Chuyển động Hà Nội

Đến năm 2025, 100% người dân trên địa bàn Thủ đô sử dụng Sổ sức khỏe điện tử

Kim Thoa 04/11/2024 11:45

UBND Thành phố Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị về về việc triển khai thực hiện Thông báo số 487 24/10/2024 của Văn phòng Chính phủ và văn bản số 8362 ngày 19/10/2024 của Tổ công tác triển khai Đề án 06/Chính phủ.

resize_vnpt-hssk.jpg

Theo đó, UBND Thành phố yêu cầu người đứng đầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục quan tâm, thống nhất 03 quan điểm chỉ đạo, điều hành nêu tại phần I mục B Thông báo số 487/TB-VPCP ngày 24/10/2024 của Văn phòng Chính phủ trong việc tổ chức thực hiện với quyết tâm chính trị cao, hành động quyết liệt và hiệu quả.

Cùng với đó, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đảm bảo phấn đấu hoàn thành các mục tiêu: Đến năm 2025, 100% cơ sở y tế (bao gồm cả công lập và tư nhân) và người dân trên địa bàn sử dụng Sổ sức khỏe điện tử. Sau năm 2025, mỗi người dân trên địa bàn Thành phố kể cả những người chưa có thẻ Bảo hiểm y tế đều sở hữu một Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VNeID và 30% người dân khi đi khám, chữa bệnh có bệnh án điện tử.

Đến năm 2025, 100% người dân có nhu cầu có thể đăng ký cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) qua VNeID. Tập trung thực hiện "5 đẩy mạnh" gắn với "5 bảo đảm" nêu tại nội dung 1a phần III mục B Thông báo số 487/TB-VPCP ngày 24/10/2024 của Văn phòng Chính phủ. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp; phát huy vai trò của Tổ công nghệ số cộng đồng, tập trung truyền thông các kỹ năng quan trọng cho người dân như phòng chống thiên tai, bão lũ, phòng cháy, chữa cháy trên các nền tảng số.

UBND Thành phố giao các Sở, ban, ngành Thành phố chủ động nghiên cứu, tham mưu Ban chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 Thành phố phối hợp Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan đề xuất triển khai, tích hợp tiếp những loại giấy tờ đang quản lý và cung cấp các tiện ích mới trên ứng dụng VNeID.

Sở Y tế tham mưu UBND Thành phố bảo đảm nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và các điều kiện cần thiết để thực hiện Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID, hoàn thành trong năm 2024 và thúc đẩy triển khai Bệnh án điện tử trên địa bàn Thành phố;

Đồng thời, bám sát Quyết định số 2733/QĐ-BYT ngày 17/9/2024 của Bộ Y tế hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID; khẩn trương tham mưu UBND Thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai trên địa bàn;

Bảo hiểm xã hội Thành phố thực hiện việc rà soát, làm sạch dữ liệu, đảm bảo 100% cơ sở khám chữa bệnh liên thông dữ liệu lên Bảo hiểm xã hội; 100% liên thông, cập nhật dữ liệu khám chữa bệnh, xét nghiệm, chuyển tuyến, hẹn khám lại để người dân sử dụng;

Công an Thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở khám chữa bệnh bảo đảm triển khai đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; người dân xuất trình sổ sức khỏe, giấy chuyển tuyến, hẹn khám lại trên VNeID được chấp thuận và sử dụng;

Sở Thông tin và Truyền thông, Công an Thành phố tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông; phấn đấu đạt 80% tỷ lệ người dân sử dụng trên VNeID/tổng số người dân đến khám, chữa bệnh; phấn đấu đạt 80% tỷ lệ người dân tích hợp BHYT, sổ sức khỏe, giấy chuyển tuyến, hẹn khám lại trên VNeID đối với người dân thường trú trên địa bàn.

Đồng thời, Sở Thông tin và Truyền thông tiếp tục tham mưu UBND Thành phố việc đầu tư, phát triển hạ tầng số Thành phố; chủ trì, phối hợp Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Thành phố, kết nối thông suốt với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các phần mềm nghiệp vụ của các Bộ, ngành.

UBND TP cũng giao Sở Tư pháp tham mưu UBND TP bảo đảm nguồn nhân lực, hạ tầng kỹ thuật và các điều kiện cần thiết để thực hiện cấp Phiếu lý LLTP qua VNeID, hoàn thành trong năm 2024./.

Bài liên quan
  • Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm
    Theo kế hoạch, từ ngày 28/10 đến 15/11/2024, các xã, phường, thị trấn sẽ tiến hành điều tra và thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, bao gồm cả các quán ăn vỉa hè và cơ sở thức ăn đường phố...
(0) Bình luận
  • Hà Nội: Tổng thu ngân sách 10 tháng đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
    Số liệu công bố của Cục Thống kê TP Hà Nội sáng ngày 2/11 cho thấy, Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Hà Nội trong 10 tháng năm 2024 là 425,2 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 104% dự toán năm và tăng gần 22% so với cùng kỳ năm 2023.
  • Hà Nội: Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024
    UBND thành phố yêu cầu gắn việc hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam với tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành và triển khai mô hình 5 “Phiên tòa giả định” cho các đối tượng học sinh THCS và THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội...
  • Hà Nội rà soát toàn bộ cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm
    Theo kế hoạch, từ ngày 28/10 đến 15/11/2024, các xã, phường, thị trấn sẽ tiến hành điều tra và thống kê các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống, bao gồm cả các quán ăn vỉa hè và cơ sở thức ăn đường phố...
  • Đoàn kết một lòng, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh
    Ngày 1/11, Đảng uỷ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ (3/11/2014 – 3/11/2024).
  • Báo chí Thủ đô tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
    Chiều 1/11, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác báo chí Thành phố tháng 11/2024. Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Huy Cường chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
  • Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục Luật Thủ đô
    Đây là một trong những nội dung, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương thông tin về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật Thủ đô năm 2024, diễn ra chiều 1/11, tại Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí Thành phố tháng 11 năm 2024 do Ban Tuyên giáo Thành uỷ tổ chức.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt tập truyện của nhà văn đương đại nổi tiếng Đài Loan
    Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam vừa ra mắt bạn đọc tập truyện “Nhà ảo thuật trên cầu bộ hành” của nhà văn Ngô Minh Ích - một trong những tên tuổi nổi bật của nền văn học Đài Loan đương đại. Cuốn sách phản ánh những trăn trở và khám phá của Ngô Minh Ích về sự cô đơn, nỗi trăn trở của con người trong xã hội hiện đại và hành trình tìm kiếm ý nghĩa giữa nhịp sống đô thị.
  • Tăng thuế VAT với hàng hóa, dịch vụ văn hóa nghệ thuật: Tạo đà hay lực cản?
    Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được trình Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 8. Đáng quan tâm, Dự thảo Luật này quy định các hàng hóa, dịch vụ về văn hóa nghệ thuật như điện ảnh, sân khấu… chịu mức thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%. Câu hỏi được đặt ra: tăng thuế VAT với hàng hóa, dịch vụ về văn hóa nghệ thuật thời điểm này là tạo đà hay là lực cản?
  • Có một nâu trầm âm thầm dẫn lối...
    Chắc hẳn “Nâu trầm” là một bài thơ mà nhà thơ Dương Văn Lượng tâm đắc và vì thế nó mới được đặt tên cho tập thơ anh mới xuất bản gần đây qua Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Hai từ này xuất phát từ hai câu thơ: “Nước lạnh và lửa nung nghìn độ/ Viên gạch màu nâu trầm”.
  • Thầy giáo dạy học miễn phí hơn 30 năm hiến đất xây “Thư viện cộng đồng”
    Thầy giáo dạy học miễn phí hơn 30 năm hiến đất để Nhóm thiện nguyện ATM Gạo Huế và các nhà hảo tâm hỗ trợ, xây dựng “Thư viện cộng đồng” cho các em học sinh.
  • Gần 184.000 tỷ đồng làm đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh
    Cục Đường sắt Việt Nam vừa có tờ trình gửi Bộ GTVT đề nghị thẩm định, phê duyệt quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh dài hơn 450km.
Đừng bỏ lỡ
Đến năm 2025, 100% người dân trên địa bàn Thủ đô sử dụng Sổ sức khỏe điện tử
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO