Không gian sống

Dòng tiền tiếp tục “chảy” về các đô thị vệ tinh

PV 09:55 27/04/2023

Quá trình đô thị hoá mạnh mẽ cùng với giá bất động sản (BĐS) “đắt đỏ” ở Thủ đô Hà Nội đã khiến giới đầu tư tìm kiếm cơ hội gia tăng tài sản ở những đô thị vệ tinh có vị trí kết nối nhanh chóng, môi trường sống trong lành, mức giá hợp lý để đón sóng đầu tư.

Sóng BĐS tìm bến đỗ tại các đô thị vệ tinh

Trên thế giới hiện nay có 37 thành phố được xếp hạng siêu đô thị (dân số từ 10 triệu dân) như Tokyo (Nhật Bản), Delhi (Ấn Độ), Sao Paulo (Brazil), New York (Mỹ), Seoul (Hàn Quốc), Thượng Hải (Trung Quốc).... Theo dự báo, Thủ đô Hà Nội sẽ sớm đạt ngưỡng 10 triệu dân và có thể đạt 21 - 23 triệu dân vào năm 2030 với tỷ lệ đô thị hóa cao.

Dân số tăng nhanh gây ra sức ép lớn lên hệ thống hạ tầng đô thị thành phố. Việc xây dựng và mở rộng các đô thị vệ tinh trong Vùng Thủ đô là điều tất yếu nhằm giảm tải áp lực cho các đô thị hạt nhân, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy các khu vực xung quanh phát triển.

image.png
Các đô thị vệ tinh đang thu hút giới đầu tư nhờ dư địa phát triển dài hạn. (Nguồn ảnh: Báo Đấu thầu)

Theo Quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, phạm vi Vùng thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ ranh giới Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh, bao gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang. Quy hoạch này cho phép các đô thị vệ tinh khai thác, chia sẻ và phát huy lợi thế riêng của từng địa phương, đồng thời hình thành một mạng lưới hạ tầng đồng bộ, hiện đại giữa các đô thị, tạo động lực cho cả Vùng thủ đô cùng phát biển.

Trong bối cảnh Hà Nội khan hiếm quỹ đất sạch và ngày càng “đắt đỏ”, giới đầu tư địa ốc dần tìm đến các đô thị vệ tinh nằm trong Vùng Thủ đô để “săn” đất. Đặc biệt, những nơi có vị trí gần Thủ đô, hạ tầng đang được đầu tư đồng bộ, mặt bằng giá "mềm", dư địa tăng giá lớn được nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn.

Theo một số chuyên gia BĐS cao cấp đánh giá, ở một số đô thị lớn như Hà Nội, chúng tôi đang nhận thấy có một xu hướng dịch chuyển đầu tư sang các khu vực lân cận. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này đến từ việc giá của BĐS tại khu vực nội thành đã được thiết lập ở mức cao, kỳ vọng về khả năng sinh lời không lớn như trước đây.

Hơn nữa, xu hướng chuyển dịch dòng tiền cũng được thay đổi bởi sự phát triển, đồng bộ của hạ tầng giao thông. Một số cao tốc kết nối như Hà Nội - Thái Nguyên, Lào Cai - Hà Nội - Quảng Ninh, Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Lạng Sơn - Bắc Giang - Hà Nội, Hà Nội - Hà Nam… đã và đang rút ngắn thời gian di chuyển và quan trọng hơn là rút ngắn khoảng cách từ nhà đầu tư đến với các dự án bất động sản chất lượng.

Nhu cầu sở hữu ngôi nhà thứ 2 tăng cao sau dịch

Sự xuất hiện của dịch bệnh, khiến nhiều tháng liên tục người dân phải ở trong nhà, "work from home" (làm việc tại nhà) đã làm thay đổi thói quen và tiêu chí lựa chọn nơi ở. Và những đô thị vệ tinh trở thành bến đỗ lý tưởng để cân bằng lại cuộc sống, tìm đến những giá trị sống tốt nhất. Một nơi giúp con người tránh xa khói bụi, ồn ào của thành phố nhưng vẫn đủ gần để kết nối di chuyển về Thủ đô hay tới các địa điểm vui chơi, giải trí.

image(1).png
Thành phố Sông Công sở hữu vị trí chiến lược, đóng vai trò cầu nối giữa Thái Nguyên với Hà Nội và các vùng lân cận. (Nguồn ảnh: Báo Xây dựng)

Trong các đô thị vệ tinh, nếu như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng,… đã phát triển được một thời gian dài với khung giá đất cao, thì ở hiện tại Thái Nguyên được chú ý hơn cả bởi chỉ cách trung tâm Hà Nội chừng 55km, hạ tầng đô thị giao thông được đầu tư lớn, nhiều dự án có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, với quỹ đất dồi dào và khung giá vẫn đang ở ngưỡng thấp tới trung bình, Thái Nguyên được giới địa ốc đánh giá là “ngôi sao mới" của Vùng Thủ đô và cả khu Đông Bắc bộ.

Anh Nguyễn Ngọc Thành (một doanh nhân đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) cho biết, kể từ năm 2021 khi dịch bùng phát, gia đình đã có định hướng sẽ mua một căn hộ hoặc xây nhà ở Thành phố Sông Công (Thái Nguyên) để cuối tuần vợ chồng con cái về ở, vừa gần ông bà nội vừa để nghỉ ngơi sau cả tuần cố gắng làm việc và học tập. Đường xá thuận tiện nên giờ về quê, cả nhà chỉ ngồi trên xe khoảng 1 giờ là về tới Sông Công - anh Thành chia sẻ.

image(2).png
Khu đô thị của chủ đầu tư Thiên Lộc tại thành phố Sông Công

Trên thực tế, nhiều “đại gia” BĐS miền Bắc đã tìm tới Thái Nguyên - Một trong 09 Vùng Thủ đô trong tương lai để rót vốn vào các dự án, khu đô thị quy mô như: Danko Group, Thiên Lộc, Hải Long Group... khiến thị trường BĐS trở nên sôi động hơn. Trong đó, Sông Công - Thành phố trọng điểm phía Nam Thái Nguyên, một thành phố trẻ năng động với vị trí “bản lề” trung chuyển giữa Thái Nguyên với Hà Nội và các đô thị xung quanh đang trở thành miền đất hứa, thu hút nhiều nhà đầu tư.

Theo ghi nhận thực tế, thị trường BĐS tại thành phố Sông Công vẫn đang giao dịch ở mức độ tốt. Bởi khách hàng có nhu cầu ở thực thì tìm đến sản phẩm BĐS có giá trị nghỉ dưỡng cao, còn giới đầu tư địa ốc mong muốn đón sóng, gia tăng lợi nhuận. Dù là khách hàng hay nhà đầu tư chắc chắn đã nhìn thấy tiềm năng cũng như dư địa tăng trưởng của thành phố Sông Công là cực lớn và sẽ còn “phi mã" khi nơi đây được công nhận là đô thị loại II của cả nước./.

Bài liên quan
  •  
Ngắm Hà Nội thuở khởi đầu một đô thị kiểu phương Tây
    Trong khuôn khổ Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp lần thứ 12, kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ hữu nghị Việt Nam và Pháp, chiều 15/4, UBND TP Hà Nội đã tổ chức khai mạc trưng bày ảnh “Hà Nội - khởi đầu một đô thị kiểu phương Tây ở Đông Nam Á” tại khuôn viên biệt thự 49 Trần Hưng Đạo.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Những đêm thơ trong thành phố
    Ấy là vào một đêm mùa xuân, khi vừa ra Tết, trời vẫn còn se se lạnh nhưng không có nỗi buồn man mác mà trong người cứ rạo rực nhựa yêu. Giữa đất Tràng An một thuở đã từng là nơi kì ngộ của rất nhiều tao nhân, mặc khách, lòng người có phải vì thế cũng mong ngóng những đêm thưởng trà, trìu mến mà đọc cho nhau nghe đôi câu thơ đầy mộng tưởng, phảng phất chút cảnh, chút nhạc, chút hoạ, chút lòng người rì rào quyện vào nhau êm dịu.
  • Mộc Châu chính thức được công nhận là khu du lịch Quốc gia
    Tối 18/5, tại quảng trường 8/5, trung tâm hành chính huyện Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
Đừng bỏ lỡ
Dòng tiền tiếp tục “chảy” về các đô thị vệ tinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO