Đoàn Nhữ Hài

Trần Minh Tông - hoàng đế, thi nhân thời thịnh Trần
Hoàng đế, thi nhân Trần Minh Tông (1300 - 1357) là vua thứ năm của triều Trần, tên thật là Trần Mạnh, con thứ tư của vua Trần Anh Tông. Trần Mạnh lên ngôi vua năm mới 14 tuổi, trị vì 15 năm (1314-1329), rồi nhường ngôi, làm Thái thượng hoàng 28 năm. Danh nghĩa là nhường ngôi nhưng trên thực tế, công việc lãnh đạo triều chính đều do Minh Tông quyết định.
  • Đoàn Nhữ Hài – tài năng từ thuở thanh xuân
    Đoàn Nhữ Hài (1280 - 1335) từng là vị quan trải qua ba đời vua nhà Trần - Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông và Trần Minh Tông. Ông người làng Hội Xuyên, huyện Trường Tân, lộ Hồng châu (nay thuộc huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Đương thời ông có công viết “biểu tạ tội” cho vua Anh Tông và làm các chức Ngự sử trung tán, Tham tri chính sự, Hành khiển kiêm chức Kinh lược đại sứ Nghệ An; làm sứ giả đi Chiêm Thành hai lần và nhận nhiệm vụ làm Đốc tướng... Tài năng của ông được phát hiện ngay lúc ông còn trẻ tuổi. Ông làm quan không phải bằng đường khoa bảng mà bằng thực tài của bản thân.
  • Trần Anh Tông – hoàng đế, thi nhân một thời thịnh trị
    Trần Anh Tông (1276 - 1320), tên thật là Trần Thuyên, con trưởng vua Trần Nhân Tông và là vị vua thứ tư triều đại Trần. Ông lên ngôi năm 1293, khi đất nước đã trải qua ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông và bước vào thời kỳ củng cố, ổn định, phát triển. Trong 21 năm ở ngôi vua, ông biết tự tu dưỡng, lo sửa sang chính sự, coi trọng người hiền tài, mở mang việc học, quan tâm đời sống chúng dân, đối xử mềm dẻo với nhà Nguyên, giữ vững nền độc lập tự chủ, khiến cho văn hiến đất nước Đại Việt ngày một thịnh đạt. Ông chịu nhiều ảnh hưởng đạo Phật, gắn bó với giới tăng lữ, ham đọc kinh sách nhà Phật và tiếp tục cho xây dựng nhà chùa.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO