Đô thống Đại vương Lê Phụng Hiểu

Giang Quân (sưu tầm)| 22/08/2020 16:40

(Thành hoàng làng Phù Xá Đoài, xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội)

Đô thống Đại vương Lê Phụng Hiểu
Khuôn viên đình Phù Xá Đoài 
Lê Phụng Hiểu người hương Băng Sơn, lộ Thanh Hóa - nay là xã Dương Sơn, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa - sống vào nửa đầu thế kỷ XI, dưới thời Lý. 

Truyền thuyết kể rằng: Ông người cao lớn, tướng mạo đẹp đẽ, râu tốt và có sức khỏe phi thường, tính tình lại cương trực. 

Bấy giờ có hai làng Cổ Bi và Đàm Xá tranh nhau địa giới. Đàm Xá cậy đông người toan bắt ép. Ông bảo dân Cổ Bi: Mình tôi đủ sức đánh vạn người!

Các cụ làng Cổ Bi mừng lắm, làm cơm khoản đãi. Ông ăn liền một hồi hết một nồi ba mươi cơm, uống rượu rất nhiều, rồi một mình ra khiêu chiến. Quân Đàm Xá kéo đến, ông nhổ tre cả gốc vung lên quất như bão táp làm bên Đàm Xá bị thương rất nhiều phải bỏ chạy tan tác. Làng ấy cuối cùng phải nhường đất cho Cổ Bi.

Vua Lý Thái Tổ lên ngôi, cho bổ sung quân Túc vệ, chọn những người anh dũng mãnh lực. Ông được tuyển dụng, làm việc siêng năng và cần mẫn. Vua rất vừa ý, cất nhắc dần lên tới chức Vũ vệ tướng quân, cùng hàng với các tướng Đàm Thản, Quách Thịnh Dật, Lý Huyền Sự. 

Năm 1028, Lý Thái Tổ mất. Theo di chiếu, thái tử Phật Mã lên nối ngôi, tức Lý Thái Tông. Tuy nhiên, ba người con thứ của Thái Tổ là Dực Thánh Vương, Vũ Đức Vương và Đông Chinh Vương không chịu, nổi loạn đem quân các phủ đến bao vây cung điện, sự thế nguy cấp. Thái Tông bảo Phụng Hiểu và các quan: Trẫm nay tiến thoái đều không được, ta giao cho ngươi việc chỉ huy đánh dẹp. Lê Phụng Hiểu cho mở cửa đại nội xông ra giáp chiến với quân Tam phủ hồi lâu chưa phân thắng bại, ông nổi giận phóng ngựa tới cửa Quảng Dương, tuốt kiếm chỉ mặt Vũ Đức Vương quát to: các vương định cướp ngôi báu, là trái mệnh của Tiên đế, lỗi đạo làm tôi, Phụng Hiểu này xin dâng các tướng nhát kiếm! rồi vung kiếm chém tới, Vũ Đức Vương không kịp trở tay, ngã chết gục trên lưng ngựa. Quân Tam phủ hoảng sợ tháo chạy tán loạn. Phụng Hiểu về cung cáo yết báo tin thắng lợi trước linh cửu Thái Tổ, rồi sai điện Càn Nguyên trình với Thái Tông. Nhà vua khen ngợi: “Trẫm được an toàn, giữ được nghiệp Tiên đế là nhờ khanh, sử nhà đường có Uất Trì Kính Đức giúp vua khi gặp nạn, ngỡ sau ít có ai bằng, vậy mà khanh trung dũng còn hơn Kính Đức”. Thái Tông liền thăng cho Phụng Hiểu làm Đô đốc Thượng tướng quân, và phong cho tước hầu. 

Năm Thiên Cảm Thánh Võ thứ nhất (1044), Thái Tông đem quân dẹp Chiêm Thành, Phụng Hiểu làm tiên phong, sau chiến thắng lừng lẫy các nước phiên thuộc, vua ban thưởng, Phụng Hiểu xin vua cho đứng trên núi Băng phóng con dao đi, dao cắm xuống chỗ nào thì xin ruộng đến chỗ đó. Vua ưng thuận. Ông liền đứng trên núi phóng dao bay xa 10 dặm, đến làng Đa Mỹ. Vua bèn cho ruộng lại được miễn thuế. Từ đó, các ruộng phong cấp cho ông đều gọi là ruộng “thác đao” (ném đao). Ông làm quan võ cao nhất qua ba đời vua: Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông, trung thành với đất nước, cầm quân đánh đâu được đấy, các quan trong triều, quân sĩ và nhân dân đều cảm phục. Năm 77 tuổi ông mất, được phong thần.

Vào đời Trần, năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), vua Trần Nhân Tông phong ông là Đô Thống Đại Vương, đến năm Trùng Hưng thứ 4 (1288) gia phong là đô đốc Khuông Quốc; năm Hưng Long thứ 21 (1313) đời Trần Nhân Tông gia phong Tá Thánh Vương. Đền chính thờ ông ở thôn Hương Sơn, xã Dương Sơn, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Quanh vùng này còn có 10 ngôi đền thờ ông. 

Trên đất Hà Nội ngày nay, Lê Phụng Hiểu được thờ làm Thành hoàng làng Phù Xá Đoài, nay thuộc xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn. Ở Hà Nội, chỉ có đình Phù Xá Đoài thờ Lê Phụng Hiểu. Đình được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 37 (1776) đời Lê Hiển Tông do một cung phi người làng đứng lên Hưng Công. Đình còn giữ được nhiều di vật như năm bộ long ngai bài vị, ba bộ kiệu bát cống, bốn bia đá và một chuông đồng. Đặc biệt là đình có một bức cuốn thư bằng đá xanh lớn với các họa tiết chạm khắc tinh xảo.

Tưởng niệm Đô Đốc Đại Vương Lê Phụng Hiểu, hội làng Phù Xá Đoài tổ chức vào ngày 12 tháng 10 âm lịch hàng năm.

Đình đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Đô thống Đại vương Lê Phụng Hiểu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO