Dồn sức phát triển doanh nghiệp

Hồng Sơn/HNM| 31/12/2018 08:57

Năm 2018 đánh dấu sự thành công vượt bậc của nền kinh tế, trong đó cộng đồng doanh nghiệp chính là lực lượng nòng cốt quyết định sự thành công đó. Năm 2018 cũng là khoảng thời gian Chính phủ đã tập trung chỉ đạo cả hệ thống cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ kiến tạo, hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả, tạo tiền đề dồn sức phát triển doanh nghiệp trong thời gian tới.

Dồn sức phát triển doanh nghiệp
Kiến tạo, hỗ trợ hiệu quả, tạo tiền đề dồn sức phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Chính phủ. Ảnh: Nhật Nam

Những kết quả đáng khích lệ

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018 cả nước có thêm 131.275 doanh nghiệp tư nhân đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký đạt 1.478 nghìn tỷ đồng; tăng 3,5% về số doanh nghiệp, tăng 14,1% về vốn so với năm 2017. Hơn nữa, quy mô vốn trung bình của đơn vị mới thành lập cũng đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm trước.

Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu vĩ mô, quan trọng hàng đầu của nền kinh tế như GDP tăng 7,08%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 244 tỷ USD, tăng 13,8% so với kết quả của năm trước... là minh chứng cho sự đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp.

Đây là kết quả rất đáng khích lệ, ghi đậm dấu ấn của hoạt động thu hút đầu tư từ khu vực dân doanh, thể hiện sức lan tỏa của làn sóng khởi nghiệp trên phạm vi cả nước. Sự cải thiện liên tục về môi trường đầu tư - kinh doanh đã hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực trong quá trình tham gia thị trường. Trên thực tế, làn sóng khởi nghiệp đang hình thành và duy trì liên tục trong thời gian qua.

Bà Lê Thị Trà, Giám đốc Công ty TNHH Nội thất Ivy-Home (Thanh Oai - Hà Nội) - đơn vị mới thành lập, rất hài lòng với những hỗ trợ, ưu đãi của TP Hà Nội, nhất là về sự tiện lợi cũng như rút ngắn thời gian làm thủ tục đăng ký. Xác nhận hiệu quả phục vụ của cơ quan chức năng, ông Vũ Văn Tường, Giám đốc Công ty TNHH Eco Mobile (quận Thanh Xuân - Hà Nội) chia sẻ có ấn tượng tốt vì được thụ hưởng dịch vụ lựa chọn số tài khoản ngân hàng trực tuyến theo nhu cầu của doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục thành lập doanh nghiệp. 

Đánh giá của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho thấy, các cơ quan chức năng đang vào cuộc, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy làn sóng khởi nghiệp trên diện rộng. Chất lượng phục vụ của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương nhìn chung có sự chuyển biến tích cực, tác động tốt cho phát triển doanh nghiệp.

Sự vào cuộc đồng bộ

Các bộ, ngành, chính quyền địa phương đã, đang đồng loạt vào cuộc nhằm hỗ trợ doanh nghiệp một cách tối đa, chủ yếu thông qua hoạt động đơn giản hóa thủ tục, cắt giảm điều kiện kinh doanh. Đơn cử, Bộ Công Thương công bố phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư - kinh doanh thuộc các lĩnh vực do Bộ quản lý giai đoạn 2019-2020. 

Cụ thể, Bộ sẽ đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa 202 điều kiện trong tổng số 561 điều kiện. Nếu thực hiện xong mục tiêu này, Bộ cắt giảm, đơn giản hóa được tổng cộng 72,1% tổng số điều kiện kinh doanh. Các ngành nghề sẽ được cắt giảm điều kiện kinh doanh thời gian tới gồm: An toàn thực phẩm; thuốc lá; rượu; hóa chất; sản xuất, nhập khẩu và bảo hành ô tô...

Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thống nhất với Tổng cục Hải quan về việc kết nối 5 thủ tục hành chính qua cơ chế một cửa quốc gia từ ngày 24-12-2018; nâng số lượng thủ tục hành chính của Bộ triển khai theo cơ chế này lên 11 thủ tục. Các thủ tục mới kết nối như: Thủ tục cấp phép xuất, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ, thủ tục cấp phép nhập khẩu tiền chất công nghiệp, thủ tục nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại...

Trong khi đó, Bộ Tài chính vẫn kiên trì mục tiêu thực hiện đánh giá, chấm điểm công khai về hiệu quả công tác của các đơn vị tới cán bộ, công chức nhằm bảo đảm duy trì và nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, phục vụ doanh nghiệp. Đây là năm thứ 3 liên tiếp Bộ thực hiện hoạt động này, đồng thời xác định một số nhóm công việc tập trung thực hiện trong thời gian tới, như hoàn thiện thể chế, chính sách, tiếp tục nghiên cứu, cắt giảm thủ tục hành chính; đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa quy trình thủ tục. 

Bộ Tài chính đã cắt giảm, đơn giản hóa 117 điều kiện kinh doanh thuộc 13 ngành nghề như kế toán, kiểm toán, xổ số, kinh doanh bảo hiểm...; phấn đấu đến năm 2020 sẽ có tối thiểu 90% thủ tục được áp dụng ở cấp độ 3 và 4, trên cơ sở sẽ kiên trì ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính và phục vụ quá trình giải quyết yêu cầu nghiệp vụ hằng ngày, nhất là với lĩnh vực thuế và hải quan...

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc, môi trường kinh doanh thời gian qua được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm cũng như còn nhiều dư địa cho cải cách, phục vụ doanh nghiệp. Phải làm cho người dân, doanh nghiệp có niềm tin vào tương lai kinh doanh, thượng tôn pháp luật, bảo đảm sự công bằng, bình đẳng để phát huy hết tiềm năng, lợi thế khi tham gia thị trường cũng như có điều kiện cạnh tranh lành mạnh...

Năm 2019, doanh nghiệp vẫn sẽ là đối tượng để phục vụ, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính phủ cũng quán triệt tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp, chấm dứt việc phân bổ nguồn lực theo lối xin - cho, tăng tốc cải thiện chất lượng môi trường đầu tư - kinh doanh, đồng thời kiên trì mục tiêu cả nước có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. 

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, công tác hỗ trợ doanh nghiệp ra đời theo hướng thực chất và hiệu quả sẽ là giải pháp hàng đầu nhằm đạt tốc độ tăng trưởng nhanh. Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần chủ động cải cách thể chế, tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi nhất huy động tối đa nguồn lực trong dân để phát triển doanh nghiệp...
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Mở ra cơ hội để Hà Nội phát triển thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Thủ đô Hà Nội đang trong quá trình xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, với trọng tâm là phát triển Trung tâm Công nghiệp Văn hóa. Hiện nay, dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi từ người dân và các tầng lớp trong cộng đồng.
  • Triển lãm "50 năm vang mãi bản hùng ca"
    Sáng 8/4, tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca" giới thiệu đến khán giả gần 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
  • Ra mắt dự án phim Việt mới lấy cảm hứng từ huyền sử vua Đinh
    Vào đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương 2025 cũng là ngày tưởng niệm 1057 năm lên ngôi của vua Đinh Tiên Hoàng, Công ty BHD đã công bố dự án điện ảnh “Hộ Linh Tráng Sĩ – Bí ẩn mộ Vua Đinh”. Đây không chỉ là một bộ phim hành động, tâm lý, tình cảm mà còn là bản anh hùng ca bi tráng, thấm đẫm tinh thần dân tộc Việt.
  • Phim "Địa đạo" vượt 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu
    Theo số liệu của Box Office Vietnam, tính đến sáng 8/4, phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên dẫn đầu phòng vé dịp Giỗ Tổ Hùng Vương với doanh thu hơn 80 tỷ đồng sau 4 ngày công chiếu.
  • Du lịch Hà Nội khẳng định điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn
    Ngay từ những tháng đầu năm 2025, Thành phố Hà Nội đã chủ động đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, các điểm đến, các sản phẩm du lịch mới của Thủ đô nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội với thông điệp xuyên suốt “Hà Nội - Đến để yêu” và “Hà Nội - Điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn”.
  • Lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn Thủ đô
    Trong chiến lược phát triển bền vững của Thủ đô, Hà Nội luôn coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Để tiếp tục phát triển văn hóa trong kỷ nguyên mới, Hà Nội đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), Dự thảo được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng để lấy ý kiến người dân. Tạp chí Người Hà Nội xin giới thiệu toàn văn Dự thảo.
  • Khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2025
    Diễn ra từ ngày 6/4 đến 8/4 (tức từ mồng 9/3 đến 11/3 âm lịch), Lễ hội Hoa Lư 2025 có ý nghĩa đặc biệt kỷ niệm 1.057 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (968-2025), lập nên Nhà nước Đại Cồ Việt - Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, tưởng niệm 1.020 năm Ngày mất Lê Đại Hành Hoàng đế (1005-2025).
  • Hội Sách Hà Nội lần thứ X – năm 2025 sẽ tổ chức vào tháng 10/2025
    Hội sách Hà Nội lần thứ X năm 2025, với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội khát vọng vươn mình” sẽ diễn ra từ ngày 2 đến 5/10 tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.
  • Hà Nội tổ chức nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
    Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật, phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận huyện trên địa bàn thành phố, từ ngày 27-4 đến 7-5.
  • Triển lãm gốm lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
    Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày sinh nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (1950-2025), sáng 4/4 tại Hà Nội, không gian nghệ thuật mang tên ông (do gia đình vận hành) cùng Gallery 39 phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Gốm Thiệp”.
Dồn sức phát triển doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO