Dự án đường nối Quốc lộ 3 - Cụm công nghiệp Sóc Sơn: 10 năm chưa xong giải phóng mặt bằng

KTĐT| 19/09/2018 11:41

Được UBND TP Hà Nội phê duyệt từ năm 2009, tuy nhiên sau gần 10 năm, dự án Xây dựng đường nối Quốc lộ 3 - Cụm công nghiệp tập trung huyện Sóc Sơn vẫn chưa hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng (GPMB).

Đời sống, sản xuất bị ảnh hưởng 
Khi dự án trên được phê duyệt, gia đình anh Nguyễn Văn Minh, thôn Hương Đình (xã Mai Đình) là một trong những hộ thuộc diện phải di dời. Tuy nhiên đến nay, do chưa bố trí được quỹ đất tái định cư, 12 người trong đại gia đình anh Minh vẫn phải chung sống trong căn nhà cấp 4 được xây dựng từ những năm 2000. “Do thuộc đất dự án nên gần 10 năm qua, gia đình tôi không được phép xây dựng, nâng cấp nhà ở. Không gian sống chật chội khiến cuộc sống bị ảnh hưởng rất nhiều” - anh Minh bức xúc. 

Bà Trịnh Thị Tứ, hàng xóm của anh Minh, cũng thuộc diện cần phải di dời không giấu được vẻ thất vọng cho biết, không chỉ bị cấm xây dựng, nâng cấp nhà ở, mọi hoạt động xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế trên đất dự án cũng không thể thực hiện. Điều này khiến thu nhập của gia đình bà Tứ và hàng chục hộ dân khác bị giảm sút…

Theo tìm hiểu, dự án Xây dựng đường nối Quốc lộ 3 – Cụm công nghiệp tập trung huyện Sóc Sơn đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 1501 ngày 1/9/2009. Tổng mức đầu tư dự án sau điều chỉnh là 360 tỷ đồng. Dự án được khởi công tháng 12/2010. Từ thời điểm đó đến năm 2013 đã được TP bố trí trên 216,3 tỷ đồng để triển khai. Tuy nhiên, do ngân sách TP khó khăn nên trong giai đoạn 2014 - 2016, dự án phải tạm dừng. 

Trong các năm 2017 - 2018, TP tiếp tục bố trí 120 tỷ đồng để huyện Sóc Sơn thực hiện dự án. Tuy nhiên, trong hai năm qua, công tác GPMB gặp rất nhiều khó khăn, do chưa bố trí được quỹ đất tái định cư. Hệ quả là đến nay, hàng chục hộ dân vẫn phải sống bấp bênh với muôn vàn âu lo trên đất dự án. 

Mới thống nhất phương án tái định cư

Theo Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn Nguyễn Bá Hoàng, vì dự án trên kéo dài gần 10 năm nên 19 hộ dân có đất thổ cư thuộc diện phải thu hồi đã tự ý xây dựng nhiều công trình dân sinh, hạ tầng phát triển kinh tế. Những công trình này theo quy định chỉ được hỗ trợ 10% chi phí xây dựng, tuy nhiên, các hộ nhất định không đồng ý nhận tiền mà yêu cầu phải được hỗ trợ 100% chi phí xây dựng. Liên quan tới vướng mắc này, ông Hoàng cho biết, sau nhiều lần đối thoại, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các hộ, huyện Sóc Sơn đã có Văn bản số 870 ngày 17/5/2018 báo cáo đề xuất TP nâng mức hỗ trợ cho người dân; tuy nhiên đến nay, vẫn chưa được TP chấp thuận.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Sóc Sơn cũng đã có ý kiến đề nghị TP cho phép bố trí tái định cư cho 19 hộ thuộc diện bị thu hồi đất thổ cư, vào tái định cư tại khu đấu giá quyền sử dụng đất thuộc thôn Hương Đình (xã Mai Đình). Điều này được xem là phù hợp, đáp ứng nguyện vọng được tái định cư tại chỗ của các hộ dân. Hiện, dự án xây dựng khu tái định cư cho 19 hộ phải di dời đang trong quá trình GPMB, phấn đấu khởi công trong năm 2018. 

“Vừa qua, liên ngành TP gồm các sở: TN&MT, Tài chính, Xây dựng, Ban Giải phóng mặt bằng TP Hà Nội và huyện Sóc Sơn đã thống nhất, chấp thuận việc bố trí tái định cư cho các hộ vào khu đấu giá đất tại xã Mai Đình. Sau khi hoàn thành công tác GPMB, liên ngành sẽ báo cáo TP chấp thuận chủ trương, nhằm sớm ổn định đời sống, sản xuất cho các hộ dân vùng dự án…” - ông Hoàng thông tin thêm.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Độc đáo “ngõ cổng vòm” giữa lòng Thủ đô
    Thời gian gần đây, ngách 5/1 phố Từ Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) trở thành một địa điểm check-in, chụp hình quen thuộc của người dân Thủ đô. Với lối kiến trúc mộc mạc, con ngách đã trở thành một “góc xưa” giữa Thủ đô hiện đại.
  • Triển lãm "Hào khí Điện Biên - Một thiên sử vàng"
    Tư liệu, hình ảnh được tập trung vào 3 phần, gồm: “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, “Cuộc chiến 56 ngày đêm chấn động địa cầu”, “Quảng Nam - Đà Nẵng chia lửa cùng Điện Biên”.
  • Điểm mặt các anh tài hàng đầu thế giới tham gia cuộc thi “Phương án kiến trúc Tháp 108 tầng” tại Việt Nam
    Theo thông tin từ Ban tổ chức Cuộc thi “Phương án kiến trúc Tháp 108 tầng” thuộc dự án Thành phố thông minh Bắc Hà Nội, 4 đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới tham gia cuộc thi gồm có: Skidmore, Owings & Merrill, Gensler, Farrells và Pelli Clarke & Partners. Đây đều là các công ty hàng đầu thế giới tạo nên những tuyệt phẩm kiến trúc cao nhất và nổi bật nhất trên thế giới.
  • Kem Thủy Tạ ra mắt 2 vị kem mới tại Lễ hội 2024
    Ngày 20/4, Công ty Cổ phần Thực phẩm Thủy Tạ tổ chức “Lễ hội kem Thủy Tạ 2024” tại nhà hàng Thủy Tạ Legend, số 1 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện nhằm tri ân khách hàng đã yêu mến Thủy Tạ suốt hơn 66 năm qua, đồng thời ra mắt dòng kem tươi cao cấp và 2 vị kem mới.
Đừng bỏ lỡ
Dự án đường nối Quốc lộ 3 - Cụm công nghiệp Sóc Sơn: 10 năm chưa xong giải phóng mặt bằng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO