Độc đáo đình Cù Sơn Trung

HNM| 29/03/2022 08:11

Nằm trên địa bàn thôn Sơn Trung, xã Yên Sơn (huyện Quốc Oai), đình Cù Sơn Trung (đình Cù) có niên đại hơn 500 năm, là nơi thờ tướng công Phạm Tu (476 - 545), người có công cùng Lý Bí (Lý Nam Đế) đánh đuổi quân xâm lược và thành lập nhà nước Vạn Xuân độc lập (544 - 602). Trải qua hơn 5 thế kỷ, ngôi đình hiện còn giữ được nhiều nét kiến trúc cổ độc đáo cùng 12 đạo sắc phong qua các triều đại. Đình Cù Sơn Trung đã được xếp hạng Di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật quốc gia vào năm 1993.

Độc đáo đình Cù Sơn Trung

Được khởi dựng từ thế kỷ XVI, Cù Sơn Trung là ngôi đình lớn với tổng thể kiến trúc kiểu chữ đinh, gồm cổng đình, sân đình, nhà đại bái, đình Trung, đình Thượng, nhà tả vu - hữu vu, bên ngoài là hồ Lão và hồ Chạ. Cổng đình có dạng trụ hộp hình chữ nhật, trên đỉnh đắp tứ phụng, phía dưới các ô đắp nổi hình tứ linh; hai bên thân trụ có các cặp câu đối.

Mỗi bên cổng là các cổng phụ có mái xếp chồng. Bước qua cổng là sân đình rộng, tiếp đến là nhà đại bái gồm năm gian với các cột cao và bộ khung đỡ vững chãi.

Nằm tách biệt với nhà đại bái bởi một khoảng sân hẹp là đình Trung có kết cấu ba gian hai dĩ, với hệ thống cửa bức bàn được giữ gìn nguyên vẹn. Hệ thống cột trụ và cột hiên được làm bằng đá xanh có đường kính 25 - 30cm được chạm khắc họa tiết hình hoa lá, tứ linh. Mái đình lợp ngói mũi hài, bốn góc là các đầu đao cong mềm mại, phía trên đắp tượng lân khảm sành. Trên đỉnh mái là đôi rồng chầu nguyệt uy nghi. Bộ khung giá đỡ có kết cấu chồng rường bằng gỗ lim, bên trên chạm bong kênh hình rồng sinh động. Gian chính giữa đình là nơi đặt ban thờ, bên trên là bức hoành phi mang dòng chữ: “Trung sĩ danh liệt”. Trong khuôn viên đình còn lưu giữ nhiều đồ thờ cổ có giá trị như các cặp câu đối chữ Nho cổ trên các trụ cột, bộ chấp kích, đôi hạc gỗ đứng trên lưng rùa, hai bộ kiệu sơn son thếp vàng...

Đình Thượng nằm ở phía trong cùng, có kết cấu tương tự đình Trung với cửa bức bàn, cột trụ bằng đá xanh nhưng chỉ có 3 gian. Chính giữa là nơi đặt bệ thờ, trong cùng là ngai thờ Thành hoàng làng. Để tưởng nhớ công ơn của Thành hoàng làng - tướng công Phạm Tu, người dân thôn Sơn Trung thường tổ chức lễ hội đình Cù Sơn Trung vào ngày 10 tháng Ba âm lịch hằng năm với các nghi thức tế lễ truyền thống cùng nhiều hoạt động hội hè hấp dẫn, trong đó có đi thuyền rồng hát quan họ trên hồ Chạ.

(0) Bình luận
  • Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội: Người Hà Nội - một tên gọi không chỉ gợi nhắc địa danh mà còn chuyên chở chiều sâu văn hóa
    Trong hành trình 40 năm đầy tự hào ấy, Người Hà Nội luôn biết làm mới mình, luôn sẵn sàng thích nghi để phục vụ tốt hơn sứ mệnh của tờ báo văn học nghệ thuật Thủ đô.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Để di sản xứ Đoài thành trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội
    Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) đã có nhiều giải pháp nhằm phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) trên nền tảng văn hóa – lịch sử của địa phương. Nhưng để trở thành khu trung tâm CNVH theo quy định đặt ra trong Dự thảo “Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa” của Thành phố Hà Nội xây dựng và đang lấy ý kiến nhân dân gần đây , thị xã Sơn Tây vẫn cần được “tiếp sức” để bứt phá.
  • Nhà thơ Bằng Việt: “Người Hà Nội là bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”
    Nhà thơ Bằng Việt – nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, nguyên Tổng Biên tập Báo Người Hà Nội (Tạp chí Người Hà Nội hiện nay) đánh giá, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, “Người Hà Nội” luôn đứng vững, không ngừng vươn lên. Tác giả bài thơ “Bếp lửa” trong sách Giáo khoa Ngữ văn lớp 8 cũng khẳng định: “Người Hà Nội là nơi chăm sóc, bà đỡ cho các sáng tác của văn nghệ sỹ Thủ đô”.
  • Chuyện về một công dân Thủ đô tự nguyện hiến đất làm đường
    Giữa nhịp sống hiện đại hối hả của Thủ đô Hà Nội, vẫn có những con người âm thầm gieo mầm thiện lành bằng những việc làm giản dị mà cao quý. Họ không cần danh xưng, không cầu ghi công, nhưng chính từ những hành động bình dị ấy đã góp phần làm nên hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Một trong những tấm gương đáng trân trọng đó là anh Vũ Phương Nam, công dân phường Bưởi, quận Tây Hồ – người đã tự nguyện hiến đất làm đường giúp người dân thôn 6, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất có con đường đi lại khang trang, sạch đẹp.
  • Để làng gốm cổ Bát Tràng thành khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô Hà Nội
    Làng gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm) đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội. Nơi đây có nhiều tiềm năng, lợi thế sẵn có để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh UBND Thành phố vừa xây dựng Dự thảo “Nghị quyết khu phát triển thương mại và văn hóa” nhằm cụ thể hóa khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Chủ tịch Hồ Chí Minh qua góc nhìn của nghệ thuật tạo hình
    Nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”, khai mạc sáng 16/5 tại Hà Nội. Với 60 tác phẩm chọn lọc từ bộ sưu tập của Bảo tàng, triển lãm là dịp để công chúng trong và ngoài nước chiêm ngưỡng những hình tượng nghệ thuật đặc sắc về lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.
  • Xuất bản sách "Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo"
    “Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo” là nhan đề cuốn sách được Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
  • Tiếp tục phát triển tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc (Bài 1)
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành trọn đời cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân. Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
  • Hà Nội: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả” trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
    Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Trung ương, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của thành phố năm 2025. Trong đó, Thành phố thể hiện 5 rõ: “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian, rõ kết quả”, để quá trình thực hiện đảm bảo đoàn kết, thống nhất, không làm ảnh hưởng đến giao dịch hành chính đối với các tổ chức và công dân.
  • Hà Nội triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 14/5/2025 về Triển khai thi hành Luật Phòng, chống mua bán người năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Độc đáo đình Cù Sơn Trung
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO