Văn hóa - Xã hội

Điện của Thường trực Thành ủy về ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Văn Thiện 06/09/2024 14:59

Thường trực Thành uỷ Hà Nội vừa ban hành Điện về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

u1ibwl8g.png
Ảnh minh hoạ

Theo tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão số 3 (bão YAGI) trên Biển Đông hiện đang di chuyển nhanh, có cường độ rất mạnh, diễn biến phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng, có khả năng cao ảnh hưởng trực tiếp đến thành phố Hà Nội. Dự báo bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta với sức gió mạnh nhất có thể đạt cấp 10-12, giật cấp 13-14 và ảnh hưởng sâu vào đất liền, khả năng bão gây gió mạnh, nước dâng, mưa lớn diện rộng trên đất liền.

Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3, Thường trực Thành uỷ yêu cầu các cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị của Thành phố khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, tăng cường công tác thông tin về diễn biến và tính chất nguy hiểm, phức tạp của cơn bão số 3. Tuyên truyền cho toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm do bão số 3 gây ra, tập trung kêu gọi, vận động người dân khẩn trương về nơi cư trú an toàn; tránh tư tưởng phó mặc trong công tác phòng, chống bão cho cơ quan chức năng, đặc biệt là tư tưởng chủ quan, lơ là. Qua đó, đề cao cảnh giác, thường xuyên quan tâm, theo dõi, nắm chắc diễn biến tình hình của bão và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão hiệu quả, đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra, nhất là tại các khu vực ven sông, bệnh viện, trường học, khu vực tập trung đông dân cư và các cơ quan, doanh nghiệp.

Thứ hai, chủ động tổ chức theo dõi sát thông tin dự báo, diễn biến tinh hình bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo phương châm "bốn tại chỗ" một cách thực chất theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao (gồm: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ), không để bị động, bất ngờ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản cho người dân. Các cơ quan, đơn vị chủ động phương án sẵn sàng hiệp đồng với lực lượng quân đội, công an để làm tốt công tác phòng, chống bão, lũ.

Thứ ba, các đồng chí trong Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố, Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân Thành phố, các quận ủy, huyện uỷ, thị ủy, đảng uỷ trực thuộc Thành ủy, các đồng chí Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố chủ động nắm sát tình hình bão để tập trung kịp thời thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

Khẩn trương chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bão và tăng cường kiểm tra việc thực hiện theo chỉ đạo tại Công điện số 87/CĐ-TTg ngày 05/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ và Công điện số 10/CĐ-UBND ngày 04/9/2024 của Chủ tịch UBND Thành phố. Theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan liên quan và người dân biết, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Kiểm soát, hướng dẫn giao thông an toàn, nhất là qua các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, kiểm soát việc đi lại, tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông trong thời gian bão đổ bộ, mưa lớn. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả bão, lũ xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đồng thời kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hệ thống lưới điện, phải huy động tối đa đảm bảo có điện cao nhất và khắc phục sự cố nhanh nhất, duy trì cung ứng điện khi có mưa, lũ xảy ra; đặc biệt đảm bảo điện phục vụ cho các công trình tiêu úng, thoát lũ.

Theo dõi sát tình hình bão, lũ, chủ động chỉ đạo, triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng khai thác và ngăn nguy cơ ngập lụt tử lũ rừng ngang; đảm bảo dự trữ, cung ứng hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu của người dân. Chủ động kích hoạt các trạm bơm tiêu để đón trước các khu vực trọng điểm tiêu úng; triển khai các biện pháp bảo vệ hồ đập, đê điều, nhất là khu vực các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thạch Thất...

Đối với các Công ty TNHH MTV: Thoát nước Hà Nội, Công viên cây xanh Hà Nội, Chiếu sáng và thiết bị đô thị cần phải ứng trực 100% nhân lực, thiết bị theo phương án phòng chống thiên tai, xử lý úng ngập nội đô, khu vực nông nghiệp, hỗ trợ xử lý úng ngập các quận, huyện giáp ranh. Khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc công tác bảo đảm an toàn công trình xây dựng đang thi công và nhà cửa, kho tàng, trụ sở, trường học, bệnh viện, nhất là những nơi ven sông và các vị trí xung yếu khác. Có biện pháp hiệu quả để phòng chống ủng ngập khu đô thị; chẳng chống, cắt tỉa, giải tỏa các cây có nguy cơ gây. đổ, ứng phó mưa to, gió lớn...

Xây dựng phương án kịp thời và kiên quyết sơ tán người dân trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, các hộ dân đang cư trú ở những khu nhà chung cư xuống cấp, chung cư cao tầng, nhà ở nguy hiểm, nhà riêng lẻ có nguy cơ sụp đổ để di chuyển đến trụ sở UBND phường, xã, trường học, nơi kiên cố, an toàn trước khi bão đổ bộ vào đất liền. Đối với các công trường xây dựng, phải có biện pháp chống rơi vật liệu từ trên cao; cần trục tháp phải hạ cần và cố định cần trục.

Triển khai công tác vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong và sau mưa lũ. Theo dõi số lượng khách du lịch, thông tin đến các doanh nghiệp du lịch về tinh hình bão để chủ động ứng phó.

Thứ tư, Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Thành phố và các cơ quan báo chí của Thành phố thường xuyên cập nhật, phát tin về diễn biến của cơn bão và sự chỉ đạo công tác phòng, chống bão của các cấp, các ngành để cán bộ, đảng viên và Nhân dân biết, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống bão.

Thứ năm, tất cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, cấp ủy các cấp trực tiếp chỉ đạo, điều phối các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố. Tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó với tinh thần ở mức cao nhất. Có thể hoãn các cuộc họp, hội nghị, sự kiện không cần thiết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão. Đơn vị nào để xảy ra thiệt hại về người, tài sản do lỗi chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống bão thì người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm trước Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy.

Thứ sáu, các đồng chí Thường trực Thành ủy, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy chủ động bố trí thời gian trực tiếp xuống các đơn vị được phân công phụ trách, cùng bí thư cấp ủy, thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống lụt, bão trên địa bàn.

Thứ bảy, yêu cầu các cơ quan, đơn vị phân công lãnh đạo và các lực lượng chức năng ứng trực nghiêm túc 24/24, kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh theo thẩm quyền về Thành phố (qua Văn phòng UBND Thành phố).

Điện của Thường trực Thành ủy cũng nêu rõ yêu cầu Thủ trưởng các tổ chức đảng, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị đinh kỳ trước 16h00 hằng ngày báo cáo tình hình công tác phòng, chống bão, lũ, sạt, lở trên địa bàn, cơ quan, đơn vị của mình.../.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Thủ tướng yêu cầu các địa phương đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Ất Tỵ
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện hỏa tốc về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, các địa phương chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch phòng ngừa tai nạn giao thông và giữ gìn trật tự, an toàn giao thông phục vụ Nhân dân đón Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân 2025.
  • Chương trình NESCAFÉ Plan được vinh danh ở hạng mục cao nhất “Giải thưởng năm”
    Tại lễ trao giải Giải thưởng Hành động vì cộng đồng, Chương trình NESCAFÉ Plan của Nestlé Việt Nam tự hào được vinh danh ở hạng mục cao quý nhất - “Giải thưởng năm” Human Act Prize.
  • Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội rét đậm rét hại, mưa nhỏ vài nơi
    Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, ngày và đêm 15/12, Hà Nội và Bắc Bộ trời rét đậm, có mưa vài nơi; Thanh Hóa và Nghệ An trời rét đậm, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, rét hại, không khí lạnh tiếp tục tăng cường và ảnh hưởng đến các nơi khác ở khu vực Nam Trung Bộ.
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024
    Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam: Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một Thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Sơn La, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc và Quảng Trị.
  • Chương trình Xuân quê hương 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội
    Đây là sự kiện thường niên ý nghĩa dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gắn kết đồng bào xa quê với Tổ quốc. Chương trình có sự tham dự của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao và các ban, bộ, ngành, địa phương.
  • Từ đêm nay, Thủ đô Hà Nội rét đậm
    Hôm nay 13/12 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Riêng Thủ đô Hà Nội từ đêm nay trời rét đậm.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Điện của Thường trực Thành ủy về ứng phó với cơn bão số 3 trên địa bàn thành phố Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO