Hoạt động hội

Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô đi thực tế sáng tác tại Thái Bình

Thụy Phương 21/04/2024 19:56

Triển khai kế hoạch hoạt động 6 tháng đầu năm 2024, trong hai ngày 20 và 21/4/2024, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức chuyến thực tế sáng tác tại tỉnh Thái Bình. Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô do NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội làm Trưởng đoàn.

z5369502850427_98c4387e31d211984f6c5dd86013165b.jpg
Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại khu di tích Đền thờ vương triều nhà Trần thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Điểm đến đầu tiên của đoàn là khu di tích Đền thờ vương triều nhà Trần thuộc làng Tam Đường, xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đây là nơi đặt mộ tổ, các vua, hoàng hậu và công chúa nhà Trần, đã được Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch công nhận là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Đền thờ các vua Trần - người xưa gọi là Thái Đường Lăng, được coi là nơi phát tích, nơi sinh tồn phát triển và dựng nghiệp của triều đại nhà Trần, chứa đựng những dấu ấn lịch sử gắn với triều đại nhà Trần.

Trong không gian linh thiêng của khu di tích, đoàn đã được nghe giới thiệu về truyền thuyết đượm màu thần bí về mộ tổ nhà Trần ở Thái Đường; những tư liệu khoa học về lăng mộ thời Trần ở Thái Đường cũng như việc bố trí thờ tự nội thất đền Trần.

z5369501889577_fdf04262d6ab7d7a6a9c2b669c5b8eb2.jpg
Khám phá Nhà thờ Bác Trạch - công trình kiến trúc độc đáo tại xã Vân Trường, huyện Tiền Hải.

Điểm đến thứ hai của đoàn là Nhà thờ Bác Trạch tại xã Vân Trường, huyện Tiền Hải. Đây là một nhà thờ có quy mô lớn, nơi dành cho những người theo đạo Thiên chúa thường xuyên đến cầu nguyện. Đặc biệt, thánh đường này còn là nơi tổ chức những lễ cưới theo đạo Kito giáo. Hiện nay, nhà thờ Bác Trạch được xem là công trình kiến trúc tâm linh nổi tiếng nhất của Thái Bình.

Một điểm đến ấn tượng nữa đó là Khu du lịch sinh thái Cồn Đen nằm cách đất liền 3 km thuộc xã Thái Đô, huyện Thái Thụy. Tại đây, các văn nghệ sĩ đã được khám phá hệ sinh thái phong phú, hoang sơ của thiên nhiên vùng ven biển.

z5369510980801_f52b59f375af9da22373f1de215ded3e.jpg
11.jpg
Tại Cồn Đen, đoàn đã được khám phá hệ sinh thái phong phú, hoang sơ của thiên nhiên vùng ven biển.

Trong ngày thứ hai của chuyến đi thực tế sáng tác tại Thái Bình, các văn nghệ sĩ Thủ đô cũng đã tới dâng hương tại đài tưởng niệm và tham quan Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh – Tổng thư ký Công hội đỏ Bắc Kỳ, người chiến sĩ cộng sản kiên trung của cách mạng Việt Nam.

z5368128313716_9765025d7d366b3924bb1096a7782910.jpg
Dâng hương tưởng niệm anh linh đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.
111.jpg
Tại khu di tích, đoàn đã được lắng nghe những chia sẻ về sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh.

Đến thăm Khu lưu niệm Nguyễn Đức Cảnh, các văn nghệ sĩ Thủ đô có cơ hội được biết thêm về mảnh đất Diêm Điền, cái nôi gia đình đã sinh ra người chiến sĩ cộng sản kiên trung của Đảng ta; hiểu sâu sắc hơn về sự nghiệp hoạt động cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh - tấm gương rực sáng về tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh, kiên trung, bất khuất, lạc quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của Đảng và của dân tộc. Đồng chí đã cống hiến trí tuệ, lòng nhiệt huyết và tuổi thanh xuân đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập - tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Trong hành trình về quê lúa Thái Bình, các văn nghệ sĩ Thủ đô cũng đã được tham quan một số di tích mang đậm dấu ấn làng quê của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đó là thôn Sơn Cao, xã Hòa An, huyện Thái Thụy.

z5369509824003_01c2c236cdac20a3b51279f884bb9cd0.jpg
z5369507831022_b37ca153faa8e1ae3cbdc0d94404951b.jpg
Đoàn tới thăm quan đình Sơn Cao thuộc xã Hòa An, huyện Thái Thụy.

Chia sẻ về chuyến đi thực tế này, NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cho hay, một trong những hoạt động luôn được Ban chấp hành Hội quan tâm, chú trọng đó là các hoạt động thực tế sáng tác. Đây chính là chất xúc tác khơi nguồn cảm hứng cho sáng tạo văn học nghệ thuật.

“Qua chuyến đi thực tế tại Thái Bình lần này, tôi hi vọng các văn nghệ sĩ có thêm những trải nghiệm, khám phá thêm những vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và dấu ấn văn hóa, lịch sử của một vùng đất thuộc đồng bằng Bắc Bộ, từ đó có thêm nguồn cảm hứng để sáng tác nên những tác phẩm chất lượng", NSND Trần Quốc Chiêm chia sẻ./.

Dưới đây là một số hình ảnh khác trong chuyến đi thực tế sáng tác tại Thái Bình của các văn nghệ sĩ Thủ đô:

z5368968690841_46e1fe630ce073ee0ed9d30f7aad4e15.jpg
Khám phá Nhà thờ Bác Trạch - công trình kiến trúc độc đáo tại xã Vân Trường, huyện Tiền Hải.
1111.jpg
Trải nghiệm thú vị tại Khu du lịch sinh thái Cồn Đen.
z5369504015113_a2cb79bfaee2f95cc8ff5d397c7e3a16.jpg
Tham quan một số di tích mang đậm dấu ấn làng quê của vùng đồng bằng Bắc Bộ
z5368377782446_b39c4fb78aa0b9e5807b926e12df8300.jpg
Các thành viên trong đoàn chụp ảnh lưu niệm bên công trình nghiên bút làng Sơn Cao.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hướng dẫn lập quy hoạch tổng mặt bằng và thông tin về quy hoạch kiến trúc Thủ đô
    “Để đáp ứng yêu cầu phát triển, thời gian qua thành phố tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn là lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến 2045 tầm nhìn 2065; đồng thời triển khai sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến thực hiện quy hoạch. Thành phố kỳ vọng 3 nhiệm vụ này sẽ tạo bước đột phá cho phát triển Thủ đô” - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Phạm Quốc Tuyến nhấn mạnh tại tọa đàm “Hướng dẫn lập quy
  • Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân
    Sáng ngày 10/7/2024, tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội (Số 19 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân”.
  • Văn hóa áo dài - truyền thống và biến đổi
    “Khoảng 30 năm trở lại đây, áo dài của phụ nữ Việt Nam được quan tâm coi trọng nhiều hơn, từ việc tuyên truyền, quảng bá, thiết kế, may mặc... nhưng nhiều người chưa nắm rõ về lịch sử thăng trầm, công năng và giá trị thẩm mỹ của áo dài, chính vì lẽ đó trang phục này chưa phát huy giá trị để thực sự trở thành biểu tượng, là thương hiệu độc đáo của Việt Nam”, họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ tại Tọa đàm “Văn hóa áo dài Hà Nội, truyền thống và biến đổi”, do Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức sáng ngày 9/7 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
  • Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động tạo sự chuyển mình cho văn học nghệ thuật Thủ đô
    Sáng ngày 5/7, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội, các đồng chí Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp và chủ tịch 9 hội chuyên ngành trực thuộc hội.
  • Đẩy mạnh các phong trào trong Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội
    Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-HLH ngày 02/01/2024 của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội về công tác thi đua khen thưởng năm 2024, phát huy kết quả đạt được trong công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội xây dựng Kế hoạch số 01/ KH-KTĐ về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024.
  • Nâng cao chất lượng  múa không chuyên của Thủ đô
    Nghệ thuật múa không chuyên ngày càng phát triển, tỏa rộng trong đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu nghệ thuật múa không chuyên Thủ đô cũng đang đối mặt với nhiều những thách thức, đòi hỏi cần có sự định hướng đúng đắn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đoàn văn nghệ sĩ Thủ đô đi thực tế sáng tác tại Thái Bình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO