Hà Nội nói riêng”.

Theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai gồm: 1; 2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5, kết nối nội bộ và thông thương với các tỉnh, thành lân cận. Đặc thù của Vành đai 4 là kết nối với tất cả các tuyến còn lại; có thể coi là “Vành đai kết nối mọi vành đai”, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô.

Bên cạnh đó, Vành đai 4 còn giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh của Hà Nội, phân giải mạnh mẽ áp lực cho Vành đai 3 đã quá tải trầm trọng (gấp 8 lần thiết kế).

Thạc sĩ Phan Trường Thành cho rằng, không chỉ quá tải, Vành đai 3 còn đang đi xuyên tâm Hà Nội, khi gặp phải những tình huống đặc thù như giãn cách xã hội, phòng chống dịch bệnh Covid-19, tuyến đường này rất dễ lâm vào bế tắc, biến Hà Nội thành điểm nghẽn thông thương của cả vùng.

“Với Vành đai 4, Vùng Thủ đô với Hà Nội là hạt nhân trung tâm sẽ hoàn toàn chủ động điều tiết được giao thông liên vùng trong nhiều tình huống bất ngờ” – ông Phan Trường Thành nói.

Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Trần Hữu Bảo chia sẻ: “Trong bối cảnh hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn của Hà Nội hiện nay, giải pháp hiệu quả nhất là đầu tư xây dựng Vành đai 4. Đây có thể coi là xương sống của hệ thống giao thông Vùng Thủ đô”.

Mặt khác, Vành đai 4 còn tạo điều kiện kết nối Cảng hàng không quốc tế Nội Bài với các tỉnh, TP trong Vùng Thủ đô. Chuỗi đô thị trong khu vực giữa Vành đai 3 và Vành đai 4, bao gồm cả các đô thị vệ tinh của Hà Nội cùng một số đô thị chức năng theo quy hoạch Vùng Thủ đô cũng sẽ có một tuyến đường kết nối chặt chẽ, thuận tiện, là động lực cho sự phát triển bền vững.

Dự án lớn cần quyết tâm mạnh mẽ

Sau hơn 10 năm ấp ủ, đến nay, Hà Nội và các tỉnh liên quan mới có cơ hội hiện thực hóa dự án Vành đai 4 Vùng Thủ đô. Cùng với sự vào cuộc nghiêm túc, tích cực của Quốc hội, Chính phủ cũng như các bộ, ngành, địa phương liên quan, Nhân dân Thủ đô đang rất ủng hộ đại dự án mang tầm chiến lược dài hạn này.

Ông Trần Văn Bính - Tổ trưởng Tổ dân phố số 42, Khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, quận Hoàng Mai chia sẻ: “Nhiều năm sống tại khu vực cửa ngõ phía Nam TP, chịu ảnh hưởng rất lớn của ùn tắc giao thông, chúng tôi đang rất mong chờ Vành đai 4 thành hiện thực để giảm tải cho Vành đai 3, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng ven”.

Còn theo Giám đốc Công ty TNHH Minh Thành Phát Đỗ Văn Bằng, là đơn vị vận tải hành khách, hơn ai hết DN hiểu tầm quan trọng của việc mở rộng, nâng cấp hạ tầng đường sá. Vành đai 4 sẽ thu ngắn khoảng cách từ vùng núi Tây Bắc đến vùng biển Đông Bắc, mở thêm hướng tránh Vành đai 3 đang ngày càng khó khăn, kết nối đến các tuyến đường vào phía Nam đất nước. Vành đai 4 sẽ là lối thoát cởi bỏ áp lực cho các DN vận tải trên các tuyến đường lưu thông qua Hà Nội.

Anh Đỗ Văn Tân, xã Ninh Sở, Thường Tín cho hay: “Nghe thông tin dự án Vành đai 4 sắp được triển khai, người dân vùng ngoại thành chúng tôi rất phấn khởi. Bởi lẽ đường lớn mở đến đâu, giao thương, buôn bán, đô thị sẽ có điều kiện phát triển đến đó, giúp cho vùng quê chúng tôi có điều kiện thu hẹp khoảng cách với vùng đô thị trung tâm”.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chính bởi tầm quan trọng của Vành đai 4 và sự mong mỏi của người dân nên công tác triển khai dự án cần quyết tâm rất lớn, các biện pháp mạnh mẽ từ phía Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương liên quan. TS Đặng Minh Tân nói: “Dự án đã phải chờ đợi hàng thập kỷ. Chưa khi nào cơ hội triển khai lại rõ ràng như lúc này, khi mà cả Chính phủ và người dân trên dưới đồng lòng”.

Ông Trần Văn Bính nêu ý kiến: “Thực tế, các dự án giao thông lớn thường xuyên gặp trục trặc, chậm tiến độ. Người dân mong mỏi vô cùng Vành đai 4 sẽ triển khai suôn sẻ, đầu xuôi đuôi lọt. Kiến nghị các cấp chức năng có kế hoạch rõ ràng, dứt khoát, làm nhanh, làm mạnh vì lợi ích của Nhân dân”.

Quốc hội cũng như Chính phủ đang có những quyết sách mạnh mẽ, đúng hướng, góp phần thúc đẩy tiến độ dự án ngay từ khâu thủ tục. Tôi tin dự án sẽ sớm được khởi công và về đích đúng hẹn.

Thạc sĩ quản lý đô thị Phan Trường Thành

Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Dự án Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 112,8km, gồm 103,1km đường Vành đai 4 và 9,7km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Đoạn qua địa phận TP Hà Nội dài 58,2km; qua tỉnh Hưng Yên dài 19,3km; qua tỉnh Bắc Ninh dài 25,6km và tuyến nối 9,7km.

Điểm đầu tại Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, điểm cuối tại Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Để phát huy hiệu quả tối đa, dự án sẽ đầu tư đồng bộ tuyến nối từ cuối đường Vành đai 4 theo hướng quy hoạch đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long đến cao tốc Hà Nội - Bắc Giang nhằm khép kín toàn tuyến.

(0) Bình luận
  • Di dời 14 hộ dân sinh sống ở khu tập thể P16A phố Thuỵ Khuê (Tây Hồ)
    Chiều 7/9, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến và đơn vị chức năng, phường Thuỵ Khuê đã có mặt tại khu tập thể P16A phố Thuỵ Khuê – công trình nguy hiểm cấp D để vận động người dân di chuyển đến nơi an toàn trước những diễn biến phức tạp của bão số 3.
  • Quận Ba Đình xử lý kịp thời khắc phục các sự cố do bão 3 gây ra
    Theo báo cáo của UBND quận Ba Đình, tính đến 13h30 ngày 7/9, các sự cố do bão số 3 gây ra đã được quận Ba Đình xử lý kịp thời, không gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
  • Hà Nội tạm dừng hoạt động xe buýt để tránh bão số 3
    Từ 13h30 ngày 7/9, hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trợ giá trên địa bàn Thủ đô tạm dừng, nhằm bảo đảm an toàn cho người và phương tiện, tránh thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi).
  • Người dân Hà Nội không nên ra khỏi nhà khi bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô
    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người khi bão số 3 đổ bộ vào Thủ đô Hà Nội.
  • Hà Nội triển khai ứng phó với bão số 3
    Để ứng phó với bão số 3, UBND thành phố Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; tiếp tục theo dõi tinh hình thời tiết, thiên tai; tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão
  • Diễn biến của bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội
    Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội vừa có báo cáo nhanh về tình hình diễn biến của cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Dự án Vành đai 4: Động lực lớn cho phát triển Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO