Hà Nội

Để Quy tắc ứng xử thực sự trở thành điểm sáng ở mỗi địa phương

Huyền Anh 10/12/2023 22:40

Công tác triển khai thực hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố, trong đó có Quy tắc ứng xử nơi công cộng cần phải làm thường xuyên, liên tục để Quy tắc ứng xử không chỉ dừng lại ở văn bản mà thực sự trở thành nếp nghĩ; điều chỉnh hành vi, thái độ; góp phần xây dựng và bồi đắp thêm nét đẹp văn hoá trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày của người Tràng An – Hà Nội

Thời gian qua, bằng cách này hay cách khác các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã có nhiều nỗ lực trong công tác triển khai thực hiện bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố.

Đồng chí Ngô Minh Hồng, Trưởng phòng Văn hoá – Thông tin quận Thanh Xuân, bám sát chỉ đạo của Thành phố và hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, UBND quận Thanh Xuân đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hệ thống chính trị từ quận tới cơ sở; chỉ đạo phòng Văn hóa và Thông tin quận, UBND các phường tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đặc biệt, công tác tuyên truyền 02 bộ Quy tắc ứng xử được thực hiện sâu rộng tới các tổ chức đoàn thể, cấp ủy chi bộ và hệ thống chính trị cơ sở để cùng nắm và kiểm tra, thực hiện. Tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức được nhân dân ghi nhận đánh giá cao. Chỉ số hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính quận Thanh Xuân được nâng cao.

Cùng với đó, việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng, triển khai tích cực từ mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn quận. Ý thức thực hiện văn minh đô thị tại các địa điểm công cộng được cải thiện rõ rệt. Quy tắc ứng xử đã thực sự trở thành nếp sống văn hóa của cán bộ, công chức và nhân dân quận Thanh Xuân.

Điểm sáng trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại quận Thanh Xuân chính là quận đã tiếp tục duy trì, nhân rộng Mô hình Tổ dân phố văn hoá “5 không”: Không rác; Không có vi phạm pháp luật; Không để xảy ra trường hợp cháy nổ; Không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; Không vi phạm trật tự xây dựng.

2(2).jpg
Thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng được gắn với phong trào xây dựng đường làng ngõ phố sáng, xanh, sạch, đẹp

Trong khi đó, theo đồng chí Nguyễn Viết Thanh, Phó trưởng phòng Văn hoá –Thông tin huyện Hoài Đức, việc triển khai thực hiện Quy tắc ứng xử của Thành phố tại huyện Hoài Đức đã được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, sự phối hợp tích cực của Ủy ban MTTQ, các đoàn thể từ huyện đến xã; phát huy quyền làm chủ và mở rộng dân chủ trực tiếp của nhân dân ở cơ sở. Thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng góp phần quan trọng trong thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng người Hoài Đức, Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Ghi nhận thực tế kết quả thực hiện tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thủ đô cho biết, ở mỗi nơi đều xuất hiện những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong quản lý di tích và lễ hội.

Tại huyện Hoài Đức 100% di tích được niêm yết Quy tắc ứng xử nơi công cộng ở vị trí dễ quan sát để nhân dân và khách thập phương đến thực hành tín ngưỡng thực hiện. Tại đây không còn hiện tượng ăn mặc phản cảm, hở hang khi đến tham quan, hành lễ; thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự.

Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận đánh giá cao giá trị cũng như vai trò và tầm quan trọng của việc ban hành 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố, trong đó có bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng. Theo đồng chí Nguyễn Trung Thuận, 02 bộ Quy tắc ứng xử là điểm nhấn, là thành công của Hà Nội trong việc xây dựng và tiếp nối nét đẹp trong văn hoá của người Hà Nội – Tràng An mà không phải bất cứ tỉnh thành nào trên cả nước có thể làm được.

Đối với kết quả thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn quận Ba Đình, đáng lưu ý là cách làm sáng tạo trong thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng gắn với thực hiện nếp sống văn minh trong quản lý di tích và lễ hội.

Trên địa bàn quận Ba Đình hiện có 74 di tích (01 di sản thế giới, 03 di tích đặc biệt, 19 đình, 12 chùa, 18 đền, 21 di tích Cách mạng kháng chiến), trong 6 tháng đầu năm 2023 quận đã chỉ đạo các phường tổ chức và quản lý 36 Lễ hội, trong đó có 06 lễ hội được tổ chức với quy mô cấp quận. Các lễ hội tổ chức hầu hết đảm bảo an toàn, đúng quy định, nhân dân thập phương đến chiêm bái tại các di tích và tham gia các lễ hội đã thực hiện tốt Quy tắc ứng xử nơi công cộng thể hiện ở việc không gây mất an ninh trật tự, ăn mặc phù hợp, không vứt rác bừa bãi... Hiện tượng ăn mặc hở hang gây phản cảm không còn nhiều, không còn tình trạng tổ chức các hoạt động mê tín dị đoan tại các di tích.

1(1).jpg
Thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng góp phần thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội

Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hoá và gia đình, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Bùi Minh Hoàng cho việc, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện 02 bộ Quy tắc ứng xử của Thành phố nhằm phát hiện và tuyên truyền những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong triển khai từ thực tiễn của cơ sở.

Để Quy tắc ứng xử nói chung và Quy tắc nơi công cộng nói riêng thực sự đi sâu vào đời sống của cộng đồng và đem lại tối đa hiệu quả thiết thực cần tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến các cấp chính quyền địa phương, ban, ngành đoàn thể cùng mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Hà Nội mong các nhà khoa học tiếp tục đồng hành để triển khai Luật Thủ đô khả thi, hiệu quả
    Phát biểu kết luận Hội thảo khoa học “Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Văn Phong – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, cho biết, Thành phố rất mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học vào việc xây dựng các văn bản pháp luật để cụ thể hóa, triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
  • [Video] Thị xã Sơn Tây nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, tự hào miền đất xứ Đoài của Thủ đô
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây và 555 danh xưng Sơn Tây diễn ra tối 10/11, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thị xã Sơn Tây đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước trao tặng. Cùng đó, chương trình nghệ thuật “Sơn Tây – Ngời sáng miền đất cổ” tại Lễ kỷ niệm đã khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất, con người Sơn Tây trong quá trình xây dựng, phát triển và những đóng góp to lớn trong lịch sử đất nước và Thủ đô Hà Nội.
  • Tây Hồ: 06 chương trình công tác toàn khóa có ý nghĩa quan trọng, đột phá
    Sáng 8/11, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận khóa VI tổ chức Hội nghị chuyên đề dưới sự chủ trì của các đồng chí Lê Thị Thu Hằng - Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy; đồng chí Nguyễn Lê Hoàng - Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ; đồng chí Nguyễn Đình Khuyến - Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận.
  • Quận Hai Bà Trưng: Tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp, tuyến phố văn minh đô thị
    Được sự quan tâm của Quận ủy, UBND quận và sự vào cuộc tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội từ quận tới cơ sở; thông qua triển khai thực hiện cuộc thi, mỹ quan đô thị, cảnh quan môi trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng bước đầu đi vào nề nếp, ổn định và trật tự. Người dân tự giác hơn trong việc bảo vệ môi trường, duy trì việc phân loại rác, đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và thực hiện trật tự đô thị.
  • Hà Nội tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới
    Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
  • Hà Nội tập huấn nghiệp vụ tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 cho những người làm báo của Thành phố
    Ngày 25/10, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ về công tác tuyên truyền Luật Thủ đô 2024. Lớp tập huấn diễn ra tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 300 cán bộ, phóng viên, biên tập thuộc khối báo chí - xuất bản Thành phố Hà Nội.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Để Quy tắc ứng xử thực sự trở thành điểm sáng ở mỗi địa phương
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO