Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi):

Làm sáng rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong triển khai Luật Thủ đô
Ngày 14/11, Thành ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.
  • [Podcast] Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội để xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô
    Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị nhấn mạnh, phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”. Thể chế hóa quan điểm, định hướng này, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các quy định và điểm mới nêu cao trách nhiệm của cả nước để xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô Hà Nội.
  • [Podcast] Bảo đảm thực hiện quy hoạch Thủ đô với các chính sách đặc thù
    Thể chế hoá chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 15-NQ/TW về “quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng”, tạo sự linh hoạt, chủ động cho thành phố Hà Nội, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã quy định một số chính sách đặc thù, khác với các luật hiện hành. Trong đó có các quy định về biện pháp đảm bảo thực hiện quy hoạch.
  • [Podcast] Hiện thực hóa mục tiêu Thủ đô Hà Nội thành vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng động lực phía Bắc và cả nước
    Một quy định trong Luật Thủ đô (sửa đổi) rất đáng chú ý, đó là Luật xác định mục tiêu Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển, là cực tăng trưởng của vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng động lực phía Bắc và của cả nước. Nội dung này đã được thể hiện rõ nét tại Chương V “Liên kết, phát triển vùng” trong Luật Thủ đô (sửa đổi).
  • [Podcast] Chính sách mới xây dựng nền nông nghiệp Hà Nội theo hướng sinh thái, bền vững
    Cùng các chính sách, quy định đặc thù phát triển văn hóa, giáo dục, giao thông thông minh…; điểm mới của Luật Thủ đô (sửa đổi) là lần đầu tiên Luật có Điều khoản riêng về nông nghiệp, nông thôn để xây dựng nền nông nghiệp Hà Nội theo hướng sinh thái, bền vững… Các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Hà Nội trong giai đoạn tới.
  • [Podcast] Tạo sức bật cho hoạt động đổi mới sáng tạo Thủ đô từ quy định thử nghiệm có kiểm soát
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có điểm mới rất đáng chú ý khi cho phép Hà Nội thực hiện thử nghiệm có kiểm soát với công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế, với phạm vi được giới hạn. Quy định thử nghiệm có kiểm soát sẽ tạo sức bật và khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thủ đô phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
  • [Podcast] Cơ chế vượt trội trong chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội Thủ đô
    Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thành phố Hà Nội để xây dựng, phát triển Thủ đô ngày càng văn minh hiện đại. Trong Luật Thủ đô (sửa đổi), Điều 27 về "Chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội", Luật đã có Điều khoản riêng thể hiện tính vượt trội về chính sách xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của Hà Nội.
  • [Podcast] Chính sách vượt trội đưa Hà Nội trở thành trung tâm của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao
    Một trong những chính sách mới trong Luật Thủ đô (sửa đổi) được nhiều chuyên gia, nhà khoa học đánh giá cao, đó là Luật Thủ đô đã có các chính sách mới, ưu tiên và đặc thù về phát triển giáo dục và đào tạo, từ đó đưa Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.
  • Cần nắm vững quy định Luật Thủ đô 2024 để triển khai thi hành Luật đồng bộ, thống nhất, hiệu quả
    Sáng 11/10, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô 2024 (Luật số 39/2024/QH15). Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp tại Trụ sở UBND Thành phố và kết nối tới các điểm cầu của 30 quận, huyện, thị xã; Sở, Ngành của Thành phố. Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh chủ trì Hội nghị.
  • [Podcast] Động lực cho Hà Nội trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu cả nước
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có các quy định mới về phát triển công nghệ, với nhiều điều, khoản thể hiện tính đặc thù để Hà Nội phát triển về lĩnh vực này. Trong chương trình “Phổ biến pháp luật về Luật Thủ đô” hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các cơ chế, chính sách về về phát triển công nghệ trong Luật Thủ đô (sửa đổi), khi Luật được thi hành sẽ tạo thành sức mạnh tổng hợp để Hà Nội trở thành trung tâm công nghệ hàng đầu cả nước.
  • [Podcast] Cơ chế, chính sách đặc thù về Quy hoạch xây dựng, phát triển Hà Nội trong Luật Thủ đô
    Trong chương 3 “xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô”, các Điều 17, 18, 19, 20 trong Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù về Quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô. Những cơ chế, chính sách này đặc thù này được đánh giá sẽ tạo động lực, nguồn lực để Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
  • [Podcast] Cơ chế đặc thù về đầu tư để Thủ đô phát triển toàn diện
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều chính sách ưu tiên, vượt trội, trong đó có các cơ chế đặc thù về đầu tư, tạo thuận lợi cho Thành phố Hà Nội phát triển toàn diện. Điển hình như quy định về ưu đãi đầu tư, Luật Thủ đô quy định, các dự án mà thành phố cần ưu tiên thu hút sẽ được hưởng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... Từ các cơ chế đặc thù về đầu tư sẽ góp phần tạo điều kiện cho Thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng là Thủ đô của nước C
  • [Podcast] Quy định đặc thù về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền Hà Nội
    Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có nhiều nội dung, quy định mới mang tính đặc thù về nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp chính quyền Thành phố Hà Nội, qua đó sẽ tạo thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Với những quy định cụ thể, chi tiết, đặc thù, chắc chắn sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu lực thi hành, sẽ tạo thuận lợi hơn trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước.
  • Quy hoạch Thủ đô: Mục tiêu phát triển cao, “tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu” của Hà Nội
    Đó là nhận định của bà Nguyễn Thị Diễm Hằng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (Quy hoạch Thủ đô) và “Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065”.
  • Thể hiện vai trò trung tâm của Hà Nội trong liên kết, phát triển vùng
    Điểm nổi bật của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã qua chỉnh lý, đó là Dự thảo Luật có một chương riêng về liên kết, phát triển vùng trong đó thể hiện rõ hơn vai trò của Thủ đô Hà Nội là trung tâm, động lực thúc đẩy liên kết, phát triển, là cực tăng trưởng của Vùng Thủ đô, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng động lực phía Bắc và cả nước.
  • Hiện thực hoá khát vọng Hà Nội thành trung tâm giáo dục, đào tạo chất lượng cao của cả nước
    Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Thủ đô Hà Nội đã, đang không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với những quy định mới, chính sách đặc thù sẽ góp phần hiện thực hóa khát vọng Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao của cả nước.
  • “Đánh thức” không gian ngầm Hà Nội
    Quản lý, sử dụng không gian ngầm là một nội dung mới của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), với những phương án cụ thể nhằm đưa Hà Nội đi đúng và trúng quan điểm của Trung ương đặt ra, đó là phát triển Thủ đô Hà Nội: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại, “Thành phố Sáng tạo”...
  • Sáng rõ tinh thần “Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước”
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhấn mạnh quy định “xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp của các cấp chính quyền và nhân dân Thành phố Hà Nội; là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang và nhân dân cả nước”.
  • Đưa Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo trọng điểm của đất nước
    Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về nội dung “Phát triển các khu công nghệ cao” đã mở lối để Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực với hạt nhân là Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
  • Quốc hội khóa XV thảo luận về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) vào thứ ba tuần này
    Hôm nay, 27/5, Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV bước vào tuần làm việc thứ hai, thảo luận nhiều vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự. Thứ ba, ngày 28-5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
  • Động lực mới để Hà Nội phát triển khu thương mại và văn hóa
    So với Dự thảo trình Quốc hội khóa XV lần đầu (tháng 10/2023), cơ quan soạn thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã tiếp thu, chỉnh lý các nội dung, từ ngữ, Điều, Khoản để Dự án Luật đạt chất lượng tốt nhất. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) mới nhất đã bổ sung các nội dung để Hà Nội phát triển khu thương mại và văn hóa.
  • Tạo sự chủ động, phân quyền nhiều hơn cho Hà Nội trong tổ chức bộ máy chính quyền
    Sau khi tiếp thu, chỉnh lý một số nội dung Chương II “Tổ chức chính quyền đô thị”, các quy định về tổ chức bộ máy chính quyền trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện sự phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Thành phố Hà Nội so với Dự thảo Luật trình Quốc hội khóa XV lần đầu vào tháng 10/2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO