Văn hóa - Xã hội

Đề xuất bãi bỏ giấy xin chuyển viện tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Văn Thiện 20/11/2023 20:03

Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, cử tri có ý kiến rất nhiều về việc đi khám bệnh, bệnh nhân phải đi xin giấy chuyển viện. Ông cho rằng việc này rất phiền toái, rất mất thời gian và rất mệt mỏi.

in85258b.png
GS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Huyết học truyền máu Trung ương. (ảnh: báo Giao thông)

Đề xuất bãi bỏ giấy xin chuyển viện được đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nêu ra khi thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 20/11.

Theo ông, giấy chuyển viện trở thành hàng rào cản trở bệnh nhân trong khi công nghệ thông tin phát triển, kết quả xét nghiệm, thăm dò chức năng, chẩn đoán hình ảnh liên thông đã trở nên dễ dàng hơn.

Do đó, ông đề nghị: "Khi sửa Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sắp tới, các cơ quan cần hướng đến mục tiêu người có BHYT muốn khám, chữa bệnh ở đâu cũng được, phù hợp tình trạng bệnh, chất lượng khám chữa, thời gian đi lại, điều kiện chăm sóc".

Do đó, đại biểu Trí kiến nghị sớm bãi bỏ giấy chuyển viện và đẩy mạnh tiến trình thông tuyến bệnh viện khi 93% dân số Việt Nam đã tham gia BHYT.

Đại biểu Nguyễn Công Hoàng (Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên) "rất đồng tình với ý kiến của GS Trí". Theo ông, việc chuyển tuyến vốn có hai ý nghĩa là để quản lý quỹ Bảo hiểm y tế và người bệnh không vượt cấp lên tuyến trên quá nhiều với bệnh thông thường. "Nhưng chính sách lại đẩy khó cho người dân. Họ không có trách nhiệm phải bảo vệ quỹ Bảo hiểm y tế và giải quyết chính sách", ông Hoàng nói.

Ông đề xuất giải pháp công khai danh mục kỹ thuật các bệnh viện tuyến huyện thực hiện được, để những kỹ thuật nằm ngoài khả năng điều trị thì bệnh nhân đương nhiên được lên tuyến trên mà không cần giấy chuyển viện. Trường hợp những kỹ thuật bệnh viện huyện làm được nhưng vẫn chuyển lên tuyến trên thì mới cần giấy chuyển viện.

Ngoài ra, GS Nguyễn Anh Trí cũng đề nghị bỏ danh sách thuốc được bảo hiểm y tế thanh toán bởi điều trị bằng thuốc gì, phác đồ nào là do bác sĩ căn cứ vào mức độ bệnh và trình độ, kinh nghiệm của họ cũng như cập nhật tiến bộ y học thế giới nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

"Việt Nam cần hướng đến mục tiêu là các thuốc bảo hiểm y tế phải do bác sĩ, ngành y quyết định. Bệnh nhân dùng thuốc gì, phác đồ nào đúng và hiệu quả thì bảo hiểm y tế phải thanh toán như vậy", ông Trí nói.

Ông cũng đề xuất bổ sung các bệnh lý nam khoa đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO đưa vào danh mục phân loại bệnh tật quốc tế để bảo hiểm y tế thanh toán thuốc.

Cũng nêu ý kiến về lĩnh vực y tế, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) nhắc đến thực tế trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, số ca mắc tăng cao, việc mua sắm theo quy định gặp nhiều khó khăn do cách ly xã hội. Vì vậy có thực trạng đơn vị y tế "mượn" vật tư, hóa chất sát khuẩn của các nhà cung cấp, doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên đến nay chưa thanh toán do vướng thủ tục.

Cử tri kiến nghị cơ quan chức năng có hướng dẫn thanh toán nợ cho các đơn vị trong việc thực hiện mua, mượn nợ trang thiết bị vật tư y tế, hóa chất sinh phẩm.

Dẫn chứng tại Bình Thuận, ông Thông cho biết số tiền nợ đã hơn 91 tỷ đồng. Mặc dù Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 99 về giám sát chuyên đề này để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhưng đến nay, Chính phủ và Bộ Y tế vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn thi hành.

Cho biết cơ sở y tế địa phương đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong trả nợ, ông Thông nêu thực tế "chủ nợ mòn mỏi chờ, còn con nợ mòn mỏi mong hướng dẫn". Ông đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế sớm có hướng giải quyết vấn đề này.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn tỉnh Bình Định), Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng xác nhận thực trạng này và cho biết, đây là vấn đề nổi cộm không chỉ của tỉnh Bình Thuận mà còn là vấn đề của đại đa số các tỉnh, thành phố mà đại dịch bùng phát. Theo đại biểu Hiếu, vấn đề nợ không chỉ ở vật tư, thuốc men mà còn cả suất ăn, đồ giặt, oxy, khí nén...

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Sáng tỏ diện mạo văn học nghệ thuật Thủ đô sau ngày đất nước thống nhất
    Sáng ngày 16/4/2025, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội đã tổ chức hội thảo với chủ đề "Văn học, nghệ thuật Thủ đô 50 năm sau ngày đất nước thống nhất" nhằm đánh giá những thành tựu, hạn chế; đồng thời đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thiết thực để xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật Thủ đô trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hội thảo quy tụ đông đảo các các nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ của 9 hội chuyên ngành với nhiều tham luận và ý kiến quý báu.
  • Bằng chất lượng ổn định Xi măng Long Sơn vươn tầm quốc tế
    Từ nguồn nguyên liệu tốt nhất Việt Nam để sản xuất xi măng kết hợp với 4 dây chuyền đồng bộ, hiện đại có tổng công suất hơn 10,5 triệu tấn/năm. Công ty Xi măng Long Sơn luôn cung cấp các dòng sản phẩm chất lượng cao và ổn định đáp ứng yêu cầu và làm hài lòng khách hàng trong nước cũng như quốc tế.
  • Bà Mai Kiều Liên lần đầu chia sẻ về chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của Vinamilk
    Hai năm kể từ khi Vinamilk chính thức tái định vị thương hiệu vào năm 2023, CEO Mai Kiều Liên lần đầu tiên chia sẻ về những chiến lược đằng sau quyết định đổi mới toàn diện của thương hiệu tỷ đô. Nữ lãnh đạo nhấn mạnh, nguyên tắc không thỏa hiệp về chất lượng sản phẩm là yếu tố được duy trì để giữ “chất Vinamilk”.
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất bãi bỏ giấy xin chuyển viện tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO